SGTT.VN – Những đoàn tàu đánh bắt cá hùng hậu một thời đã phá sản, hệ thống quản lý tàu cá còn lỏng lẻo, ngư trường gặp nhiều khó khăn… Đó là những thông tin ông Phạm Ngọc Hoè, nguyên tổng giám đốc tổng công ty hải sản Biển Đông, đơn vị từng là niềm tự hào của nghề đánh cá Việt Nam chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị.
Ông Phạm Ngọc Hoè. Ảnh: Châu An
|
Ông Hoè nói, hệ thống quản lý về tàu cá còn quan liêu, chưa phù hợp. Chẳng hạn, tàu của ngư dân nằm dưới xã, nhưng ở xã lại không có đơn vị quản lý hải sản; huyện thì mới chỉ có phòng nông nghiệp, nói là quản lý hải sản nhưng không biết có mấy người hiểu biết về hải sản, nên mảng hải sản gần như bị bỏ trống. Do vậy, những chính sách từ Trung ương về đến huyện có khi đã rơi rụng còn một nửa, còn xuống đến xã, đến ngư dân thì hiệu lực gần như bằng không.
Có nghĩa là ngư dân phải tự bơi, không được hỗ trợ bao nhiêu từ phía Nhà nước?
Gắn với ngư dân nhất là đầu nậu, là người mua bán, nhà đầu tư. Ví dụ: ngư dân đóng một con tàu hết 100 cây vàng, thì đầu nậu có thể đầu tư đến 50 cây, rồi cung cấp dầu, đá, lưới… cho ngư dân. Khi đánh bắt về, ngư dân bán hải sản cho đầu nậu để trả nợ. Ngư dân không thể vay ngân hàng để đi một chuyến biển, nên phải gối đầu qua đầu nậu. Chưa hết, trong đầu nậu lại có 4 – 5 đầu nậu khác: anh mua cá xô, anh mua phân, anh mua cá xuất khẩu… rồi họ phân chia với nhau. Nhà nước không làm được điều đó, vì thế phải để họ làm nhưng cần hỗ trợ, tạo điều kiện và quản lý họ.
Nhưng làm thế nào để quản lý, kiểm soát được họ, thưa ông?
Đọc tiếp Các đoàn tàu đánh cá hùng hậu đã phá sản →