Chào các bạn,
Mình muốn nói về kinh nghiệm nước Mỹ một chút.
Conservative và liberal là hai khuynh hướng chính trị, conservative thường được dịch là bảo thủ và liberal là cấp tiến. Thực ra từ conservative bắt đầu từ “conserve” có nghĩa là bảo tồn, như là các khu bảo tồn di tich lịch sử thì gọi là historical conservation hay to conserve energy có nghĩa là tiết kiệm năng lượng, nói chung là gìn giữ, không để mất. Đó là những ý tốt. Dịch ra tiếng Việt bảo thủ thì thành xấu vì trong tiếng Việt bảo thủ thường bị chê.
Liberal đến từ liberty là tự do, nhưng tự do không nói hết ý, nên ngưòi ta hay dịch thành cấp tiến, tức là tiến tới với những điều mới (nhưng có một từ khác, chính xác hơn, cho cấp tiến là progressive).
Đây là hai khuynh hướng có sẵn trong mỗi người chúng ta cũng như trong xã hội. Đôi khi chúng ta cấp tiến chuyện này (như là máy móc kỹ thuật), và bảo thủ chuyện kia (như là văn chương nghệ thuật). Tuy nhiên trong cách phân loại đơn giản thì người ta thường phân loại là người conservative và người liberal, trào lưu bảo thủ và trào lưu cấp tiến, đảng conservative và đảng liberal. Tóm lại, đây là hai cách phân loại chung chung và đều có ý nghĩa trung tính như nhau, tức là chẳng tốt hoặc xấu. Tốt xấu tùy theo chuyện.
Trên thực tế mỗi người chúng ta nên có cả hai. Những gì tốt gì giữ gìn và những gì mới và hay thì nên khai phá. Đó cách sống rất thông thái.
Tuy nhiên, khi người ta biến thành cực đoan thì người thích mới thường muốn đập đổ mọi thứ cũ, kiểu như muốn có nhà mới đẹp nên đập phá căn nhà đã hơn 200 tuổi của gia tộc mình để lại. Và tính cực đoan này là câu chuyện của nước Mỹ ngày nay.
Một cách tự nhiên chúng ta cũng thấy ở khắp mọi nơi là người lớn tuổi thì thường có khuỵnh hướng conservative – thích bảo tồn cái cũ – và người trẻ tuổi thì thường có khuynh hướng liberal – thích khai phá cái mới. Và vì thế các khuynh hướng conversative ở Mỹ (cũng như mọi nơi) thường hấp dẫn người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ tuổi, và khuynh hướng liberal thường hấp dẫn người trẻ tuổi hơn người lớn tuổi. Nói chung chung là như vậy, dù rằng khuynh hướng nào cũng có đủ mọi loại người trong đó.
Truyền thống 300 năm của nước Mỹ không có sự chia đôi cực đoan như ngày nay ta thấy dù là có hai đảng Cộng Hòa (Republican Party khuynh hướng conservative) và Dân Chủ (Democratic Party, khuynh hướng liberal). Cả hai thường chỉ là hai hệ thống tranh cử cho hai đảng tranh nhau, vì cạnh tranh thì tốt cho chính trị, cũng như kinh tế – cạnh tranh tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và giá thấp.
Tuy nhiên trong khoảng 30 năm nay hai đảng cũng như hai khuynh hướng conservative và liberal của Mỹ càng ngày càng cách nhau dữ dội, đến nỗi nước Mỹ trở thành hỗn loạn như ngày nay. Vài điểm chính tạo ra xa cách giữ hai đảng cũng như hai khối người của nước Mỹ:
– Tôn giáo: Thánh kinh và ngừa thai, phá thai. Conservative thì lấy Thánh kinh làm chính (nước Mỹ là quốc gia Tin Lành) và chống phá thai. Liberal thì muốn gạt Thánh kinh ra ngoài (và chỉ giữ lại những điều họ thích trong Thánh kinh) và ủng hộ phá thai.
– Đồng tính: Những vấn đề liên quan đến đồng tính (hôn nhân đồng tính, chuyển đổi giới tính…) không được conservative ủng hộ, nhưng liberal thì ủng hộ.
– Da đen: Người da đen (gọi là African American) thường hỗ trợ Dân Chủ, và thường không thích Cộng Hòa, chẳng phải người Cộng Hòa chống da đen, nhưng Cộng Hòa không chạy theo được những trào lưu hiện tại. Ngày nay những phong trào hỗ trợ người da đen có tư duy chính như critical race theory cho rằng nền văn hóa Mỹ hiện tại là da trắng và áp bức và cần được xóa bỏ. Cách học và dạy trong các trường, các sách giáo khoa và trong thư viện, cần vất đi hoặc chỉnh sửa để cho sách và cách học da đen vào. Cách học, dạy và thi cử cũng phải dễ lại cho người da đen không gặp trở ngại. Tượng và hình ảnh các tổng thống Mỹ ngày trước phải vất đi vì ông nào thời đó cũng có nô lệ trong nhà. Đây là văn hóa xóa sổ.
