Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ

 


Chào các bạn,

Đây là bài thơ Nói với em của nhà thơ Vũ Quần Phương mà mình đoán các bạn đều nhớ:

Nói với em

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay Đọc tiếp Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ

Tâm là mẹ

Chào các bạn,
treonguotrongdianguc
Hôm nay, rằm tháng 7 âm lich (21.8.2013), là ngày Lễ Vu Lan, Lễ Báo Đáp Ân Đức Cha Mẹ.

Lễ này bắt đầu từ Kinh Vu Lan (Ullambana Sutta). Sutta là kinh. Ullambana có nghĩa là “treo ngược”, trong tiếng Hán gọi là Đảo Huyền. Vì vậy Lễ Vu Lan còn gọi là Giải Đảo Huyền, giải thoát khỏi bị treo ngược.

Kinh Vu Lan kể lại tôn giả Mục Kiền Liên xuống âm phủ tìm mẹ thấy mẹ và mọi linh hồn đều bị treo ngược và đói khổ trong địa ngục, bèn dâng cơm cho mẹ. Nhưng mẹ Mục Kiền Liên, vì lòng tham quá nhiều, sợ các quỷ đói khác dành phần ăn của mình, dùng tay che giấu chén cơm, nên khi đưa cơm vào miệng cơm liền biến thành than đang cháy đỏ, không ăn được.

Đọc tiếp Tâm là mẹ

Ba khúc dâng mẹ

Sen
 

PHẬT HÁT

Yếm thắm không bỏ bùa sư
Mà sư cứ đòi xoa yếm thắm
Mẹ bảo này trọc đầu
Trong ngực tôi có Phật
Trọc đầu có sợ ố cà sa ?

Giữa chợ lực điền yếm thắm gặp cha
Cha thẳng đường cày cầu xin yếm thắm
Mẹ bảo trong ngực tôi có Phật
Nếu ngực Phật anh thuận lòng
Thì yếm thắm này thuyền xin theo sông

Tôi ấp môi son vú mẹ
Lè phè nằm nghe Phật hát
Phật hát lời cò trắng muốt
Trắng muốt vì cò không phải là công
Phật hát lời cua đi ngang
Dẫu đi ngang cua vẫn chẳng lạc đường…

Suốt tuổi thơ tôi bú lời Phật hát
Quay sa mẹ hát lụa tơ
Ra đồng mẹ hát nắng mưa thuận hòa
Lời trăng thủ thỉ vai cha
Cỏ hoa mẹ hái bao la dành riêng con
Mẹ nhấn véo von
Lòng buồn cũng chớ nhuộm buồn có hoa
Ngày tôi phải rời xa yếm thắm
Mẹ bảo từ nay trong ngực con có Phật
Con thưa trong ngực con có mẹ
Mẹ khóc nhòe và ngực tôi bỗng hát
Lời mẹ hát cò lời mẹ hát cua
Ngực con đầy tiếng mẹ ru…
 

MẸ KHÓC

Mỗi khi con thấy mẹ ngồi bệt xuống hè
Tay cầm cây quạt nan
Là con biết mẹ đang đè buồn nuốt giận
Khóc ở trong lòng
Khóc trong lòng nước mắt chảy đi đâu?
Cầu cho nước mắt chảy vào gan vào ruột
Để nước mắt trôi ra ngoài
Nhưng nước mắt không chảy vào gan ruột
Mà chảy vào tim rồi hòa vào máu
Chẳng bao giờ con có thể lau

Những lúc ấy con qùy trước mẹ
Hai tay dụi gọi Mẹ ơi! Trên trời tất nhiên có Giời
Nhưng sao Giời nỡ bất công
Để con càng lớn càng cao mẹ càng già càng thấp

Ôm con mặt mẹ úp ngang vai
Mẹ bảo mẹ khóc mừng khóc phúc
Mừng phúc mẹ khóc như mưa
Phùn xuân rào hạ
Mầu khóc hồng son

Con tắm trong khóc mẹ ngập hồn
Tinh chất khóc ngấm vào da vào thịt
Con không chùi không lau
Con không trả khóc về mắt mẹ…

