Đường Trường Sơn – huyết mạch chi viện từ Bắc vô Nam (4 bài)

Đường Trường Sơn – ‘bát quái trận xuyên rừng’ đánh Mỹ

Mạng lưới 26 trục đường dọc ngang, xuyên ba nước Đông Dương đã đưa hơn hai triệu bộ đội vào Nam ra Bắc dưới bom đạn, khiến quân Mỹ “không cách nào ngăn cản nổi”.

Hội thảo Vai trò Bộ đội Trường Sơn trong các chiến dịch chống Mỹ cứu nước năm 1971-1975 do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cùng Binh đoàn 12 tổ chức ngày 17/5 thu hút hơn 60 tham luận của các nhà nghiên cứu, tướng lĩnh từng chiến đấu giai đoạn này. Kéo dài hơn ba giờ, hội thảo làm rõ đóng góp của bộ đội Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, vai trò của đường Trường Sơn khi vừa là tuyến chi viện chiến lược vừa là nơi đấu trí, đấu lực với đối phương.

‘Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm’

Tháng 5/1959, đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) nhận nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, nối thông liên lạc, đưa bộ đội, cán bộ vào Nam ra Bắc theo yêu cầu chiến trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất ý tưởng về tuyến đường chi viện, đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành kiến trúc sư, chỉ huy việc thực thi.

Đoàn công tác đặc biệt ban đầu chỉ có ban chỉ huy, đoàn vận tải, bộ phận xây dựng kho, bao gói, sửa chữa vũ khí, trang bị khoảng 500 người. Cuối năm 1959, tuyến hành lang giao liên vận tải quân sự Trường Sơn được thiết lập, trở thành cầu nối giữa hậu phương miền Bắc với chiến trường miền Nam.

Tướng Đồng Sỹ Nguyên thị sát đèo Phu La Nhích - đường 20 Quyết Thắng (Quảng Bình) năm 1972. Ảnh tư liệu
Tướng Đồng Sỹ Nguyên thị sát đèo Phu La Nhích – đường 20 Quyết Thắng (Quảng Bình) năm 1972. Ảnh tư liệu của Binh đoàn 12

Tuyến đường ban đầu chủ yếu chuyển quân do địa hình phức tạp, khó cơ giới. Vũ khí, đạn dược vào Nam trên những con tàu không số. Nhưng chỉ một năm sau, năm 1960, Mỹ phát hiện đã mở trận càn khiến hoạt động vận tải tạm gián đoạn. Bộ đội Trường Sơn lật cánh sang sườn Tây, mở lối đi nhờ đất bạn Lào để tránh địch nhòm ngó.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn thời kỳ 1967-1975, là vị chỉ huy để lại dấu ấn đậm nét nhất khi cho bộ đội lập thế trận giao thông liên hoàn, thần tốc đưa các quân đoàn chủ lực từ Bắc vào Nam. Trực tiếp khảo sát thực địa, ông thấy phương châm “địch đánh, ta sửa ta đi” không hiệu quả vì sửa đường mất công sức. Tuyến độc đạo nên nếu bị bom cắt đứt, xe cơ giới đều bị đình trệ. Muốn chi viện tốt thì Đoàn 559 phải hiệp đồng binh chủng bảo vệ tuyến vận tải để vừa chi viện, vừa trở thành chiến trường đánh Mỹ.

Suốt 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn đã cùng quân, dân từng bước xây dựng con đường thành lưới giao thông liên hoàn xuyên qua 21 tỉnh trên lãnh thổ ba nước, với tổng chiều dài 20.000 km đường ôtô, 600 km đường sông, 1.400 km đường ống dẫn xăng dầu, 1.500 km đường dây thông tin liên lạc.

Từ đường mòn qua núi cao, rừng rậm, hiểm trở bậc nhất Đông Nam Á, Trường Sơn trở thành tuyến giao thông chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến phía Nam. Một “bát quái trận” xuyên rừng với 5 trục dọc, 21 trục ngang, tổng chiều dài 20.000 km phủ kín dãy Trường Sơn cả bên đông lẫn bên tây.

