Nhã nhạc cung đình Huế và Niệm Phật theo điệu Nhã nhạc

 

Chào các bạn,
nn
Hôm nay mình mời các bạn cùng nghe Nhã nhạc cung đình Huế và Niệm Phật theo điệu Nhã nhạc nhé.

Nhã nhạc là một thuật ngữ liên quan đến âm nhạc cung đình có mặt tại 4 nước đồng văn: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nhã nhạc là nhạc chính thống của triều đình được dùng ở các cuộc lễ tế Giao, tế Miếu và trong các dịp triều hội; là sản phẩm kết hợp giữa Lễ và Nhạc.

Như vậy, có thể nói khi có triều đình phong kiến thì có Nhã nhạc. Đọc tiếp Nhã nhạc cung đình Huế và Niệm Phật theo điệu Nhã nhạc

Trái tim Bồ tát

Chào các bạn,
Bodhisattva
Chúng ta luôn nói muốn thành công, muốn là lãnh đạo tốt… chúng ta phải có trái tim khiêm tốn, thành thật, yêu người và tĩnh lặng.

Nhưng nói vậy cũng chỉ là cách nói dùng ngôn ngữ đai trắng.

Nếu bạn sắp đến đích, tức là sắp đến mức thầy, thì nói thế không chỉ là sai mà còn là một cái bẫy tâm linh lớn. Vì còn “muốn” là còn nằm trong vòng hệ lụy tham sân si.

Đọc tiếp Trái tim Bồ tát

Tinh thần bộ đội phục viên

 

Chào các bạn,
bd
Đa số học sinh lớp giáo lý của mình đã đi làm, có ba em là bộ đội phục viên, có nhiều em đã có gia đình nhưng vì các em chưa học xong giáo lý phổ thông nên các em tiếp tục đi học cho xong. Vì các em đã đi làm và giao tiếp nhiều với môi trường bên ngoài Buôn Làng, nên có những em ngày đầu tiên vào lớp học ăn mặc rất model, tóc nhuộm màu mè và chải dựng đứng nhìn rất quậy. có vẻ không biết sợ ai. Không riêng gì các em nam mà kể cả một số em nữ cũng vậy, nhưng sau ba buổi học, các em dần ổn định đi vào nề nếp. Trong lớp, mình để ý thấy em Lysa – là một trong ba em bộ đội phục viên, em đã có vợ và sắp có em bé, cả hai vợ chồng cùng đi học và học rất chuyên chăm. Đọc tiếp Tinh thần bộ đội phục viên

Sống lại nghề xưa – Người mang thổ cẩm đi Tây

 
TN – Nói nhiều cười nhiều, người phụ nữ dân tộc Mông Vàng Thị Mai khiến ai lần đầu tiếp xúc cũng phải ngưỡng mộ bởi sự hiểu biết, thân thiện. Chị đã tạo dựng nên tên tuổi thổ cẩm của dân tộc mình ở cả trời Tây. 

Phổ cập nghề dệt lanh

Chị Vàng Thị Mai kể về làng dệt lanh truyền thống bằng một tình cảm dạt dào, đầy tự hào, thực sự lôi cuốn người nghe. Với trang phục truyền thống của dân tộc Mông, dáng vẻ chân chất của phụ nữ vùng cao, chị Mai đưa người nghe về với ký ức của nghề dệt lanh, từ những dãy núi trùng điệp quê chị, nơi bản làng người Mông ở xã Lùng Tám (H.Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) đang sinh sống.
 

 Sống lại nghề xưa - Người mang thổ cẩm đi Tây
Nghệ nhân Vàng Thị Mai nhịp nhàng bên khung cửi – Ảnh: T.K

Đọc tiếp Sống lại nghề xưa – Người mang thổ cẩm đi Tây

Điều tiết chương trình học để giảng dạy phòng chống tham nhũng

 

TTOLần đầu tiên nội dung phòng chống tham nhũng được đưa vào nội dung giảng dạy bắt buộc trong nhà trường từ cấp THPT trở lên, bắt đầu từ năm học 2013-2014.

Ông Trần Đức Lượng – phó Tổng Thanh tra Chính phủ – Ảnh: Ngọc Hà

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Đức Lượng – phó tổng Thanh tra Chính phủ, phó trưởng Ban chỉ đạo đề án 137 về đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng – cho biết: Đọc tiếp Điều tiết chương trình học để giảng dạy phòng chống tham nhũng

Lào Cai: Hạnh phúc bình dị của các gia đình vùng cao

 
(Dân trí) Rất nhiều “tổ ấm” trên vùng cao Lào Cai hôm nay thực sự là những điển hình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Những gia đình từ thành thị đến vùng cao, từ người Kinh đến người Dao, Mông, Phù Lá… đang là những hạt nhân tích cực đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của vùng cao Lào Cai.

Nhân dịp ngày “Gia đình Việt Nam” 28/6, xin giới thiệu cùng bạn đọc những khoảnh khắc hạnh phúc của các gia đình vùng cao.