La Petite Fugue: Cat & Maxime

 

Chúng ta thường nghe Toccata & Fugue của J.S Bach, thuật ngữ toccata nghĩa là nhạc được sáng tác riêng cho nhạc cụ có dàn phím, thế còn fugue?

Ở Việt Nam có lẽ vẫn còn tranh cãi về cách dịch chữ Fugue, Wiki Việt dịch là Tẩu khúc nhưng một số người am hiểu âm nhạc chưa đồng ý.

Tạm hiểu fugue là thể loại âm nhạc phức điệu (polyphonic music) xuất phát từ 1 chủ đề mà biến hoá, thêm thắt thành bản nhạc.

Dẫn chuyện như vậy để đề cập đến bản nhạc “La petit fugue” của Maxime Le Forestier, một ca/nhạc sĩ người Pháp (sinh năm 1949), ông đã sáng tác ca khúc này theo cảm hứng từ Prélude et fugue BWV 856 của J.S.Bach.

Continue reading La Petite Fugue: Cat & Maxime

Thánh nhân như nước

Chào các bạn,

Có lẽ là điều làm chúng ta mất tĩnh lặng nhiều nhất trên đời là ý muốn áp đặt, lèo lái, vận hành người khác, dù người đó là bố mẹ, con cái, bạn bè, hay nhân dân.

Áp đặt là muốn (những) người kia làm theo ý mình.

Áp đặt có nhiều hình thức từ tinh vi đến thô lỗ, từ nước mắt đến vũ lực. Nhưng dù hình thức nào đi nữa thì mọi áp đặt đều có một điểm chung là “người áp đặt luôn tìm cách để (những) người kia làm theo ý mình”.

Continue reading Thánh nhân như nước

Tản mạn về từ Hán Việt (phần 5) – ‘Những thành kiến hoá thạch’ về phái nữ qua chữ viết (bộ nữ)


Nguyễn Cung Thông

nguyencungthong@yahoo.com

Nếu chúng ta chỉ nghe đọc hay viết các chữ đẹp hay mỹ (mỹ nhân – người đẹp, mỹ cảnh – cảnh đẹp) theo mẫu tự La Tinh thì không thấy vết tích hay nhận ra phái nữ hay phái nam; tuy nhiên khi viết chữ Hán liên hệ ra thì tình hình lại khác hẳn: các chữ Hán trên ngàn năm nay đã mang trong đó một thành kiến xem thường phái nữ (thành kiến hoá thạch – fossilised prejudice). Tiếng Việt có tiếng cái, một dạng chữ Nôm dùng cái 丐 cho gái và cái, chỉ giống cái và sự lớn hơn hết (đường cái). Khuynh hướng chỉ vật thể lớn nhất (cửa cái, ngón cái) trong tiếng Việt cùng với phái nữ (con dại cái mang, cọp cái) rất khác với khuynh hướng chỉ sự đẹp trong tiếng Hán dựa vào bộ nữ 女 . Ít người biết rằng các từ như nô (lệ), tham lam, ganh ghét, tham ăn, đố kỵ, hiềm nghi, dâm (dật), gian (tà), giận dữ, dấu (diếm), lười (biếng), nịnh (hót), cẩu thả, trộm cắp, bất tài … đã từng được ‘liên kết’ đến phụ nữ qua các chữ Hán truyền thống. Bài viết này sẽ đưa ra một số dữ kiện ngôn ngữ cho thấy ‘thiên kiến’ về phái nữ đã hoá thạch trong tiếng Hán. Giọng Bắc Kinh/BK sẽ được ghi bằng hệ thống pinyin thông dụng hiện nay, không nên lầm số ghi thanh điệu với số ghi phụ chú – như số 1 – đặt sau một âm hay chữ như jian1/ jiān so với ngày1 . Vấn đề kỳ thị giới tính thật ra không đơn giản: một trường hợp đáng ghi nhận ở đây là bà Hillary Rodham (một luật sư tranh đấu cho nữ quyền), sau khi lấy Bill Clinton (cựu Tổng Thống Mỹ thứ 42, 1993-2001) không theo truyền thống đổi tên thành Hillary Rodham Clinton và sau đó cũng trở thành Hillary Clinton (đương kim Ngoại Trưởng Mỹ/2012).