“Vượt lên những gian khổ, hy sinh, các thế hệ bộ đội Trường Sơn đã tạo dựng được mạng lưới vận tải chiến lược được ví như trận đồ bát quái xuyên rừng rậm để ngoài chi viện còn là hậu phương chiến lược trực tiếp cho các chiến dịch, chiến trường đánh Mỹ”, thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Lịch sử quân sự, đánh giá.

Mạng đường chiến lược Trường Sơn 1973-1975. Nguồn: Tạp chí Lịch sử quân sự
Mạng đường chiến lược Trường Sơn 1973-1975. Nguồn: Tạp chí Lịch sử quân sự

Từ đường mòn thành chiến trường đánh Mỹ

Chiến trường từ năm 1971 ngày càng khốc liệt khi Mỹ quyết tâm cắt đứt đường chi viện chiến lược Trường Sơn, vừa cho quân càn quét trên bộ vừa cho máy bay rải thảm các kho tàng, bến bãi, tiêu diệt bộ đội chủ lực. Bộ đội Trường Sơn vừa gánh trọng trách hậu cần, vừa được tổ chức biên chế trở thành binh chủng hợp thành quy mô lớn.

Từ 500 cán bộ chiến sĩ đầu tiên đi “soi đường, mở lối”, gùi thồ, vận chuyển hàng hóa, công văn, tài liệu vào Nam, bộ đội Trường Sơn đã trở thành binh đoàn tổng hợp với đủ quân binh chủng. Cuối năm 1974, lực lượng này có 9 sư đoàn binh chủng, 25 trung đoàn và tương đương, hàng chục tiểu đoàn trực thuộc các cục nghiệp vụ, tổng quân số hơn 100.000.

Các đơn vị hiệp đồng binh chủng, bố trí trận địa pháo phòng không, giăng lưới lửa trên dải Trường Sơn bảo vệ những đoàn xe bên dưới đi vào chiến trường. “Trường Sơn Đông nối Trường Sơn Tây” lúc này không đơn thuần là ý thơ của Phạm Tiến Duật mà mang ý nghĩa con đường vận tải chiến lược nối hậu phương miền Bắc với tiền tuyến phía Nam, là chiến trường đánh Mỹ đúng nghĩa.

Sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, nhiệm vụ của bộ đội Trường Sơn chuyển sang giai đoạn mới. Trong đó, công binh được giao nhiệm vụ cải tạo tuyến Tây Trường Sơn, xây dựng cơ bản tuyến Đông Trường Sơn cùng hệ thống đường ống xăng dầu, đáp ứng vận chuyển vật chất, cơ động bộ đội, vũ khí ra chiến trường.

Xe qua ngầm trên Đường 14 trong chiến dịch chuyển quân dọc Tây Trường Sơn chuẩn bị cho Tổng tiến công 1975. Ảnh tư liệu
Xe qua ngầm trên Đường 14 trong chiến dịch chuyển quân dọc Tây Trường Sơn chuẩn bị cho Tổng tiến công 1975. Ảnh tư liệu của Binh đoàn 12

Thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, kể thời gian đầu hệ thống đường Trường Sơn với 4 trục dọc, gần 20 trục ngang đã được xây dựng. Song hầu hết là đường dã chiến làm gấp, xe chỉ chạy được trong mùa khô. Cầu cống cũng làm tạm, mặt đường bằng đất, mùa mưa rất lầy khó đáp ứng chiến dịch vận chuyển lớn.

Nhưng trong ba năm bộ đội Trường Sơn đã điều chỉnh đơn vị, cải tạo nâng cấp hệ thống đường Tây Trường Sơn; xây dựng cơ bản tuyến Đông Trường Sơn từ Tân Kỳ (Nghệ An) đến Chơn Thành (Bình Phước) dài hơn 1.200 km. Hệ thống cầu đường Đông – Tây Trường Sơn cũng được cấp tốc sửa chữa để vận tải đội hình lớn, chạy cung đoàn dài. Thế trận cầu đường chiến lược hoàn chỉnh, dự trữ hậu cần đủ đáp ứng chuẩn bị cho tổng tiến công mùa xuân năm 1975.

Với đối phương, đường Trường Sơn những năm ấy trở thành nơi thử nghiệm các loại bom, mìn, chất độc hóa học rải xuống suốt ngày đêm. Những địa danh như bãi Dinh, Cổng Trời, bãi Đá Đẽo, phà Xuân Sơn, cầu Trạ Ang, ngầm Tà Lê, đèo Phu La Nhích… là trọng điểm của trọng điểm, những túi bom của chiến trường.