Thầy cô phải nói chuyện đúng cách, nói gì mà được diễn giải là ủng hộ da trắng, phân biệt da đen, hay các loại người đồng tính, thì bị trừng phạt tức thì. Các cửa tiệm cũng có thể bị trừng phạt vì làm gì đó được xem là kỳ thị.
(Trên đây là mình chỉ phác họa chung chung vài điểm. Mỗi điểm có nhiều chi tiết phức tạp, làm cho câu nói chung chung khó mà được chính xác 100%).
Và ba trào lưu, ba điểm chính, bên trên hiện đang tụ lại trong một trào lưu văn hóa cực kì cực đoan và điên rồ, hỗ trợ bởi bạo động, biểu tình, đập phá, bên cạnh bạo động bằng ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông.
Những người làm giáo dục hoảng sợ – vì thầy cô chẳng biết bạo động. Không dám chống lại. Hơn nữa luật pháp và công an cũng được dùng để hỗ trợ liberal, từ chính phủ. Bố mẹ cãi nhau với trường về cách dạy con cái trong trường, cũng bị đuổi ra và dọa nhốt.
Các trường, kể cả các đại học hàng đầu kinh sợ và chuyển đổi cách sinh hoạt. Nhiều thầy bị sa thải hay từ chức vì những chống đổi mới.
Và có trào lưu khác chống lại dữ dội. Đó là những người bình dân hỗ trợ tổng thống Trump.
Nói chung là một hỗn loạn cực kì lớn, còn đang xảy ra dài dài.
Điểm chính cần thấy là những phong trào liberal này có sức mạnh nhờ giới trẻ – năng động, nhiều sức lực, nóng máu, và giỏi dùng các phương tiện hitech để liên lạc và tổ chức. Chính vì vậy mà những phong trào này phát triển cực nhanh, như những loạt sóng thần, mọi người trở tay không kịp, và hoảng sợ, cúi đầu chịu thua.
Điềm yếu của nó, chúng ta cũng có thể thấy dễ dàng, là cực đoan, xóa bỏ, đập phá, nhưng chẳng biết mình và đất nước sẽ đến đâu. Thích tiến tới, nhưng chẳng biết mình đi đâu, đó là vấn đề của tuổi trẻ khắp thế giới, chẳng chừa ai.
Muốn biết đường đi thì cần một chút kinh nghiệm đi đường. Tuổi trẻ có đủ thứ ngoại trừ kinh nghiệm. Chính vì vậy mà tuổi trẻ thông minh thì chịu khó nghe người lớn hơn, đã nhiều kinh nghiệm. Mình nói “nghe” tức là nghe cẩn thận để suy nghĩ. Mình không nói “nghe” kiểu “vâng lời”. Các bạn nên có tư duy độc lập, tức là làm quyết định cho tư duy của mình. Nhưng trước khi quyết định hãy lắng nghe nhiều tiếng nói, đặc biệt là tiếng nói của những người lớn hơn, có nhiều kinh nghiệm.
Dù cho ai nói gì, thì tuổi trẻ thường là thiếu kinh nghiệm. Và trí tuệ phần lớn đến từ kinh nghiệm.
Nếu bạn còn trẻ, bạn có thể không tin những lời này, và bạn cảm thấy cái gì bạn cũng biết. Nhưng 30 năm sau bạn sẽ phát hiện là có quá nhiều điều bạn đã học được, và hồi trẻ bạn đúng là ngớ ngẩn. Mọi người đều nói như thế, nhưng mọi người trẻ đều không biết thế, cho đến khi họ thành người lớn vài mươi năm sau. Rồi họ lặp lại kiểu nói đó cho thế hệ trẻ, và thế hệ trẻ phe lờ họ… Đó là câu chuyện muôn thuở của loài người.
Mình muốn các bạn chậm lại một chút, và khôn ngoan, lấy kiến thức và kinh nghiệm của người đã đi qua làm kinh nghiệm và kiến thức của mình, để mình đi mà biết mình đi đâu.
Chúc các bạn thông thái và thành công trên đời.
Mến,
Hoành
© copyright 2021
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
Lâu rồi em mới thấy bài viết thật dài của anh Hoành. Kiến thức của anh thật sâu rộng.
Chúng em cảm ơn anh.
ThíchThích
Anh ơi, mình có thể làm gì cho bớt hỗn loạn hay chỉ cần cầu nguyện mỗi ngày ạ?
ThíchThích
Hi Ngọc Anh,
Hỗn lọan nước Mỹ chỉ có dân Mỹ lo được. Mình chỉ có thể cầu nguyện cho nước Mỹ. Xem ra dân Mỹ bắt đầu phản kháng. Hơm thứ ba (Nov. 3) Glen Youngkin, đảng Cộng Hòa, mới thắng cử Thống Đốc. Đó là dấu hiêu người dân bắt đầu chống critical race và văn hóa xóa sổ bằng lá phiếu.
