Sáng 10/10, hai tàu hải quân Hoàng gia Australia Hmas Huon và Hmas Yarra đã cập cảng Sài Gòn. Chuyến viếng thăm của đôi tàu nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hải quân Việt Nam và Australia.
![]() |
Tàu hải quân Hoàng gia Australia Hmas Huon và Hmas Yarra cập cảng Sài Gòn sáng 10/10. Ảnh: Tá Lâm. |
Hmas Huon và Hmas Yarra là hai tàu quét mìn, có 50 sĩ quan, thủy thủ sống và làm việc trên tàu. Hmas Huon do thiếu tá hải quân hoàng gia John Relyea chỉ huy, và tàu Hmas Yarra do thiếu tá hải quân hoàng gia Bradley Vizard chỉ huy.
Trong những ngày viếng thăm TP HCM, thủy thủ đoàn của hai tàu sẽ gặp gỡ các sĩ quan cao cấp và thủy thủ của hải quân Việt Nam, trao đổi về kỹ năng rà phá thủy lôi.
Thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia các hoạt động giao hữu thể thao với học viên trường Kỹ thuật Hải quân và chơi bóng bầu dục với đội Việt Nam Swans của ĐH Kỹ nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT), phân hiệu TP HCM.
Trong thời gian lưu lại Sài Gòn, thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia hoạt động từ thiện và tham quan một số di tích.
Đại tá không quân Matthew Dudley, Tùy viên quốc phòng Australia tại Việt Nam cho biết, đây là cơ hội rất tốt để xây dựng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Australia. Từ năm 1999 đến nay, quân đội Australia đã đào tạo hơn 1.000 sĩ quan quân đội cho Việt Nam.
Cũng theo ông Matthew Dudley, hai nước đã cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề MIA và chương trình nghiên cứu sốt rét, sốt xuất huyết.
Hmas Huon và Hmas Yarra với thiết kế thân tàu đặc biệt, có khả năng chịu lực va đập, ít tạo ảnh hưởng từ tính và âm thanh. Điều này cho phép tàu hoạt động trong khu vực có thủy lôi của địch. Để đối phó với mìn lôi, tàu được trang bị sô-na phù hợp cho nhiều độ sâu, có khả năng phát hiện xa hơn 1.000 m. Khi phát hiện thủy lôi hoặc mìn dưới đáy, tàu sẽ dừng lại ở khoảng cách an toàn khoảng 200 m.
Thợ lặn hoặc thiết bị lặn rà phá sẽ được sử dụng để xác định và vô hiệu hóa mìn. Thiết bị này có trang bị đèn tìm kiếm, camera, sô-na, được điều khiển từ trên tàu. Mỗi tàu còn được trang bị pháo 30 mm và có thể chạy với vận tốc 14 hải lý một giờ.
Hà Thanh
Sau mấy vụ biển đảo gần đây thì các thông tin đại chúng và tin tức về hải quân khá được chú ý nhỉ? 🙂
Nói chung mình nhiều bạn trên thế giới vẫn tốt hơn.
ThíchThích
có thể đây sẽ là một bước tiến tốt trước tình hình căng thẳng biển Động hiện nay
bác thietkenoithat nói đúng, nhiều bạn vẫn hơn 🙂
ThíchThích
Bên trường mình từ trước đến giờ vẫn luôn coi trọng đào tạo kĩ sư cho Hải Quân,năm thứ nhất,năm thứ 2,năm thứ 3 do đặc thù chuyên ngành là khối kĩ thuật điều khiển nên mình học cùng với dân tên lửa,tên lửa bên mình có nhiều loại,tên lửa phòng không,tên lửa hải quân… thủy lôi,ngư lôi.
Mình vẫn nhớ năm thứ 2 mình học,thày giáo mình:Phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Tăng Cường,thày là người được cả giới khoa học kĩ thuật Nga biết danh tiếng với những thành tích học tập từ thời thày là sinh viên bên đó,luôn đạt điểm tuyệt đối ,bằng đỏ.Thày luôn là người đại diện cho bộ quốc phòng nhập thiết bị quân sự .Hồi đó chưa có vụ biển Đông như gần đây.Thày có kể với bọn mình: bộ Quốc Phòng ta hiện giờ đang đầu tư rất nhiều cho ngành hải quân nên các em tích cực nỗ lực học tập,ko được có tư tưởng ngành nghề…Thày vừa sang Nga nhập tàu ngầm….Thày dạy bọn mình”Các em phải luôn nhớ một điều.Các em đang học ở ngôi trường đứng vị trí số 1 về kĩ thuật quân sự Việt Nam,vì thế các em phải khẳng đinh vị trí của mình,hãy học và cống hiến bằng sự đam mê khẳng định số 1.Phải luôn tự cho mình quyền là số 1 để cố gắng tìm mọi cách giải quyết vấn đề triệt để, hãy tự nhủ với bản thân rằng nếu mình ko tìm ra thì sẽ ko có ai tìm ra vì mình là số 1,có như thế thì các em mới đam mê,mới đào sâu và mới có sự phát triển,mới có bước tiến nhảy vọt…
ThíchThích
Sorry là năm thứ 3,,hihi vì kiến thức học là năm thứ 2 nên mình cứ nhớ là năm 2,do mất năm đầu mình được đào tạo ngoài kiến thức kĩ thuật.(đào tạo làm người khoác màu xanh áo lính)
ThíchThích
Chúc bạn HelenBiomedical se som thuc hien duoc nhung gi ban mong muon va hay co gang hoc tap, vi tuong lai cua To quoc cung nhu cua chinh ban!^,<
ThíchThích