Con biết ở cõi trời
Mẹ muốn khóc cũng không thể khóc
Vì thế ở cõi người
Ngày ngày con đem tiếng khóc mẹ ra phơi
Lạy trời đừng phạt mẹ tôi
Tội đón nước mắt con bay ngược về mắt mẹ
Để mẹ lại được khóc
Âm dương cũng đạo làm người
 

MÙA TỨ QUÍ

Mười tám ngày tháng Ba (*)
Mẹ cãi dân văn không chịu trông vào (*)
Mẹ gọi rét Bân về cho cha mặc áo
Áo Bân dệt với mưa phùn
Cha mặc vừa in bảo ấm

Mười tám ngày tháng Sáu
Mẹ tần đồng xa mẹ tảo đồng gần
Tép cà gia bản
Cơm ngô khoai độn với sum vầy
No cười như mưa bóng mây

Mười tám ngày tháng Chín
Mẹ theo hịch dân văn trông ra
Váy phùng đòn gánh yếm tơ
Cùng dân làng mẹ đi đón mùa thu
Hớn hở mùa thu chào mẹ

Mười tám ngày tháng Chạp
Mẹ đồ xôi đóng oản
Mẹ nấu chè kho
Mẹ bảo khổ thế nào cũng phải vui ba ngày tết
Rước tổ tông về
Vì thế, và thế Càn Khôn đón mẹ tôi về mùa tứ quí

Mùa tứ quí có suốt quanh năm
Chả thế tôi làm sao thành một lực điền
Cầy cuốc quanh năm không mỏi mệt
Chả thế làm sao tôi yêu em
Yêu lâu thế mà sông tình vẫn đẹp
Chả thế tôi làm sao nuôi dậy các con
Nếp tẻ đều thành người tử tế

Lạy Càn Khôn, tôi nguyện sống tu thân theo mẹ
Sau trăm tuổi xin cho tôi về làm mùa phú quí
Để tôi hầu hạ mẹ tôi…

 
(*)Tính mùa theo ngũ hành
(**) Dân gian nói: Đói tháng Tám trông ra, đói tháng Ba trông vào.

Nguyễn Nguyên Bảy
Sài Gòn 1990-2010

 

Ba

 

Chào các bạn,
bc
Mùa Vu Lan – Mùa báo hiếu năm nay lại về trong tiết trời mưa gió và se lạnh của vùng trời Tây nguyên, mình viết những dòng này khi ba đã mất tám năm. Trong tám năm qua, khi nhớ cũng như nghĩ về ba, mình luôn day dứt ân hận về một điều đã không làm cho ba.

Ba sinh ra và lớn lên trong một gia đình có ba anh em, là con trai độc nhất của một gia đình nghèo ở Quảng Trạch, Quảng Bình. Ông nội mất sớm khi bà nội mới hai mươi bảy tuổi, bà nội đã ở như vậy để nuôi ba và hai cô. Đọc tiếp Ba

Tiếng đàn của mẹ

 

Untitled-1

Nguyễn Anh Tuấn

Kính tặng mẹ

 

    Cứ mỗi sớm, nắng rọi một góc nhà

    tiếng đàn của mẹ lại ngân lên

    con ngắt dây điện thoại bàn và tắt máy cầm tay

    bất giác thở nhè nhẹ…

     

    Giờ đây, mẹ có quyền mơ mộng bên khúc Réveri1

    sau nhiều năm tháng, người mơ mộng là mẹ phải cố bơi trong dòng lũ đục ngầu

    dòng lũ từng bị ô nhiễm bởi lửa đạn khói bom, bởi máu tươi, bởi giọt nước mắt mồ hôi nhọc nhằn tem phiếu

    và giờ lại đang bị ô nhiễm bởi đủ thứ quái gở đời thường…

    Mặc kệ hết, mẹ thổn thức trong giai điệu của người anh nhạc sĩ quá cố: Tình yêu đôi ta lỡ làng

    để chiêm nghiệm cái “Bẽ bàng” 2 bằng hạnh phúc đơn sơ, nghèo nàn

    đẹp như bức tranh lụa tả người thiếu nữ mơ mộng

    của người chồng hoạ sĩ vẽ trong thời thất nghiệp…

    Bên cái thực tại hổ lốn, thực tại nhờ nhờ

    tiếng đàn của mẹ thanh tao, yếu đuối và tự tin biết chừng nào!

