Đi cắt lúa – Dân ca Hre

Chào các bạn,

Hôm qua đọc bài “Bảo tàng” văn hóa của cô gái 9X, nói về em gái Hrê (Quảng Ngãi) khởi nghiệp bằng cách mở cửa hàng bán sản phẩm truyền thống của dân tộc Hrê, đặc biệt là các sản phẩm dệt thổ cẩm Làng Teng do phụ nữ gia đình em dệt, mình thấy cảm mến em.

(Nghề dệt thổ cẩm ở Làng Teng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.) Đọc tiếp Đi cắt lúa – Dân ca Hre

Home sweet home

Chào các bạn,

“Nhà ngọt ngào nhà” là câu người Mỹ hay nói về nhà của họ. “House” là cái nhà vật lý, “home” là nhà có nghĩa gia đình. Chúng ta không nói “I am going back to the house,” mà nói “I am going home.”

“Home sweet home” là nói đến nhà của mình rất ngọt ngào. Đi chơi hay đi làm đâu xa thì ta cũng đều ước mong được trở về nhà, nằm ngủ trên chiếc giường thân quen của mình, ăn uống những món quen thuộc của mình, bên cạnh vợ chồng, ba mẹ, con cái, anh chị em thân thương của mình. Đọc tiếp Home sweet home

Thiền của Joshu

Chào các bạn,

Đây là đoạn mở đầu của bài Thiền của Joshu, 101 Truyện Thiền bình giải.

“Joshu bắt đầu học Thiền lúc 60 tuổi và tiếp tục cho đến 80, lúc ngài đạt Thiền.

Joshu dạy Thiền từ năm 80 cho đến 120 tuổi.”

Thời điểm Joshu học Thiền, đạt Thiền và dạy Thiền thật ấn tượng: Joshu bắt đầu học Thiền lúc 60 tuổi, đạt Thiền lúc 80 và dạy Thiền từ 80 đến 120 tuổi. Đọc tiếp Thiền của Joshu

Học được từ bố mẹ

Chào các bạn,

Mình gặp em Kami trong gian hàng bán balô valy và túi xách ở chợ thành phố Buôn Ma Thuột, em Kami rất ngạc nhiên và vui khi gặp mình, bởi từ ngày em Kami học xong Cao đẳng Sư Phạm Tiểu học và ra trường cho đến nay mình với em Kami mới gặp lại. Mình hỏi:

– “Em Kami ra trường gần hai năm đã xin được việc làm chưa?”

Những năm sống ở buôn làng mình biết các em học xong ra trường, không xin được việc làm trong xã trong huyện là chuyện bình thường, đã khiến nhiều em học xong cấp III thi đậu tốt nghiệp THPT không muốn đi học tiếp, vì thấy các anh chị những lớp trên học xong gần như không xin được việc làm. Bởi vậy lần này gặp em Kami biết em Kami ra trường được hai năm, nhưng mình vẫn hỏi thăm về chuyện xin việc làm và mình rất vui khi nghe em Kami nói: Đọc tiếp Học được từ bố mẹ

Các nước đang phát triển đang làm gì để  đảm bảo an toàn trực tuyến cho trẻ em?

English: What are developing countries doing to help keep kids safe online?

Mặc dù máy tính và các công cụ công nghệ thông tin mang lại nhiều tiềm năng để tác động đến việc học tập, giảng dạy và cung cấp dịch vụ giáo dục theo những cách có lợi, việc sử dụng các công nghệ như vậy cũng mang đến nhiều rủi ro – đặc biệt là cho trẻ em. Mặc dù hầu hết người dùng đều quen thuộc với các tiêu đề thu hút sự chú ý liên quan đến nội dung khiêu dâm, quấy rối tình dục, tải xuống bất hợp pháp và ‘không phù hợp’ hoặc phát ngôn chính trị, đây chỉ là một vài trong số các vấn đề liên quan đến việc giữ an toàn cho trẻ em trực tuyến. Ví dụ, ở một số nơi, đe doạ trực tuyến dường như là mối đe dọa hàng ngày phổ biến hơn đối với nhiều sinh viên, và người dùng cũng ngày càng hiểu được ‘mối đe dọa’ tiềm ẩn đối với trẻ em liên quan đến những thứ như quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu.

Đọc tiếp trên CVD >>

Asphalt road using recycled plastics laid

vneconomictimes – 18:39, 01/10/2019 – by Nghi Do

Asphalt road using recycled plastics laid
Photo: Dow

 Stretch of road laid at DEEP C Industrial Zone in Hai Phong.

Ambassador of Belgium to Vietnam, H.E. Paul Jansen, attended the inauguration of the first asphalt road using recycled plastics on October 1 in the northern city of Hai Phong, together with representatives from the Hai Phong People’s Committee and related departments.

Dow and DEEP C Industrial Zones completed the 200-meter section of road enhanced with recycled plastics at the DEEP C Industrial Zone in the city. The project is a collaborative effort between Dow and DEEP C to provide innovative solutions to address plastics waste and advance a circular economy in Vietnam.

Continue reading on CVD >>

Mâu thuẫn trong nhận thức và thực hành liêm chính của Thanh niên Việt Nam

towardstransparency – Hà Nội, ngày 10/09/2019

Cứ ba thanh niên Việt Nam thì có một người không ngần ngại thực hiện hành vi tham nhũng vì lợi ích của bản thân hoặc gia đình, mặc dù họ vẫn mong muốn được sống trong một xã hội liêm chính và hiểu rằng tham nhũng có hại cho thế hệ mình, cho nền kinh tế, cũng như cho sự phát triển của Việt Nam. Điểm đặc biệt nữa là tuy không ngại thực hiện hành vi tham nhũng, cứ bốn trong số năm thanh niên nhận thức được trách nhiệm của mình và nói rằng họ sẵn sàng hành động để chống tham nhũng. Điều này phản ánh sự mâu thuẫn trong nhận thức và hành động của thanh niên Việt Nam về việc thực hành liêm chính. 

Đọc tiếp trên CVD >>

Thấy gì từ chính sách hỗ trợ phát triển các dân tộc rất ít người?

tiasang – 16/12/2018 07:30 – Nguyễn Văn Chính

Từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã phê duyệt một loạt quyết sách quan trọng với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển ở 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 ngàn người, tập trung vào hai lĩnh vực chính là hỗ trợ giáo dục (QĐ số 2123/QĐ-TTg, 2010 và Nghị định số 57/NĐ-CP/2017) và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội (QĐ số 1627/QĐ-TTg, 2011 và QĐ số 2086/QĐ-TTg, 2016). Mặc dù đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Chính phủ trong thực hiện chính sách dân tộc nhưng cho đến nay, chưa có báo cáo nào đánh giá toàn diện tác động của các dự án này đối với phát triển bền vững ở các nhóm dân tộc nói trên. Bài viết này nêu ra một vài nhận xét đặng góp phần cải thiện chính sách phát triển ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.


Người Xạ Phang, có khoảng 20 ngàn người, chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Chưa có bất kỳ mô tả dân tộc học nào nói đến nhóm dân tộc này nhưng trong đợt xác định thành phần tộc người từ 1973 xếp họ là một nhóm của người Hoa. Ảnh: NVC.

Đọc tiếp trên CVD >>