Christophe: Một thuở lẫy lừng…

 

Ca sĩ Pháp Christophe tên thật là Daniel Bevilacqua, sinh tại Juvisy-sur-Orge (phía nam ngoại ô Paris) vào ngày 13 Tháng Mười, 1945.

Cha ông là một nhà thầu xây dựng gốc Ý, còn bản thân ông khi lớn lên là một kẻ nổi loạn… không thể kiểm soát được.

Ông bỏ học rất sớm và theo đuổi âm nhạc từ lúc mới 16 tuổi, đến năm 18 tuổi (1963) ông đã ghi lại đĩa đơn đầu tay của mình và …thất bại nặng nề!

Là người sùng bái văn hóa và phong cách sống Mỹ, Christophe không được lòng nhiều người Pháp, (có lẽ…bụt nhà không thiêng :D), nhưng ở Việt Nam thuở ấy, Christophe là một ca sĩ Pháp có rất nhiều ca khúc được người nghe yêu thích.

Đọc tiếp Christophe: Một thuở lẫy lừng…

Tĩnh lặng là gì ?

Chào các bạn,

Mình viết cho đến bây giờ là hơn 1200 bài trà đàm, và theo comments của các bạn mà xét thì điều mà ít bạn nắm được nhất là tĩnh lặng.

Tĩnh lặng không có nghĩa là ngồi yên.
Tĩnh lặng không nghĩa là không cảm.
Tĩnh lặng không có nghĩa là không làm gì cả.
Tinh lặng không có nghĩa là bất cần.
Tĩnh lặng không có nghĩa là tốt…

Đọc tiếp Tĩnh lặng là gì ?

Ngày Bốn Mùa


 


Tùy bút của Nguyễn Nguyên Bảy

 

Tôi đến Seattle một chiều trung tuần tháng 5 lịch dương, vừa ra khỏi sân bay, con trai đã choàng ngay lên vai chiếc áo chống lạnh siêu nhẹ với lời chào nơi này ngày bốn mùa, lúc này đang là mùa đông. Đứng lạnh giữa sân ga chờ con lấy xe rước. Bật cười với lời tự tôn quá xưa Con Người Thật Vĩ Đại!, chỉ sau hai mươi giờ bay đã buộc thời gian quay ngược từ đêm trở lại ngày, từ mùa hạ về lại mùa đông.

Tràng An chinh phục những đỉnh cao

 

Thẩm định sách – từ trái qua: Giáo sư Văn Tạo, nhà thơ Bằng Việt, giám đốc TTVH Tràng An – luật gia Bùi Phúc Hải

Tôi biết đến Trung tâm Văn hóa Tràng An khi Trung tâm cùng Hội Những người yêu kính Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ phối hợp với Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức xuất bản cuốn sách “Nguyễn Trãi – Hợp tuyển thơ”, (soạn giả: nhà thơ Gia Dũng, Nxb Hội Nhà văn, quý IV, 2009). Đây là một cuốn sách đồ sộ, hoành tráng, dày gần 2.000 trang, khổ 16x23cm, bìa cứng, đóng hộp, in chất lượng cao – một cuốn sách không phải nơi nào cũng dám tổ chức xuất bản, vì chi phí cao mà không mang lại hiệu quả kinh tế. Phải có một tầm nhìn xa rộng, nhất là phải có một tấm lòng yêu mến văn hóa dân tộc rất sâu sắc mới có đủ tâm huyết để thực hiện.

Đọc tiếp Tràng An chinh phục những đỉnh cao

Vietnam Sentences Dissident to 5 Years for Distributing Anti-Government Leaflets

Source: Washington Post

Date: June 6, 2012

Link: http://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/vietnam-sentences-dissident-to-5-years-for-distributing-anti-government-leaflets/2012/06/06/gJQARKbuHV_print.html

HANOI, Vietnam — A court in central Vietnam has sentenced a dissident to five years in prison for distributing anti-government leaflets.

The Kien Thuc newspaper says 53-year-old Phan Ngoc Tuan was convicted of collaborating with “reactionary” groups and individuals in exile to spread propaganda against the Communist state. He was convicted at a half-day trial Wednesday in Ninh Thuan province.