“Trên những trọng điểm ấy không có đêm, chỉ có ngày, không lúc nào ngớt pháo sáng, vệt trắng xóa kéo dài mười mấy cây số, nhìn như sao sa nhưng lại là màu chết chóc”, ông Hoàng Kiền kể, cho biết Đường 9 – nơi ai cũng phải đi qua khi vào chiến trường có 5 trọng điểm bị đánh phá ác liệt. Có khu vực rộng 3 km, dài 5 km trơ gốc cây, không còn màu xanh, đất đá bị băm nát.

Lớp học văn hóa tại trường đào tại y sĩ của nước bạn Lào, tháng 3/1972. Ảnh tư liệu
Lớp học văn hóa tại trường đào tại y sĩ của nước bạn Lào, tháng 3/1972. Ảnh tư liệu

Trên những túi bom ấy, công binh, thanh niên xung phong bám trụ san lấp, sửa chữa đường cho xe qua. Theo tướng Kiền, công binh hy sinh nhiều nhất những năm xẻ dọc Trường Sơn cứu nước. Chưa kể mùa mưa kéo dài 6 tháng, mỗi đợt dài cả tuần gây lũ. Quật ngã họ nhanh nhất là những trận sốt rét rừng đến vàng da, rụng tóc. “Những thanh niên tuổi đôi mươi không có ngày nào nghỉ, sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, ông nói.

16 năm tuyến đường hoạt động, hơn 22.000 bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong đã ngã xuống, trên 30.000 người khác nhiễm chất độc da cam, hàng chục nghìn người khác bị thương. Mỹ rải hơn 8 triệu tấn bom trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì riêng Trường Sơn đã hứng chịu hơn 4 triệu tấn. Những năm ấy, bình quân 1.000 tấn hàng đưa qua được đường Trường Sơn thì 57 người bị thương, 21 người hy sinh, 25 ôtô và 143 tấn hàng bị phá hủy.

Nhưng vượt qua hơn 733.000 lần máy bay bắn phá với gần 4 triệu tấn bom, bộ đội Trường Sơn đã đưa hơn một triệu vật chất, vũ khí vào chiến trường, vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, 2 triệu lượt bộ đội vào Nam ra Bắc.

Hồng Chiêu

Bộ đội mở đường Trường Sơn trong chiến tranh

Suốt 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn đã từng bước xây dựng con đường thành một lưới giao thông liên hoàn xuyên qua 21 tỉnh trên lãnh thổ ba nước.

Hơn 500 hiện vật và tư liệu đang được trưng bày tại Triển lãm “Ký ức Trường Sơn”, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh – Binh đoàn 12 (Hà Nội).

Triển lãm diễn ra nhân kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959), mở cửa từ ngày 3 đến 31/5/2019.

Trung đoàn 70 sử dụng voi vận chuyển hàng từ làng Ho (tây Quảng Bình) vào các trạm 1, 2, 3, 4, 5 Bắc đường số 9, tháng 4/1962.

Suốt 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn đã cùng quân, dân các chiến trường từng bước xây dựng con đường thành một lưới giao thông liên hoàn, vững chắc xuyên qua 21 tỉnh trên lãnh thổ ba nước, với tổng chiều dài 20.000 km đường ôtô, 600 km đường sông, 1.400 km đường ống dẫn xăng dầu, 1.500 km đường dây thông tin, tổ chức vận chuyển hơn 2 triệu quân vào-ra chiến tường, hơn một triệu tấn vũ khí, đạn dược, hàng hóa.

Bộ đội hành quân vào Nam tại cung giao liên bộ của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 71, trên tuyến đường Trường Sơn, tháng 8/1962.

https://ca97a16e5e344e444045eeacad141d91.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-40/html/container.html

Trung đoàn 98 công binh (anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) làm cống tạm trên đường cơ giới.

Tiểu đoàn 102 ôtô vận tải – Binh trạm 32, chuẩn bị xuất phát.

Máy bay Mỹ rải chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam.

https://ca97a16e5e344e444045eeacad141d91.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-40/html/container.html

Lực lượng phòng không Trường Sơn chiến đấu bảo vệ đường.

