Tìm hiểu nhạc Raga và lắng nghe Raga Piloo

Chào các bạn,

Nói về nhạc Raga, Ravi Shankar chia sẻ trong blog của ông: “Cực kỳ khó giải thích Raga chỉ trong một vài từ.”

Ravi Shankar (7/4/1920 – 11/12/2012), tên thật là Rabindra Shankar Chowdhury, thường có từ Pandit (tức master, sư phụ) đi trước, là nhạc sĩ Ấn gốc Bengali và nhà soạn nhạc Hindu cổ điển. Ông là người nổi tiếng nhất trên thế giới về đàn sitar kể từ giữa thế kỷ 20 và ảnh hưởng nhiều đến nhiều nhạc sĩ trên thế giới.

Ravi Shankar chia sẻ tiếp.

“Có một câu nói trong tiếng Sanskrit – ‘Ranjayathi iti Ragah’ – nghĩa là, ‘cái mà tô màu tâm trí là raga.’ Vì raga thực sự tô màu tâm trí người nghe, hiệu ứng của raga tạo ra không chỉ đi xuyên qua các nốt nhạc và các phần tô điểm, mà còn xuyên qua phần trình bày cảm xúc cụ thể hay đặc điểm tâm trạng của mỗi raga. Vì vậy, thông qua những giai điệu phong phú trong âm nhạc của chúng tôi, từng cảm xúc của con người, từng cảm giác tinh tế trong con người và thiên nhiên đều có thể được thể hiện và trải nghiệm một cách âm nhạc.

Nghệ thuật trình diễn ở Ấn Độ – âm nhạc, vũ, kịch và thơ – được dựa trên khái niệm Nava Rasa, hay ‘chín tình cảm’. Theo nghĩa đen, rasa có nghĩa là ‘nước ép’ hay ‘chiết xuất’ nhưng ở đây trong khung cảnh này, rasa có nghĩa là ‘cảm xúc’ hay ‘tình cảm’.

Thứ tự những tình cảm này [đã được công nhận] như sau: Shringara (lãng mạn và gợi tình): Hasya (hài hước): Karuna (gây xúc động): Raudra (tức giận): Veera (anh hùng): Bhayanaka (sợ hãi): Vibhatsa (ghê tởm): Adbhuta (kinh ngạc): Shanta (yên bình).

Mỗi raga chủ yếu được thống trị bởi một trong chín rasas, dù người trình diễn cũng có thể mang đến những cảm xúc khác nữa theo cách khó thấy hơn.

Ngoài việc được kết hợp với một tâm trạng cụ thể, mỗi raga cũng được kết nối chặt chẽ với một thời điểm cụ thể trong ngày hoặc một mùa trong năm. Chu kỳ ngày và đêm, cũng như chu kỳ các mùa, là tương tự với vòng đời.”

Dưới đây là 2 phiên bản Raga Piloo được trình diễn với đàn sitar và đàn violon – một kết hợp hài hòa giữa truyền thống phương Đông và phương Tây.

Phiên bản gốc do Ravi Shankar trình diễn, cùng với Yehudi Menuhin, nghệ sĩ violin người Mỹ gốc Do Thái, được xem là một trong những nghệ sĩ vĩ cầm hàng đầu của thế ký 20.

Phiên bản thứ hai do con gái và là đệ tử của Ravi Shankar – Anoushka Shankar trình diễn cùng với nghệ sĩ violin Patricia Kopatchinskaja.

Anoushka (sinh ngày 9/6/1981) là nhà soạn nhạc và nghệ sĩ đàn sitar Ấn – Anh. Chị có 6 lần được đề cử giải Grammy trong hạng mục Âm nhạc Thế giới hay nhất.

Patricia Kopatchinskaja (sinh 1977) là nghệ sĩ vĩ cầm người Thụy Sĩ gốc Moldovan–Austrian. Chị trình diễn thường xuyên với các dàn nhạc lớn của thế giới, như Vienna Philharmonic, Berlin Philharmonic, London Philharmonic… Năm 2014 chị được Hội Hòa Nhạc Hoàng Tộc Anh (British Royal Philharmonic Society) bình chọn là “nghệ sĩ chơi nhạc của năm” (instrumentalist of the year), diễn tả chị là “sức mạnh không cưỡng được của thiên nhiên: sôi nổi, thử thách, và hoàn toàn độc đáo trong cung cách trình diễn.”

(Dịch từ ravishankar.org và wiki)

PTH

***

 

Raga Piloo – Ravi Shankar & Yehudi Menuhin
Album West Meets East 2 (1967)
Sitar – Ravi Shankar
Tabla – Alla Rakha
Tambura – Kamala Chakravarti
Violin – Yehudi Menuhin

Raga Piloo – Anoushka Shankar & Patricia Kopatchinskaja

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s