Mama – Spice Girls

 

Chào các bạn,
spicegirlsgreatesthits2np4
Dưới đây là một ca khúc ý nghĩa được thể hiện bởi một trong những nhóm nhạc nữ thành công nhất mọi đời đại – Spice Girls.

Mama là đĩa đơn thứ tư trích trong album đầu tiên mang tên Spice phát hành năm 1996 của girlband nổi tiếng này. Video clip của Mama với những hình ảnh đan xen hồi nhỏ và khi lớn của 5 thành viên cùng sự xuất hiện của 5 bà mẹ đã để lại ấn tượng với khán giả. Đọc tiếp Mama – Spice Girls

Các kỹ năng giao tiếp

Chào các bạn,
bowing
Chúng ta thi thoảng có các bài về kỹ năng giao tiếp như bắt tay, chào hỏi, nói chuyện với đám đông, kỹ thuật interview… Nhưng các bạn có thể nhận thấy ĐCN không có nhiều các bài về kỹ năng giao tiếp như các bài về trái tim.

Không phải là chúng ta không xem nặng các kỹ năng giao tiếp, nhưng vì khi Tâm ta có nội lực mạnh thì ngôn ngữ thân thể của ta và aura của ta sẽ tự động làm cho những hành vi giao tiếp của ta có sức mạnh của một vị thầy. Chỉ cần đọc một ít về các kỹ năng giao tiếp là được.

Đọc tiếp Các kỹ năng giao tiếp

Người Sêđăng

 

Chào các bạn,
cho
Mình lấy làm lạ vì cho đến bây giờ trong Buôn Làng mình ở vẫn còn nhiều những buôn bán nhỏ giữa anh em Buôn Làng với nhau, còn mang tính trao đổi qua lại giữa hàng hóa với hàng hóa, chứ không phải bằng tiền. Chẳng hạn đến mùa thu hoạch lúa xong các gia đình đi xay lúa với giá 10.000 đồng một ký, xay xong thay vì trả bằng tiền, anh em Buôn Làng quy ra thành bao nhiêu ký gạo để trả công xay bằng gạo. Đọc tiếp Người Sêđăng

Các chiều kích xã hội trong lời dạy của Đức Phật – kết thúc

buddha

Lời giảng của Phật về chính trị

Theo truyền thống, Phật được sinh ra để làm vua. Ngài từ chối ngai vàng để trở thành một người tìm kiếm tâm linh và cuối cùng đã trở thành một người thầy tâm linh. Ngài có rất nhiều vua mà là học trò của Ngài, Vua Bimbisara của Magadha, vua Pasenadi của Kosala, vua Ajatasattu của Magadha, vua Udena và những vị vua khác. Cùng thời điểm của Phật có rất nhiều quốc gia cộng hòa ở Bắc Ấn Độ mà Phật đã giảng thuyết. Ngài đã tư vấn những nhà lãnh đạo đặc biệt là Licchavis người sống trong vùng Vesali. Phật đã có những người học trò trong cả hai nhóm lãnh đạo, cộng hòa và quân chủ.

Phật không ủng hộ hình thái chính quyền này hơn là hình thái chính quyền kia.

Đọc tiếp Các chiều kích xã hội trong lời dạy của Đức Phật – kết thúc

Lòng dân với lịch sử nhìn từ lăng Vua Hiệp Hòa

 

(LĐ) – Người dân tự nguyện xây lăng Vua Hiệp Hòa, sau khi hoàn thành, họ đã bàn giao lăng vua lại cho con cháu nhà vua thuộc phủ Văn Lãng – Nguyễn Phước tộc. Sự kiện xảy ra vào ngày 13-14.8.2013 tại Huế. Mộ của Vua Hiệp Hòa – như báo chí miêu tả – “bé hơn mộ dân thường” và hoang tàn, lạnh lẽo.

