Mùa thu – Bốn mùa (Vivaldi)

Chào các bạn,

Dưới đây là bản Mùa thu nằm trong bộ tác phẩm Bốn mùa của Vivaldi.

Dàn nhạc giới thiệu: Đây là đoạn miêu tả những người nông dân mộc mạc ăn mừng vụ thu hoạch, họ uống hơi nhiều rượu Chiaén… Họ say rồi ngủ thiếp đi.

Còn với mình, bản nhạc mở đầu rất vui tươi rộn rã, rồi dịu dàng lãng mạn đậm chất mùa thu, rồi kép lại với điệu vui tươi ban đầu. Một bản nhạc mùa thu vui vẻ và tươi sáng. Đọc tiếp Mùa thu – Bốn mùa (Vivaldi)

Tập trung vào một điều

Chào các bạn,

Nếu các bạn thấy đời sống quá nhiều khó khăn và rối rắm, thì đó cũng là chuyện đương nhiên. Cả thế giới đều cảm thấy như thế. Và nếu bạn muốn hết rối rắm, bạn có thể đọc chừng 100 cuốn sách về học làm người, học tĩnh lặng, học hạnh phúc, học vui vẻ, học ngoại giao, học ứng xử, học làm quyết định, học làm chiến lược, blah blah blah… Và bạn sẽ điên vì sách, và đời bạn vẫn khó khăn rối rắm.

Hay bạn chỉ cần tập trung vào một điều để giải quyết mọi khó khăn rối rắm. Đọc tiếp Tập trung vào một điều

Nhớ rừng, phải vào rừng

Chào các bạn,

Đã nhiều năm nhưng mình vẫn chưa quên hình ảnh những căn nhà của anh em đồng bào sắc tộc Hmông, trong bản làng Ea Đá thuộc huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk. Đó là những căn nhà tôn vách ván, loại ván tạp ván mỏng, chỉ có nhà, không có sân. Mỗi nhà cách nhau cũng khá xa. Từ nhà này qua nhà kia là những con đường mòn, hai bên cỏ và cây dại mọc um tùm.

Mình vào nhà bố mẹ Thắng, gặp bố Thắng đang ngồi uống rượu với ba người đàn ông khác trong gian nhà trên. Nhìn thấy mình những người đang ngồi uống rượu đứng dậy bỏ ra phía sau, chỉ còn bố Thắng là chủ nhà ở lại nói chuyện với mình. Mình hỏi bố Thắng: Đọc tiếp Nhớ rừng, phải vào rừng

Lời cầu nguyện 370

The prayer series
 Bài gốc: Prayer 370

Giêsu ơi,

Giêsu ở mọi nơi,
nên khi em sờ chiếc lá
em đang sờ tay Giêsu;
khi em hôn bông hoa,
em đang hôn má Giêsu;
khi em nhìn những cụ bà bán rau trong chợ quê lúc chiều tà,
em đang ngắm nhìn tác phẩm nghệ thuật của Giêsu;
khi em lắng nghe giai điệu cuộc sống đang ngân nga xuyên qua đám cây,
tiếng chim, tiếng xe cộ, tiếng rao bán hàng rong, tiếng trẻ con…,
em đang lắng nghe giọng nói của Giêsu,

Giêsu ở mọi nơi,
thế giới đẹp làm sao!

Amen.

PTH

Đừng để Việt Nam là nguyên nhân khiến động vật hoang dã tuyệt chủng

LĐO | 

Hà Nội bắt giữ hơn 125kg sừng tê giác nhập lậu qua đường hàng không, tháng 7.2019. Ảnh: AFP/Getty Images
Hà Nội bắt giữ hơn 125kg sừng tê giác nhập lậu qua đường hàng không, tháng 7.2019. Ảnh: AFP/Getty Images

Báo cáo của Liên Hợp Quốc trong năm 2019 cho thấy có tới 1 triệu loài trong số khoảng 8 triệu loài sinh vật trên thế giới đang bên bờ vực tuyệt chủng. Loài người chưa từng đứng trước mối đe doạ lớn như vậy. Việt Nam đã mất nhiều loài mang tính biểu tượng. Con tê giác cuối cùng ở Việt Nam bị giết năm 2010. Thêm vào đó, nhức nhối và buồn hơn khi Việt Nam không chỉ là điểm trung chuyển mà còn là điểm đến của nạn buôn bán động vật hoang dã.

Đọc tiếp trên CVD >>

Chuyện ở đại ngàn: Tảo hôn – lời ru buồn

Quang Viên  THANH NIÊN

Dù tuyên truyền vận động thường xuyên, nhưng nạn tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn diễn ra khá phổ biến ở Tây nguyên.
Căn nhà chật hẹp và trống trơ này là nơi sinh sống cả gia đình H'Hảo với 8 người /// Ảnh: Quang Viên

Căn nhà chật hẹp và trống trơ này là nơi sinh sống cả gia đình H’Hảo với 8 người Ảnh: Quang Viên

Hệ quả của việc lấy chồng, lấy vợ sớm và sinh nhiều con là nghèo đói, thất học. Nhưng cái vòng luẩn quẩn “Tảo hôn – sinh nhiều – nghèo đói – thất học” vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác trong cộng đồng đồng bào thiểu số. Nó không chỉ là gánh nặng gia đình mà cho toàn xã hội.

Lời ru buồn ở buôn Kiều

Ở đây, người Mông 14 – 15 tuổi đã lấy vợ lấy chồng. Có khi ba mươi mấy tuổi đã đẻ bảy, tám đứa con. Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cả quá trình

Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch xã Cư Pui

Đọc tiếp trên CVD >>

Liên minh cứu sông Mê Công kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang

08/10/2019

BVR&MT – Liên minh cứu sông Mê Công đã chọn đúng hôm nay (8/10/2019) – ngày bắt đầu quá trình tham vấn trước đối với dự án đập Luang Prabang – để phát hành thông cáo kêu gọi hủy bỏ con đập. Xin được trích đăng nội dung thông cáo để độc giả tiện theo dõi:

Sông Mê Công đoạn qua Nam Lào (Ảnh: PanNature)

“Mê Công đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Biến đổi khí hậu và các con đập lớn trên dòng chính và các dòng nhánh đang khiến dòng chảy và mực nước sông Mê Công trở nên khó lường hơn. Từ mức thấp kỷ lục trong tháng 6 và tháng 7 đến lũ lụt lớn ở nhiều vùng trong lưu vực vào tháng 8 và tháng 9, các đập thủy điện đã làm trầm trọng thêm tác động đến sông và người dân. Các đập lớn, đặc biệt là các đập được lên kế hoạch cho dòng chính là một nguyên nhân quan trọng – chứ không phải câu trả lời – cho cuộc khủng hoảng sông Mê Công.

Đọc tiếp trên CVD >>