Dịch lời Việt cho một bản nhạc nước ngoài là một công việc cực kì khó khăn. Thậm chí còn …khó hơn cả dịch thơ.
Trong quyển “Một thời nhạc trẻ”, nhạc sĩ Trường Kỳ cho rằng “dịch một nhạc phẩm từ lời ngoại quốc sang lời Việt cũng có dăm ba cách, cách nào cũng hay hết nếu bài dịch hội đủ điều kiện để trở thành nổi tiếng.
Bài “Lạc Mất Mùa Xuân” thuộc loại đầu tiên, nghĩa là không dịch gì hết, mà đặt luôn lời mới toanh. Trong khi bài tiếng Pháp tả về một dũng sĩ dám cược rằng có thể làm đủ chuyện dời non lấp bể, chỉ có cái “kẹt” là đứng trước cái đẹp mỹ miều của phái yếu thì trở thành con hổ giấy (le geant de papier), bài dịch của nhạc sĩ Lữ Liên đã thành công trong việc mặc một chiếc áo mới, thay vì tâm bị “lạc mất vì em” thì bị “lạc mất mùa xuân.”