Đọc tiếp Vietnam Sentences Dissident to 5 Years for Distributing Anti-Government Leaflets

Loạt bài về bức ảnh Mỹ Lai

Tướng Thước gửi thư ngỏ tới Đoàn ĐBQH Quảng Ngãi

Tác giả: Nguyễn Quốc Thước

Nhưng không hiểu những người có trách nhiệm ở cơ sở lại có những biểu hiện bất hợp tác để làm rõ sự kiện đau lòng này. Không biết quá trình đi tìm hiểu xác minh có vấn đề gì mà địa phương và những người tìm kiếm vẫn chưa gặp nhau?

LTS: Tháng 11/2011, Tuần Việt Nam đăng loạt phóng sự về vụ việc Mỹ Lai và cuộc tranh cãi về bức ảnh ‘Anh che chở cho em’ của nhiếp ảnh gia Ron Haeberle trong dịp ông trở lại Mỹ Lai. Loạt bài được sự quan tâm của nhiều độc giả, trong đó có Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, người lính già trở về từ những trận mạc khốc liệt. Nhân dịp Quốc hội đang họp, ông gửi thư ngỏ đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi để hỏi rõ hơn những câu chuyện còn bỏ ngỏ trong vụ việc.

Bức ảnh “Anh che chở em” đang gây tranh cãi

Tuần Việt Nam xin đăng nguyên văn lá thư ngỏ của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Đọc tiếp Loạt bài về bức ảnh Mỹ Lai

ODA và sáu năm lặng tắt

Thời gian có lẽ đã quá đủ, không phải cho lời hô hào chống tham nhũng hay những hội nghị hoặc bàn tròn về việc rút kinh nghiệm. Cái đủ đó chỉ đến khi người ta nhận ra rằng một đất nước vẫn có thể tồn tại và phát triển mà không cần đến ODA, nhất là khi đất nước ấy chưa có gì bảo đảm để chính thức chấm dứt nạn tham nhũng.

“Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đã đến mức báo động, các nhà tài trợ đang trông chờ những hành động cụ thể từ Chính phủ. Vốn ODA trong giai đoạn mới sẽ phụ thuộc vào hành động thực tế đó của Việt Nam” – Đói là thông điệp chính từ các nhà tài trợ cho Việt Nam tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ diễn ra cách đây đúng 6 năm, vào ngày 9/6/2006 tại Nha Trang.

Hội nghị trên diễn ra ngay sau khi vụ tham nhũng PMU 18 bị phát giác. Cũng trong hội nghị này, trong khi bà Anna Lindstedt – đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng một trong những biện pháp chống tham nhũng hiệu quả là công khai, minh bạch thông tin cho báo chí, thì báo chí lại không được tiếp cận ngay cả khu vực hành lang trước phòng hội nghị…

Đã tròn 6 năm lặng tắt kể từ sự kiện sóng gió PMU18. Trong 6 năm ấy, không biết nhận định “Việt Nam là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất” đã được thực chứng như thế nào, chỉ biết rằng đã không có thêm bất kỳ một vụ scandal nào về ODA được lộ ra từ phía cơ quan chức năng Việt Nam. Có chăng, chỉ là vài “con sâu” như PCI – đại lộ Đông Tây xảy ra vào năm 2008 và mới đây nhất là câu chuyện người Đan Mạch đã quyết định dừng 3 dự án ODA viện trợ cho Việt Nam. Và những vụ việc ấy, đều chỉ được biết đến và làm rõ từ những người mang quốc tịch nước ngoài.

Đọc tiếp ODA và sáu năm lặng tắt

Cạnh tranh Mỹ-Trung khiến châu Á tiến thoái lưỡng nan – Biển Đông: “Đa phương” chọi lại “bành trướng”


Cạnh tranh Mỹ-Trung khiến châu Á tiến thoái lưỡng nan

Kế hoạch thay đổi chiến lược tập trung về châu Á của Washington đặt ra thách thức với các đồng minh hiện tại khi các quốc gia cố gắng cân bằng quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc và mối liên kết quốc phòng với Mỹ.

Sau một thập niên chiến tranh ở Trung Đông, Mỹ giờ đây đang hướng tập trung tới châu Á. Ảnh: wordpress

Rất nhiều nước châu Á có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc nhưng cũng lại là đồng minh quốc phòng của Mỹ. “Những khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa của một châu Á trỗi dậy đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới những mối quan hệ an ninh và kinh tế hiện tại”, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói tại Đối thoại Shangri-La, một hội nghị về các vấn đề an ninh khu vực.

Đọc tiếp Cạnh tranh Mỹ-Trung khiến châu Á tiến thoái lưỡng nan – Biển Đông: “Đa phương” chọi lại “bành trướng”