Thánh ca Thứ Năm Tuần Thánh

Chào các bạn,

Panga Lingua Gloriosi Corporis Mysterium (tiếng Latinh, có nghĩa là Hát lên, lưỡi ơi, Mình và Máu Huyền Bí) là bài thánh ca Latinh thời Trung cổ được viết bởi Thánh Thomas Aquinas (1225-1274) cho Lễ Mình và Máu Thánh Chúa (Feast of Corpus Christi).

Bài thánh ca này diễn tả học thuyết transubstantiation (thay đổi bản chất) khi bánh và rượu được biến đổi thành Mình và Máu Chúa Giêsu (Thánh Thể) trong lúc cử hành Bí tích thánh thể (Eucharist – kỷ niệm Bữa ăn tối cuối cùng của Giêsu và các môn đệ) trong mỗi thánh lễ, trong các nhà thờ Công giáo và Chính thống giáo.

(Tin lành không tin vào học thuyết transubstantiation, mà chỉ xem bánh và rượu là biểu tượng để kỷ niệm Bữa ăn tối cuối cùng).

Bài hát thường được hát vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh (là ngày của Bữa ăn tối cuối cùng) trong quá trình rước kiệu từ nhà thờ đến nơi Thánh Thể được giữ cho đến Thứ Sáu Tuần Thánh.

[Chúa nhật, 1 tháng 4, 2018 là lễ Phục Sinh (Easter), ngày lễ quan trọng nhất trong Kitô Giáo (Công giáo – Catholicism, Chính thống giáo – Orthodox, và các giáo phái Tin lành – Protestantism).

Ngày thứ năm trước Phục Sinh (29 tháng 3, 2018), là ngày Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday), kỷ niệm Bữa ăn tối cuối cùng của Giêsu và các môn đệ, và cũng là lúc Giêsu dạy các môn đệ chia bánh mì và rượu nho ra ăn uống như là biểu tượng cho mình và máu của Giêsu. Điều này ngày nay gọi là Bí tích thánh thể (Eucharist, hay Holy Communion) được lập lại trong mỗi thánh lễ. Ngày này còn có tên là Ngày Thứ Năm Rửa Chân (Maundy Thursday), kỷ niệm lúc Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong bữa ăn tối cuối cùng.

Ngày thứ sáu trước Phục Sinh (30 tháng 3, 2018) là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), tức là ngày chúa Giêsu chịu chết. – trích Mừng lễ Phục sinh].

Hai đoạn cuối cùng của bài Panga Lingua Gloriosi Corporis Mysterium (gọi tên riêng là Tantum Ergo) thường được hát khi cử hành Bí tích thánh thể trong các buổi lễ hàng ngày thay vì cả bài Panga Lingua Gloriosi Corporis Mysterium .

Những từ mở đầu của bài Panga Lingua Gloriosi Corporis Mysterium gợi nhớ đến câu Latinh nổi tiếng khác, mà từ câu này bài thánh ca này ra đời: Pange Lingua Gloriosi Proelium Certaminis (tiếng Anh: Sing, tongue, the battle of glorious combat; tiếng Việt: Hát lên, lưỡi ơi, trận đánh của cuộc chiến vinh quang). Câu Latinh này là bài thánh ca từ thế kỷ 6, được cho là của nhà thơ Công giáo, Thánh Venantius Fortunatus, giám mục Poitiers, khi kỷ niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.

(PTH lấy ý và dịch từ wikipedia)

Mời các bạn cùng nghe nhé.

Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Pange Lingua Gloriosi – Catholic Hymns, Gregorian Chant

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s