Một đoạn đường nơi không có rừng che phủ, Tiểu đoàn 33 công binh, Binh trạm 14 phải làm giàn phủ lá ngụy trang, rải đá hộc để hoàn thiện mặt đường, đảm bảo an toàn cho các đoàn xe đi qua, tháng 3/1971.

Lớp học văn hóa tại trường đào tại y sĩ của nước bạn Lào, tháng 3/1972.

https://ca97a16e5e344e444045eeacad141d91.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-40/html/container.html

Lễ thông tải đường sắt Thống Nhất đoạn Minh Cầm-Tiên An, tổ chức tại ga Thuận Lý-Quảng Bình, tháng 12/1976.

Ngọc Thành (ảnh tư liệu triển lãm)

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và dấu ấn đường Trường Sơn

QUẢNG BÌNHTrong 10 năm là Tư lệnh Đoàn 559, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đưa con đường mòn thành tuyến giao thông chiến lược, “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”.

Ngày 24/2, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (1/3/1923), Bộ Quốc phòng phối hợp với Văn phòng Chính phủ và tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo khoa học “Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên – Nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình”.

Ông Đồng Sỹ Nguyên sinh ra và lớn lên ở xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tên khai sinh Nguyễn Hữu Vũ. Năm 1938, ông tham gia hoạt động cách mạng ở quê nhà, sau đó trải qua nhiều vị trí công tác và dấu ấn lớn nhất là gần 10 năm (1967-1976) đảm nhiệm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đoàn 559.

Đoàn 559 có nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự, đưa đón bộ đội, chuyển công văn từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Thời điểm đó việc chi viện vào miền Nam qua đường Trường Sơn rất khó khăn vì địa bàn quá dài và rộng, lực lượng mỏng, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị bom Mỹ rải thảm.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên. Ảnh: Tư liệu

Theo kỷ yếu hội thảo, nhận nhiệm vụ, ông Đồng Sỹ Nguyên đã thị sát một số trọng điểm, đánh giá hoạt động trên tuyến cơ bản mang tính “phòng ngự bị động, tiêu cực”. Ông phê phán kịch liệt: “Chúng ta đã để cho máy bay Mỹ cưỡi trên đầu, bắn gục lái xe. Để cho lái xe đơn thương độc mã đối đầu với máy bay địch”.

Ngay sau đó, Tư lệnh chỉ thị: Đánh địch mà đi, mở đường mà vận chuyển. Pháo phòng không phải bố trí trận địa ngay tại trọng điểm để bắn máy bay địch, bảo vệ đội hình xe. Công binh phải làm công sự, đóng ngay cạnh trọng điểm để kịp thời khắc phục tắc đường. Cán bộ chỉ huy phải làm hầm ngay trọng điểm để chỉ huy.

Ông Nguyên đã thành lập các binh trạm, được tổ chức như binh chủng hợp thành, vừa vận chuyển, vừa đánh địch. Mỗi binh trạm phụ trách cung đường từ 100 đến 130 km. Nhờ tổ chức lại đội hình, các binh trạm hoàn thành chỉ tiêu vận chuyển.

Đầu mùa khô 1969-1970, không quân Mỹ sử dụng máy bay AC-130 với nhiều khí tài hiện đại đánh phá khiến bộ đội Trường Sơn bị thiệt hại nặng. Lúc này, Binh trạm 32 có sáng kiến mở 40 km đường dưới tán rừng già, ôtô đi ban ngày vẫn không bị phát hiện, gọi là đường kín. Biết tin, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên xuống binh trạm nghiên cứu.

Sau đó, ông lệnh triển khai mở đường kín, xuất phát từ phía nam ngầm Long Đại (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Cuối năm 1972, đường kín dài đến 800 km, trong đó 70% dưới tán rừng già. Ông Đồng Sỹ Nguyên kiểm tra đường, kết luận mất 5 ngày đi hết tuyến, nhanh hơn 15 đến 20 ngày so với đi đường hở.