Lòng dân với lịch sử nhìn từ lăng Vua Hiệp HòaToàn cảnh khu mộ Vua Hiệp Hòa. Ảnh: Lê Thanh Phong

Thậm chí, không có được một tấm biển chỉ đường đi vào mộ vua, ngay cả người dân Huế cũng không mấy ai biết được mộ Vua Hiệp Hòa. Nói rộng ra, không có nhiều người biết được lịch sử Việt Nam có một vị vua có tên Nguyễn Phúc Hồng Dật, niên hiệu Hiệp Hòa. Lịch sử có những uẩn khúc của nó và số phận của Vua Hiệp Hòa là một uẩn khúc.  Đọc tiếp Lòng dân với lịch sử nhìn từ lăng Vua Hiệp Hòa

Đạo hiếu nghĩa ‘dịp Vu lan’

 
TPXã Thạnh Xuân (Châu Thành A, Hậu Giang) có mấy trăm gia đình theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với những lời răn như khi chết không xây mồ, dành tiền làm việc thiện, bắc cầu, bồi lộ. Lãnh đạo xã Thanh Xuân nói nhờ vậy mà giao thông nông thôn tốt, xóm ấp yên bình, người dân thường gọi là đạo Hiếu Nghĩa, hoặc nôm na là đạo “Bắc cầu bồi lộ”.
 

Chùa của Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở ấp Láng Hầm, nhỏ bé với vườn cây xanh tươi bên con đường sạch sẽ ẢNH: SÁU NGHỆ
Chùa của Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở ấp Láng Hầm, nhỏ bé với vườn cây xanh tươi bên con đường sạch sẽ ẢNH: SÁU NGHỆ.

 

Ấp Láng Hầm của xã Thạnh Xuân thuộc vùng sâu vùng xa nhưng đường chạy xe máy bon bon. Thời bao cấp nghèo khó, nông thôn ĐBSCL chủ yếu là cầu khỉ thì ở đây đã “cầu ván đóng đinh”, một niềm mơ ước như câu ca “Ví dầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/Khó đi mẹ dắt con đi”. Khi tôi chạy xe tìm người rành rẽ đạo “Bắc cầu bồi lộ” (bắc cầu, đắp đường) để hỏi chuyện, người ta chỉ đường đến nhà ông Ba Thơ, gần 93 tuổi. Tôi rất băn khoăn, gặp người thượng thượng thọ có trò chuyện được gì hay không? Đọc tiếp Đạo hiếu nghĩa ‘dịp Vu lan’

Vỡ mộng trời Nga

 
TN – Từ những năm 2006 – 2007, tại nhiều xã nghèo ở Bắc Giang, người dân ồ ạt sang Nga lao động với hy vọng kiếm được cả nghìn đô mỗi tháng. Nhưng ngày trở về, không ít người lâm vào cảnh nợ nần, trắng tay…

Xuất khẩu lao động sang Nga 1
Nhiều ngôi nhà xây dở dang ở thôn Thành Công, xã Tiền Phong, H.Yên Dũng (Bắc Giang) – Ảnh: Nguyễn Tuấn

Đặt chân đến xã Tiền Phong (H.Yên Dũng, Bắc Giang), nơi có ngôi làng được mệnh danh là “làng đi Nga” nổi tiếng một thời, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những ngôi nhà xây dở dang, tường gạch tróc lở, loang lổ rêu phong. Càng đi sâu vào con đường nửa đất, nửa bê tông lởm chởm đá dăm dẫn đến 2 thôn liền kề Thành Công và Quyết Tiến, càng thấy nhiều ngôi nhà xây dở dang như thế nằm san sát nhau. Hỏi ra mới biết, hơn nửa số nhà xây lên rồi bỏ đấy là của những gia đình có người đi xuất khẩu lao động ở Nga. Để có tiền cho con cái, vợ, chồng… đi Nga, họ phải đi vay mượn, thậm chí ngôi nhà đang xây dở cũng tạm gác lại. Đọc tiếp Vỡ mộng trời Nga