     

    Bản Sérenade của người nhạc sĩ thiên tài cái gì cũng dở dang

    tia nắng xẻ đôi,

    cơn mưa vội vàng chỉ kịp ướt lòng người

    nụ cười chưa kịp trao người yêu dấu, giọt lệ nuốt thầm một nửa

    Ai hôm nay không tìm thấy mình trong bản Giao hưởng dang dở 3?

    Con thay mặt cuộc đời cảm ơn mẹ.

     

    Cháu gái lên ba ngồi chễm chệ bên bà

    mắt nhìn hau háu vào những phím đàn ngọc ngà và đôi bàn tay nhỏ xanh xao như của bà Tiên

    miệng trẻ bi bô hát theo: lúc ở nhà mẹ là cô giáo

    Mắt bà vui rầng rậng nước.

     

    Mẹ cuốn con trở về nơi có lũ ống, lũ tràn , lũ quét, lũ muộn

    nơi rừng hoang bị đốn, thú hoang trốn chạy

    có những em bé ra vào lán cỏ như đàn thú nhỏ

    có nắm xôi trong ếp khẩu chấm chéo4 ngọt bùi đến độ làm con cay mắt

    có bước xoè chuếnh choáng ôm vào lòng tình thương không nghi kỵ

    con như nhìn thấy trong lòng bàn tay

    những nẻo đường đi của miếng ăn cái mặc, của lời nói bài ca dân dã

    chúng thật và xót xa đến nao lòng khiến con không sao giả dối nổi- cả những khi cần đến lời nói dối…

     

    Những nỗi ngao ngán chợt lặng đi. Nhưng chúng không tắt ngấm

    Và con ngơ ngác đi tìm cái mà chúng chuyển hoá thành. Chưa tìm thấy

    nhưng con chợt nhận ra:

    những dòng người đang nhớn nhác, những toan tính nhỏ mọn, những mời mọc trơ tráo

    Chưa tìm thấy

    nhưng có một sức mạnh vô hình đưa con trở về những năm tháng nẻo rừng

    thời mà cái đói thường ám ảnh con

    Nhưng chỉ cần ngả nghiêng bước trên con đường mòn

    sững sờ trước vệt ban rừng hoang dại

    là con thấy đời con không vô nghĩa

    và chỉ còn thấy khổ tâm khi không diễn tả nổi sự ngây ngất của mình

    cũng như, lúc này đây con day dứt hoang mang

    bởi không tìm được cách nắm bắt con thú hoang xúc cảm

    đang rải nốt mưa nốt nắng, nốt buồn nốt vui

    đang hiển hiện ra như cái đích của đời con…

                                                                                                                                                            2007      

                                                                            

____________

1. Bản nhạc “ Mộng mơ” của nhạc sĩ  Shuman

2. Tên một bài hát của nhạc sĩ Lê Yên

3. Bản giao hưởng của nhạc sĩ  Shubert

4. Làn đựng cơm nếp đan bằng mây, tre của đồng bào Thái- Thức chấm đồ ăn được làm từ nhiều loại gia vị trên rừng.

Dòng sữa của mẹ

 

hoa-hong-tang-me-1

“Ngàn đóa hồng thơm con kính dâng lên người, mẹ hiền.

Vu lan lại về xao xuyến tận đáy lòng chúng con

Một nhành hoa đơn sơ thay cho ngàn câu nói

Lòng trẻ chúng con luôn biết ơn mẹ hiền”

Lòng hiếu thảo của Ngài đã được nhắc nhở, truyền tụng cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, mà bây giờ vẫn còn mãi, và có lẽ sẽ mãi mãi mà thôi. Bởi hình ảnh hiếu hạnh cao đẹp như vậy, nên người Phật tử nào cũng đều ít nhiều nghĩ về Vu Lan trong mùa tháng bảy. Và hễ nghĩ về Vu Lan hẳn phải nghĩ về Mẹ. Nghĩ về Mẹ để được uống lại mật ngọt tình thương; nghĩ về Mẹ để được no đầy dòng sữa thương cảm. Đọc tiếp Dòng sữa của mẹ