Chịu mất một chút cũng không sao

Chào các bạn,
Nhuong-com-se-ao
Rất có nhiều người lừa lọc, như là người ăn xin có lợi tức hàng tháng cao hơn lương tháng của bạn; hay nhiều người thích ăn thua một chút thường xuyên, như là đối tác liên doanh với bạn chỉ thích tranh phần lời hơn bạn một chút…

Rất là bực mình và không tốt cho sự trưởng thành tâm linh cho bạn nếu bạn phải đấu tranh từng chút hàng ngày như thế.

Thấy một người ăn xin có vẻ thảm hại, nếu bạn động từ tâm muốn cho vài nghìn, thì cứ cho, đừng sợ bị lừa. Nếu đối tác làm ăn cứ tranh phần hơn vặt vãnh, thì cứ để cho anh ta hơn… Hơn thua vặt vãnh không đáng gì mà mình cứ tranh thì chỉ làm lòng mình xung động và bần tiện mãi.

Còn nếu bạn thấy có vẻ đang bị người hành khất lừa trắng trợn quá, thì đừng cho. Hoặc đối tác làm ăn cứ đòi phần hơn quá lớn làm bạn thiệt hại quá, thì tìm đối tác khác làm ăn.

Điểm chính là trong những trường hợp lặt vặt mà bạn có thể làm ngơ được để trái tim bạn tĩnh lặng và hiền dịu thì cứ làm ngơ, để lòng tĩnh lặng. Làm ngơ là một cách luyện tập đưa đến nhiều hiệu quả cho tâm ta.

Tĩnh lặng thường kèm theo một giá của nó: Không mắng lại thì có thể xem như người kia cáo tố mình đúng, không hơn thua thì có thể bị chê là khờ, không e dè thì có thể bị chê là ngây thơ… Nếu bạn muốn có “công bình” và ăn thua đủ trong các việc này, thì bạn không bao giờ có tĩnh lặng.

Và vì bạn tĩnh lặng thì có thể thành Bồ tát, nên thực ra giá nào cũng thấp. Cứ trả để mua tĩnh lặng.

Chúc các bạn luôn tĩnh lặng.

Mến,

Hoành

© copyright 2013
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 13 thoughts on “Chịu mất một chút cũng không sao”

  1. trước giờ em vẫn luôn nghĩ người với người sống để yêu thương. Chưa bao giờ em chành chọe hay so đơ với bất kì ai. Ở cơ quan em thường làm những việc nhỏ nhặt như pha trà, quét nhà, và thi thoảng làm những việc lặt vặt hoặc photo tài liệu khi được nhờ. Chưa bao giờ em nghĩ em làm những việc đó là thấp kém hơn người khác, vì mẹ luôn dạy em phải kính trên nhường dưới, có lễ độ với mọi người. Cho đến một ngày, những người yêu quí em (là yêu quí thật sự ạ) đều bảo em “Tại sao lại phải làm như thế?” “Em thích cả đời mình làm lặt vặt à?” “Em đừng hiền quá như thế, hiền quá bị mọi người bắt nạt đấy!” “Thấy chưa, chỉ nhờ được em thôi, làm gì dám nhờ bạn kia. Bạn í vào sau em nhưng bản lĩnh hơn em đấy…” Ôi lúc đó em thực sự xung động. Em chưa bao giờ nghĩ là mình đang bị sai làm cái gì cả, em chỉ muốn giúp đỡ mọi người thôi. Em là người nhỏ tuổi, những việc lặt vặt như rửa chén, pha trà, dọn dẹp là điều em nên làm, vì đó là cách cư xử em được giáo dục từ bé. Em đã không suy nghĩ gì cả cho đến khi mọi người suy nghĩ hộ em. em thấy buồn vì mọi người làm em nghĩ em thật ngốc nghếch. Chính những nhận xét chân thành của mọi người làm em mệt mỏi, chứ không phải mệt mỏi vì những việc không tên.
    Từ giờ em sẽ không như thế nữa, sẽ vẫn chan hòa với mọi người, biết ơn sự quan tâm của mọi người nhưng vẫn giữ sự tĩnh lặng cho bản thân. Chịu mất một chút cũng không sao 🙂

    Thích

  2. Hi anh Hoành,

    Em cảm ơn anh vì bài viết rất hay.

    Hi anh/chị Jan,

    Sáng sớm đọc những lời chia sẻ của anh/chị, em thấy lòng thật vui vẻ và yêu thương.

    Em mến chúc anh/chị an vui luôn luôn.

    Thích

  3. Chào ngày mới Hoành! Cảm ơn anh vì bài viết hay và bổ ích.
    Sáng nay em đang phân vân xem mình có tâm ích không, vì có mấy chuyện xảy ra ở cơ quan không bằng lòng lắm. Người làm không được hưởng thành quả, nhưng người ngồi không lại được hưởng nó một cách trọn vẹn và dễ dàng. Chia đều hay nhường hết cho họ thì thấy tâm không phục, bất công quá. Không phải bất công vì thấy bản thân mình bị mất giá trị vật chất, mà thấy mình mất đi giá trị tinh thần, mình làm họ hư, sẽ là cách làm họ k hiểu được thành quả của lao động, và sẽ làm cho xã hội càng có nhiều con người như vậy hơn, rồi đó cũng sẽ là nguyên nhân làm xã hội đi xuống hơn. Trong lòng buồn vì đều đó. Nhưng mà đọc bài viết của anh rồi mới thấy mình cần phải tĩnh lặng hơn nữa. Để sống trọn vẹn trong xã hội này thật khó, thôi thì mình cứ làm những gì mà thời điểm đó mình cho là đúng. Còn tương lai có đúng sai thì cứ để thời thế suy xét vậy.
    Cảm ơn anh Hoành !
    Kính chúc anh/ chị một ngày ý nghĩ và vui vẻ.!

    Thích

  4. Đúng chú ạ, có thể người ăn xin đó là thật, có thể là giả, cho họ vài nghìn thì chỉ mất 1 cái bánh mì nhưng cái ta giữ được là lòng trắc ẩn, đó mới là điều đáng quý.
    Cảm ơn chú – một học giả rất tài hoa.

    Thích

  5. cảm ơn anh Hoành, đọc xong bài viết của anh em thấy rất bình an và tĩnh lặng. Kính chúc anh và gia đình một này an lành. Em Phúc

    Thích

  6. Mình nghĩ tốt nhất là đừng để ai lừa mình.

    Nhưng nếu rủi mình bị người khác lừa hay lợi dụng mình, thì tất cả những gì mình làm, mình cho người khác với thiện ý, về lâu dài đều không mất đi đâu cả.

    Cho không bao giờ mất, chỉ có nhận mà không biết dùng (không dùng đúng) mới mất mà thôi.

    Thích

  7. Mất có một chút mà tâm bất an, rối ren, là mất hơi bị nhiều. Dù mất bao nhiêu mà tâm vẫn thảnh thơi, tĩnh lặng thì như không mất gì.

    Nhưng làm thế nào để “tâm vẫn luôn thảnh thơi, tĩnh lặng, dù cho mất…đến bao nhiêu”? Đây quả là một việc rất rất khó!

    Tâm thảnh thơi, tĩnh lặng là cái quan trọng nhất! Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã xác quyết bằng một câu trong bài Cư Trần Lạc Đạo Phú: “Biết vậy! Miễn được lòng rồi, chẳng còn phép khác”.

    Lòng rồi (hay lòng rỗi) chính là tâm thảnh thơi, tĩnh lặng.

    Trước mắt, ta thực tập “chịu mất một chút cũng không sao”…Xin cảm ơn!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s