SGTT.VN – Nhiều khi một sự kiện nhỏ mang ý nghĩa lớn. Sự cố ngày 22.7 vừa rồi trên Biển Đông, qua phân tích của nhà ngoại giao Nguyễn Ngọc Trường, là một trường hợp như vậy.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, khi chiến hạm INS Airavat của nước họ đang thực hiện hải trình trong vùng biển quốc tế ngoài khơi Việt Nam, đã nhận được tín hiệu điện đàm của người tự xưng là “hải quân Trung Quốc” đòi nêu danh tính, giải thích về sự hiện diện của tàu trên vùng biển này và yêu cầu tàu Airavat chuyển lộ trình. Ngày 1.9, bộ Ngoại giao Ấn Độ ra tuyên bố yêu cầu tất cả các bên tôn trọng tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, bao gồm cả biển Biển Đông, và quyền qua lại trên biển phù hợp các nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận với Thời báo tài chính (Anh) và Thời báo Eo biển (Singapore) rằng tàu INS Airavat của hải quân nước này đã nhận cảnh báo về việc nó đang “tiến vào hải phận Trung Quốc”, trong khi tàu này chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý (83km).
Là tàu đổ bộ tấn công do Ấn Độ sản xuất thuộc biên chế một hạm đội lớn hải quân Ấn Độ, Airavat có thể chở 500 quân và 10 xe cơ giới hoặc xe bọc thép chở lính. INS Airavat vừa tiến hành chuyến thăm thiện chí mười ngày tại Việt Nam, sau khi thăm cảng Campuchia.
Đọc tiếp Hải quân Ấn Độ và Trung Quốc: Thông điệp từ Biển Đông →