Tháng 2/1972, lần đầu tiên đội hình xe chạy thành công trên đường kín. Xe chạy ban ngày, cung đường dài, đội hình lớn, chuyển được nhiều hàng, đỡ tốn kém và thiệt hại.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kiểm tra một trọng điểm trên đường Trường Sơn. Ảnh: Tư liệu
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kiểm tra một trọng điểm trên đường Trường Sơn. Ảnh: Tư liệu

Giữa trùng điệp Trường Sơn, tuyến vận tải quân sự được thành lập, phát triển không ngừng. Tuyến đường nối các chiến trường, tạo nên hệ thống giao thông vận tải quân sự lớn nhất với tổng chiều dài 20.000 km, đường ống dẫn xăng dầu dài 1.400 km, đường sông dài 600 km, đường dây thông tin 1.350 km. Trường Sơn thời đánh Mỹ có khoảng 120.000 bộ đội và 10.000 thanh niên xung phong.

Nhớ về vị tư lệnh của bộ đội Trường Sơn, thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Phó chủ tịch Thường trực Hội truyền thống Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh Việt Nam, nói tướng Nguyên không chỉ là người chỉ huy mà thực sự là đồng đội, anh em, bè bạn gần gũi. Không có trọng điểm ác liệt nào, binh trạm nào ông chưa đến.

Từ năm 1976 đến khi nghỉ công tác, ông Đồng Sỹ Nguyên có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều công trình trọng điểm của quốc gia mang đậm dấu ấn của ông như: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Hòa Bình, xi măng Bỉm Sơn, giấy Bãi Bằng, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh.

Ông mất tháng 4/2019, được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Táo
Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Táo

Phát biểu bế mạc hội thảo, thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, nhấn mạnh tên tuổi, sự nghiệp của trung tướng Đồng Sỹ Nguyên luôn gắn liền với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

“Đặc biệt, ông có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng và phát triển tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”, ông Vịnh nói.

Đề xuất đặt tượng tướng Đồng Sỹ Nguyên ở nghĩa trang Trường Sơn

Đề xuất đặt tượng tướng Đồng Sỹ Nguyên ở nghĩa trang Trường Sơn

Tượng bán thân Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bằng đồng, mặc quân phục đặt trên bệ đá được dự kiến dựng ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.  14

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong ký ức gia đình

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong ký ức gia đình

Người con thứ tư của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên hi sinh ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979, khi đang làm đại đội trưởng pháo binh. 

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên qua đời ở tuổi 96

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên qua đời ở tuổi 96

Tướng Đồng Sỹ Nguyên từng làm Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn và Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 

Những cung đường hứng 4 triệu tấn bom trên dãy Trường Sơn

Để cắt đứt huyết mạch chi viện từ Bắc vào Nam, Mỹ đã ném xuống dải Trường Sơn hơn 4 triệu tấn bom, 80 triệu lít hóa chất.

68

Triển lãm Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại tại sân nhà và nhà D67 thuộc khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) nhân kỷ niệm 65 năm ngày mở đường, cũng là ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (1959-2024) diễn ra đến hết tháng 5.

Đường Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh) ra đời trong bối cảnh đất nước bị chia cắt hai miền sau hiệp định Geneva năm 1954. Liên lạc giữa cách mạng hai miền qua tuyến Tây Quảng Trị chưa đáp ứng được yêu cầu chi viện binh vật lực cho chiến trường miền Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 tháng 1/1959 nêu nhiệm vụ mở đường chi viện cho miền Nam có ý nghĩa chiến lược, trực tiếp tới sự nghiệp thống nhất đất nước.

“Đoàn công tác quân sự đặc biệt” phiên hiệu Đoàn 559 thành lập tháng 5/1959 đặt dấu mốc cho sự ra đời của tuyến chi viện Trường Sơn. Thượng tá Võ Bẩm, Cục phó Nông trường Quân đội, nhận nhiệm vụ mở đường, cùng đoàn cán bộ Bộ Tổng tham mưu khảo sát mở tuyến tại Voi Mẹp (Quảng Trị). Những lối mòn được mở thành tuyến chi viện theo phương châm “xuyên sơn mà đi, đỉnh núi mà soi, không được trùng với lối mòn cũ”.

Khe Hó – nơi nằm giữa thung lũng phía Tây Nam huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) được chọn là Km0 xuất phát để tiến vào Nam. Ba tháng sau, những chuyến hàng đầu tiên vượt sông sâu, suối dữ, hệ thống đồn bốt dày đặc vào đến miền Nam.