Đọc tiếp tại đây >>

 

Tài xế taxi trả lại 400 triệu đồng khách bỏ quên

vnexpress
Phát hiện khách để quên túi xách trên taxi, tài xế đã chủ động báo về công ty để trả lại. Trong túi có hơn 400 triệu đồng và nhiều vật dụng có giá trị.
> Tài xế taxi trả lại 56 triệu đồng khách bỏ quên

Tài xế Trần Văn Quý. Ảnh: X.T.

Chiều 19/6, tại công an phường 2 (quận Tân Bình, TP HCM), Công ty CP Sài Gòn Sân bay đã trả lại túi xách có hơn 400 triệu đồng cho chị Nguyễn Thị Minh Thu để quên trên taxi của hãng. Ngoài ra, trong túi còn có iPad, máy quay phim, máy massage và nhiều vật dụng cá nhân khác.

Trước đó, sáng cùng ngày, chị Thu và con gái (ở Kon Tum) đón taxi từ sân bay Tân Sơn Nhất do tài xế Trần Văn Quý cầm lái để về nhà người quen ở phường 15, quận Tân Bình.

Continue reading Tài xế taxi trả lại 400 triệu đồng khách bỏ quên

‘Bác sĩ’ Trung Quốc tháo chạy khi bị thanh tra

vnexpress
Đang khám cho người bệnh, nghe tin đoàn thanh tra Sở Y tế TP HCM đến làm việc, một phụ nữ Trung Quốc xưng là bác sĩ đã cởi áo blouse và bỏ chạy. Sự việc xảy ra chiều 20/6 tại phòng khám đa khoa Đầm Sen ở quận Tân Phú.
> Bác sĩ Trung Quốc cắt trĩ ‘chui’ cho người Việt/Phòng khám ‘chém’ khách dù đã bị tuýt còi

Hành động quá nhanh của vị “bác sĩ” ngoại khiến đoàn thanh tra không kịp giữ người để làm việc, tuy nhiên trên hồ sơ sổ sách, bút tích của bác sĩ này vẫn còn. Trong khi đó, Phòng khám Đa khoa Đầm Sen lại không đăng ký hành nghề cho bác sĩ Trung Quốc.

Phòng khám Đa khoa Đầm Sen mắc nhiều sai phạm. Ảnh: Thiên Chươn.g

Chị Chu Thị Hà Giang, một trong hai bệnh nhân được bác sĩ Trung Quốc nêu trên khám và điều trị cho biết, chị đã mất 13 triệu đồng tại phòng khám này cho việc điều trị chứng viêm phụ khoa.

Continue reading ‘Bác sĩ’ Trung Quốc tháo chạy khi bị thanh tra

Cậu bé ‘người cá’ Việt Nam lên truyền hình Anh

vnexpress
Câu chuyện về người phụ nữ Anh dành 15 năm thăm nom và tìm bác sĩ chữa bệnh cho cậu bé Việt Nam nhiễm chất độc màu da cam đã được dựng thành một bộ phim tài liệu.

Bà Brenda Smith chụp ảnh cùng cậu bé “người cá” Minh Anh trong một lần đến thăm Việt Nam. Ảnh: Bacroft Media

Lần đầu tiên bà Brenda Smith gặp Minh Anh là khi cậu bé mới 3 tuổi. Người phụ nữ Anh, hiện 78 tuổi, nhanh chóng dành tình cảm đặc biệt cho đứa trẻ mồ côi có biệt danh “người cá” vì căn bệnh lạ khiến toàn cơ thể xuất hiện nhiều lớp vảy cứng. Kể từ đó, năm nào bà Brenda cũng bay từ Benfleet của Anh đến Việt Nam trong 3 tháng để gặp Minh Anh và đưa cậu bé đi chơi bằng xe gắn máy.

Continue reading Cậu bé ‘người cá’ Việt Nam lên truyền hình Anh