Điều quan trọng cho VN là trí thức VN coi chừng ồ ạt chay theo các tráo lưu văn hóa Âu Mỹ mà không suy nghĩ. Kinh nghiệm của anh là điều gì mình cũng đi sau thiên hạ một chút để xem thế nào đã, thì an toàn hơn. Nếu mình đi đầu, thỉ đó nên là con đường do chính mình khai mở, không phải là đường chạy theo thiên hạ.
A. Hoành
ThíchĐã thích bởi 1 người
Chào Anh Hoành,
Em là Hà trung Liêm của Nhóm Lymha. Mekong-cuulong blog.
Lâu quá không có liên lạc với Anh,
Kính chúc Anh, Thu Hương..và các Bạn luôn nhiều sức khỏe và an lành.
Em xin phép anh được xử dụng bài viết trên đây cho Báo Quốc Dân của em.
https://www.baoquocdan.org/
Thân kính,
Hà Trung Liêm
ThíchThích
Rất vui gặp Liêm ở đây. Liêm cứ sử dụng tự nhiên. Cho mình gởi lời thăm Như Thương.
Giữ liên lạc thường xuyên nha.
Mến,
A. Hoành
ThíchThích
Lâu quá mới gặp anh Liêm. Em rất vui khi gặp anh ở đây.
Chúc anh Liêm, chị Thương, và các anh chị trong Nhóm mạnh khỏe và bình an.
Em Hương
ThíchThích
Cám ơn Anh và Thu Hương. Kính chúc nhiều sức khỏe.
Sẽ giữ liên lạc thường xuyên hơn.
https://www.baoquocdan.org/2021/11/ls-tran-inh-hoanh-conservative-liberal.html
ThíchThích
Anh Liêm ơi,
Bài này có 2 chỗ lỗi typo. Anh có thể copy bài này. Hoặc chỉnh 2 lỗi sau đây trong bài: bản tồn (thay vì bảo tồn), và lliberal (thay vì liberal).
Em Hương
ThíchThích
OK. sẽ chỉnh lại liền.
ThíchThích
Hi anh và cả nhà,
Kinh nghiệm của nước Mỹ đã lan rộng sang châu Âu, ví dụ như “Cuộc thập tự chinh đạo đức mới của châu Âu: Một chiến dịch chống lại các giá trị cấp tiến” (bài điều tra mới của đài Al Jazeera).
Đó là chiến dịch của những người muốn bảo vệ truyền thống cũ, không muốn những tư duy mới làm sụp đổ truyền thống.
Tư duy mới là: muốn gạt Thánh kinh ra ngoài (và chỉ giữ lại những điều họ thích trong Thánh kinh), ủng hộ phá thai và ủng hộ những vấn đề liên quan tới giới tính (hôn nhân đồng tính, chuyển đổi giới tính, không xác định giới tính của trẻ em khi mới sinh ra, để chúng nó lớn lên và tự xác định giới tính chúng nó…).
Tư duy bảo tồn truyền thống là: lấy Thánh kinh làm chính (nước Mỹ là quốc gia Tin Lành), chống phá thai và không ủng hộ những vấn đề liên quan tới giới tính.
Lúc ban đầu, những tư duy mới “có sức mạnh nhờ giới trẻ – năng động, nhiều sức lực, nóng máu, và giỏi dùng các phương tiện hitech để liên lạc và tổ chức. Chính vì vậy mà những phong trào này phát triển cực nhanh, như những loạt sóng thần, mọi người trở tay không kịp, và hoảng sợ, cúi đầu chịu thua.”
(VN đã có kinh nghiệm đó. Những tư duy mới về phá thai và các vấn đề giới tính này đã phát triển rất nhanh trong lòng xã hội truyền thống VN.)
Và giờ, chúng ta đang thấy tư duy bảo tồn truyền thống đang trên đà tiến lên, ở nước Mỹ, châu Âu và những nơi khác trên thế giới.
Tuy nhiên, đó chưa phải là kết thúc. Cuộc chiến này còn dài.
Và đó là chiến tranh, không phải là hòa bình.
Nếu ta là sứ giả hòa bình, ta sẽ làm gì đây để sắp xếp lại trật tự thế giới?
Nếu nói đến thế giới là to tát quá, thì thu nhỏ câu hỏi lại. Nếu ta là sứ giả hòa bình, ta sẽ làm gì đây để sắp xếp lại trật tự trong lòng ta? Ta có thể sống chung hòa bình với tư duy khác ta không? Ta có thể chịu khó làm việc với người có tư duy khác ta, để cùng nhau tìm ra những cách sống chung hòa bình, thay vì cứ tìm cách đập đầu nhau như hiện nay?
Nhìn vấn đề của thế giới là để hiểu hơn chính trái tim mình.
Chúng ta cần thực hành nghệ thuật yêu người nghiêm chỉnh hơn. Từ đó mới có thể dạy lại cho người khác nghệ thuật yêu người. Và đó là giải pháp cho hòa bình thế giới.
Mong rằng điều này được làm trọn.
Em Hương
ThíchThích
Very good and important point, Thu Hương.
Cám ơn em.
A. Hoành
ThíchThích