Sau một năm, hoạt động vận tải tạm gián đoạn khi Mỹ phát hiện và càn quét. Bộ đội Trường Sơn lật cánh sang sườn Tây, mở lối đi nhờ đất bạn Lào để tránh địch nhòm ngó. Năm 1961, tuyến chi viện được khai thông dài gần 100 km từ Đường 9 (Quảng Trị) đến Mường Phalan, nối Trung Lào với Hạ Lào, dùng được ngựa, voi, xe thồ và một số xe cơ giới.

Mạng lưới vận tải từ Đông sang Tây Trường Sơn tới cuối năm 1964 gồm ba hệ thống song song gồm đường giao liên, đường vận tải gùi thồ cùng đường vận tải cơ giới. Trong ảnh lần lượt bộ đội vượt Trường Sơn cheo leo trên vách núi cuối năm 1966; giao liên vượt đỉnh núi cao 1.500 m tại La Hạp và công binh Binh trạm 14 phá núi hạ độ cao trên đường 20 Quyết Thắng.

Bản đồ mạng lưới đường Trường Sơn lần lượt qua bốn giai đoạn 1959-1963, 1964-1968, 1969-1973 và 1973-1975. Từ những lối mòn men theo dãy Trường Sơn, huyết mạch chi viện dần phủ kín đại ngàn với tổng chiều dài toàn tuyến gần 20.000 km, gồm 5 trục ngang, 21 trục dọc, xuyên ba nước Đông Dương, được ví như “bát quái trận xuyên rừng”.

Con đường gắn với tên tuổi trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (bên phải), Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn thời kỳ 1967-1975. Ông để lại dấu ấn đậm nét khi tổ chức thế trận giao thông liên hoàn, thần tốc đưa bộ đội chủ lực từ Bắc vào Nam.

Khi đảm nhận trọng trách đầu năm 1967, tướng Nguyên chỉ có 5 tiểu đoàn xe với 750 xe chia thành bốn binh trạm. Tám năm sau, ông tự tin nói với Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh là “cần bao nhiêu gạo, đạn, xăng và xe chở quân cũng có đủ”. Ông đề xuất xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn vào năm 1974, khi chiến tranh còn chưa kết thúc.

Quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa mở hàng loạt chiến dịch lớn, rải bom mìn, chất độc hóa học dọc Trường Sơn nhằm cắt đứt đường chi viện. Gần 4 triệu tấn bom mìn – gấp đôi tổng lượng bom trong chiến tranh Thế giới thứ hai, đã ném xuống Trường Sơn để hủy diệt cầu đường, xe vận tải, đến mức “rừng không còn lá, núi đá thành đất bùn”. Từ năm 1968 đến 1972, mỗi ngày có 22-30 vụ B-52 oanh tạc trên dãy Trường Sơn. Trong ảnh là mặt đất chi chít hố bom sau đợt rải thảm của không quân Mỹ.

Trong 10 năm (1961-1971), khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất độc da cam chứa 366 kg dioxin đã rải xuống Việt Nam. Phía Mỹ thậm chí dựng hàng rào điện tử McNamara giữa Bắc và Nam năm 1967, gồm hệ thống phương tiện phát hiện sự xâm nhập của quân giải phóng trên đường Trường Sơn. Từ 1968 đến 1973, mỗi năm Mỹ chi khoảng một tỷ USD cho hàng rào điện tử dọc vĩ tuyến 17 và đường Trường Sơn.

Binh sĩ Việt Nam Cộng hòa tiến đánh Hạ Lào trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tháng 2/1971. 40.000 binh lính Việt Nam Cộng hòa, 6.000 lính Mỹ, gần 2.000 xe tăng, bọc thép, pháo hạng nặng, máy bay vẫn không thể cắt đứt huyết mạch tiếp vận từ Bắc vào Nam.

“Nước Mỹ đã chi tiêu hàng tỷ USD để bóp nghẹt đường mòn Hồ Chí Minh. Nó vẫn luôn tồn tại. Nó là con rắn trăm đầu luôn mọc lại…”, học giả người Mỹ Jack Roma nhận định cuối năm 1971. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara từng nói “một khối lượng lớn người và của vẫn tuôn chảy từ miền Bắc vào miền Nam, thế nhưng không làm thế nào ngăn chặn được”.

