Thiền nghe

Chào các bạn,

Chúng ta nghe nói ngồi Thiền, đi Thiền, Thiền ăn… nhưng có lẽ chưa nghe ai nói đến Thiền nghe nhỉ?

Thiền nghe là tập trung (concentration) vào việc nghe với tâm tĩnh lặng (quiet heart), cũng như ngồi Thiền tập trung vào hơi thở với tâm tĩnh lặng.

Trong thời đại nhiều bàn luận, tranh cãi, điện thoại… chúng ta có khuynh hướng nói nhiều hơn nghe, và đó là một thiệt hại lớn, vì nghe nhiều thì học được nhiều, nói nhiều thì chẳng học được nhiều. Và quan trọng hơn hết là, trong nghệ thuật truyền thông cũng như nghệ thuật giao tiếp, nghe quan trọng hơn nói rất nhiều.

Trước hết ta phải biết nghe để hiểu rõ ràng từng lời của người đối diện, hầu có thể trả lời hay nói tiếp một cách chính xác. Người ta nói A mình hiểu B thì mình nói gì cũng sai.

Hơn thế nữa, nghe rất kỹ, không chỉ là từ ngữ mà còn nghe âm giọng, cường độ, vận tốc… của người nói, và nghe cả những khoảng im lặng của người ấy, để hiểu được những tình cảm bên sau những câu nói của người đó.

Và nghe còn có nghĩa là “đọc ngôn ngữ của thân thể”, tức là nhìn người nói để đọc được ngôn ngữ của thân thể họ.

Làm hết cả ba việc này mới là nghe kỹ càng. Và chỉ sau khi nghe kỹ càng bạn mới có thể nói chính xác và hiệu lực, cả về ý nghĩa lẫn tình cảm.

Và tâm ta phải tĩnh lặng để tập trung vào chuyện nghe. Tĩnh lặng là:

– Không suy nghĩ đến điều gì khác ngoài trừ việc nghe.

– Nghe chứ đừng bình phẩm để làm ồn trong đầu mình, như là: “nói xạo quá”, “sao ngu quá vậy”, “làm vậy thì hỏng rồi”… Nếu bạn không tĩnh lặng, mà có nhiều tiếng ồn trong đầu như thế, thì không nghe được.

– Tĩnh lặng còn có nghĩa là không có thành kiến. Chỉ nghe mà thôi, đừng nghĩ “chàng này nói gì thì cũng chẳng tin được”, “cô này rất ghét người Trung, chuyện gì cũng báng bổ Trung kỳ”… Chỉ khi ta nghe mà không có thành kiến làm màn lọc loại nhiều điều nghe ra khỏi tai, thì cái nghe mới rõ ràng chính xác.

– Tĩnh lặng còn có nghĩa là từ tâm, kể cả khi nghe người nói chuyện xạo với mình, cũng nên có từ tâm với họ, vì họ đang nói xạo là do tham lam, hay thiếu tự tin.

– Đặc biệt để ý đến những điều mình đồng ý để nói chuyện thân thiện. Đừng đừng đừng tập trung vào điều mình không đồng ý. Đồng cảm không chỉ là giỏi ngoại giao mà còn là từ tâm.

Tất cả những điều này chẳng có gì mới mẻ với người học Thiền cả, chỉ như là ngồi Thiền tập trung vào hơi thở và giữ tâm tĩnh lặng không tham sân si, không chấp trước, mà thôi. Nhưng có lẽ các bạn đã thấy số người nghe kỹ càng rất hiếm trong xã hội – nói như ăn cướp, người ta nói chưa xong đã cướp lời, chưa kịp hiểu người ta nói gì đã giành trả lời, nghe với thành kiến và bóp méo mọi điều người ta nói, không nghe người ta chút nào nên người ta nói một đường mình nói một ngã, người ta đang nói nghiêm chỉnh mình biến thành chuyện hài…

Không có gì chán bằng nói chuyện với người không chú ý vào nói chuyện và chuyên nói trật đường ray. Nhưng quan trọng hơn thế, những người nói chuyện ngớ ngẩn chẳng làm cho ai phục mình, quý mình, và thân với mình được. Và rất khó tìm được công việc tốt.

Nghe là điều cực kì quan trọng trong truyền thông. Nếu nói quan trọng 1, thì nghe phải quan trọng 2 hay 3.

Chúc các bạn luôn thực hành Thiền nghe.

Mến,

Hoành

Bản tiếng Anh do TĐH dịch từ tiếng Việt

Listening Zen

My dear friends,

You have heard about sitting Zen, walking Zen, eating Zen… but probably not listening Zen.

Listening Zen means concentrating on listening with a quiet heart, just as sitting Zen concentrates on breathing with a quiet heart.

In an era of much discussion, arguing, telephoning…we tend to talk more than listen, and that is a big loss, because more listening means more learning, while speaking – unless it is a question – usually doesn’t bring much knowledge. In addition, the essential thing is, in the art of communication as well as the art of human relation, listening is much more important than speaking.

First of all, in a conversation, we have to know how to listen to understand clearly every word the other person is saying, in order to answer or follow up accurately. If he says A, we understand B, then everything we say is wrong.

More than that, we need to listen very carefully, not just to the words but also the tone, the intensity and the speed of the voice, including the quiet spaces, so that we can understand the sentiments behind his words.

And listening also means “reading body language” – looking at the speaker to read his body language.

Only with these three tasks the listening is considered sufficient. And only after listening sufficiently we can speak accurately and effectively, both in meaning and in sentiment.

In addition, our heart has to be quiet to concentrate on listening. Quietness means:

– Not thinking about anything other than listening.

– Listening but not making noises in your mind with criticisms, such as “Lying too much,” “How stupid!”, “That is bad”… If you have too many noises in the head, you’re not quiet and you can’t hear.

– No prejudice. Only listening, don’t raise up prejudices in your mind, such as “This guy’s words cannot be trusted”, “This girl hates people from the Central Region, always vilifying them”… Only when you listen without some prejudice acting as a filter screening out many things, you may hear clearly and accurately.

– Compassion. Have compassion for people, even when they lie to you, because that is their human weakness due to greed or lack of confidence.

– Agreement. Pay special attention to the points you agree with the speaker, to make the conversation more pleasant. Do not concentrate on the points you disagree. Sympathy is not only compassion but also good diplomacy.

These things are not new to Zen students. They are similar to sitting and concentrating on breathing, and keeping the mind quiet – no greed, no anger, no prejudice. However, you have probably realized that there are very few good listeners in our society – people rattling through like swindlers, cutting off others before they finish, jumping in to answer before really understanding what the speaker is saying, listening with prejudice and therefore distorting the speaker’s meaning, not hearing the speaker at all and therefore answering off-course, turning the speaker’s serious discussion into a joke…

Nothing is as annoying as talking to a person who pays no attention to the conversation and often answers off-course. But more importantly, the lousy talker can hardly gain anyone’s admiration, respect and affection, and would have a hard time getting a good job.

Listening is a very important skill in communication. Speaking is important, but listening is twice or trice as significant.

Wish you always practice listening Zen.

Metta,

Hoanh

© copyright 2016
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 9 thoughts on “Thiền nghe”

  1. Hi Anh Hoành,

    Em cám ơn bài viết của Anh, đúng là Thiền có gì đâu xa xôi, khó tu tập mà chỉ là tập trung từ những việc cụ thể như tập trung nghe với tâm tĩnh lặng ko thành kiến.

    Chúc Anh và vườn chuối tuần mới tốt lành.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s