Nghệ sĩ dương cầm (The pianist)

 

Nocturne trong thuật ngữ âm nhạc có nghĩa là nhạc vào đêm, Nocturne có mặt là nhờ vào ảnh hưởng từ trào lưu văn chương của trường phái lãng mạn, bởi thế phong cách âm nhạc của nocturne rất tinh tế, nhẹ nhàng, và môi trường thích hợp nhất cho loại nhạc này là khi màn đêm bắt đầu buông xuống. Lúc mà tâm hồn con người dễ có cảm xúc chân thật sau một ngày xếp lại những mỏi mệt với bao lo toan cuộc sống đời thường…

Trong số những nhạc sĩ cổ điển, Chopin là nhạc sĩ viết khá nhiều nocturne, dường như ngôn ngữ âm nhạc mỏng manh và tinh tế của ông rất phù hợp với thể loại này.

Mình nhớ trong phim The pianist (Adrien Brody trong vai Władysław Szpilman & Thomas Kretschmann trong vai Captain Wilm Hosenfeld), phim được quay dựa vào hồi kí của một nhạc sĩ Ba Lan gốc Do Thái, nhờ tài chơi đàn piano mà đã được một sĩ quan SS cứu sống khỏi thảm họa diệt chủng thuở đó.

Trong phim sử dụng nhiều khúc nhạc Chopin rất hay như Ballade in G Minor hay “Andante spianato et Grande Polonaise brillante”, nhưng Nocturne số 20 cung Đô thăng thứ (Nocturne N.20 C sharp minor) vẫn làm mình xúc động nhất.

Giới thiệu các bạn cùng nghe và cùng…xúc động với mình nhé 😀

 

 

Khúc nhạc này cũng rất tuyệt vời khi nghe với violin:

 

Một suy nghĩ 5 thoughts on “Nghệ sĩ dương cầm (The pianist)”

  1. Cảm ơn chú Can đã giới thiệu 1 bản nhạc hay 🙂 Trước xem phim Pianist cháu rất thích bản này nhưng không biết tên, cố gắng download nguyên cả album một trăm mấy bài của Chopin nhưng cũng không có, cuối cùng lại gặp ở đây.

    Thích

  2. @Phú Đại K.:
    Vậy là chú cháu mình cùng thích một bài 😀

    Khúc nhạc này còn hay được gọi là Nocturne op Posthum. Những ngón láy của piano nghe thật…rụng rời, cháu nhỉ? 😀

    Thích

  3. Trong phim “Pianist” bản hay nhất mà làm tên sĩ quan Đức phải rung động là : Chopin-Ballad No1……..còn bản trên đây là: Chopin nocturne No 20, c sharp minor…..hay nhất là nghe Sarah Chang kéo vĩ cầm ( còn gọi là: Nỗi buồn ngọt ngào-sweet sorrow)….

    Thích

  4. Về kỹ thuật bản : “Chopin-nocturne in c sharp minor” không khó chơi như bản “Chopin-Ballad No1” chỉ cần trình độ sơ cấp là có thể chơi được. Bản “Chopin-Ballad No1” đòi hỏi kỹ thuật cao và tốc độ cực nhanh ở đoạn cuối và khó thể hiện nội tâm ở những đoạn chậm nhưng để chơi hay và truyền cản thì bản nào cũng khó. Bản “Chopin-nocturne 20 c sharp minor” theo tôi chơi hay nhất thế giới vẫn là Đăng thái Sơn. Về những bản Concerto hay các bản khác thì nhông dám nói nhưng về chopin-nocturnes thì không ai chơi hay bằng Đặng Thái Sơn…….

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s