Pháo đội phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Quân đội nhân dân Lào sẵn sàng phản kích cuộc hành quân xâm nhập Hạ Lào của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa năm 1971.

Bộ đội Trường Sơn gánh trọng trách hậu cần, vừa tổ chức biên chế trở thành binh chủng hợp thành quy mô lớn với tổng quân số hơn 100.000 cuối năm 1974. Từ tuyến tiếp vận, đường Trường Sơn đã trở thành chiến trường đánh Mỹ đúng nghĩa, vừa là nơi trú chân cho các lực lượng trong hàng loạt chiến dịch lớn.

Dưới tán rừng trơ trụi, những đoàn xe vận tải vẫn vượt “tọa độ lửa” trên đường 20 Quyết Thắng (Quảng Bình). Con đường bắt đầu từ phà Xuân Sơn dẫn sang đất Lào chịu mật độ bom đạn thuộc loại cao nhất Trường Sơn. Thống kê 15 ngày đêm cuối tháng 11/1969, Mỹ ném xuống khu vực này hơn 17.400 tấn bom, mỗi mét đường chịu 2,2 tấn.

Trong ảnh là đoạn cua chữ A thuộc trọng điểm ATP – tên gọi tắt của đoạn cua này, ngầm Ta Lê và đèo Phu La Nhích. Trọng điểm từng hứng chịu gần 50.000 quả bom trong một tuần.

Chiến sĩ vận tải lái xe không kính vì bom giật bom rung kính vỡ rồi. Sự khốc liệt của chiến tranh đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật. Bình quân 1.000 tấn hàng đưa qua được đường Trường Sơn thì 57 người bị thương, 21 người hy sinh, 25 ôtô và 143 tấn hàng bị phá hủy.

Khi máy bay ném bom rời đi, công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến lại lao vào san gạt hố bom cho xe thông đường. Bộ đội Trường Sơn đã san lấp 78.000 hố bom, phá hơn 20.000 quả bom nổ chậm và bom từ trường; hơn 85.000 mìn các loại, đào đắp hơn 29 triệu m3 đất đá.

Hơn 22.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công binh đã ngã xuống dọc dải Trường Sơn. Hàng chục nghìn thanh niên tuổi đôi mươi đi dưới những tán rừng năm ấy trở về đời thường mà không biết đã nhiễm chất độc da cam. 4,8 triệu người phơi nhiễm và hơn 3 triệu người là nạn nhân của dioxin. Nhiều người thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư của nạn nhân da cam nhưng chưa được thừa nhận.

Những nữ thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. Thái Bình gửi nhiều thanh niên xung phong ra mặt trận nhất trong kháng chiến chống Mỹ. Nhiều người sau này chọn ở lại Trường Sơn xây dựng gia đình, một phần trở về tìm đến chùa nương nhờ cửa Phật khi đã lỡ duyên, còn sót mảnh bom trên người hay mang trong mình chất độc hóa học. Dọc tuyến lửa năm xưa giờ còn hàng loạt di tích như hang Tám Cô, hang Y Tá…

Đường hở bị hủy diệt, công binh chuyển sang mở hàng nghìn km “đường K” – đường kín cho xe vận tải chạy ban ngày, đẩy tốc độ vận chuyển nhân lực, vật lực vào chiến trường. Trong 16 năm (1959-1975), đường Trường Sơn đã đưa hơn 2 triệu bộ đội vào Nam ra Bắc, hơn một triệu tấn vật chất, vũ khí vào chiến trường.

Sau ngày thống nhất, con đường trở thành động lực phát triển kinh tế, phòng thủ biên giới quốc gia. Năm 1997, Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu quy hoạch trục dọc đường bộ xuyên Việt thứ hai sau quốc lộ 1 ở phía Tây Tổ quốc với tên gọi “Xa lộ Bắc Nam”. Một năm sau, Bộ Chính trị đổi tên là đường Hồ Chí Minh, tổng chiều dài hơn 3.000 km đi qua 30 tỉnh thành từ Cao Bằng đến Cà Mau.

Hoàng Phương
Ảnh tư liệu

Leave a comment