California Dreaming – California mộng mơ

500 Greatest Songs of All Times

California Dreamin’ là bài hát do John Phillips và vợ là Michelle Phillips viết, và đầu tiên do Barry McGuire hát và ghi âm. Nhưng phải đợi khi ban The Mamas and the Papas, là ban nhạc hát phụ họa cho Bary McGuire trong phiên bản ghi âm trước, ghi âm lại năm 1965 thì bài hát mới thành nổi tiếng.

Ban nhạc The Mamas and The Papas gồm các thành viên như: John Phillips (nhạc sĩ sáng tác bài này, qua đời năm 2005), Denny Doherty (qua đời năm 2007), Michelle Phililips (vợ của John), Cass Elliot, Scott McKenzie, Jill Gibson. Ban nhạc này nổi lên vào năm 1966 với thành công vang dội của California Dreamin’ khi nó lọt vào top 10. Ca khúc này được phát hành lần đầu tiên vào tháng 11, năm 1965 và được báo nhạc Rolling Stone xếp hạng thứ 89 trong 500 Bài hát hay nhất trong mọi thời đại.

Qua tiếng hát của The Mamas and The Papas của thập niên 60, ca khúc kinh Mamas--Papas-California-Dreamiđiển California Dreamin’ đã trở thành nhạc phẩm thịnh hành được nhiều người yêu chuộng. Vào giữa thập niên 90, nhạc phẩm California Dreamin’ lần nữa được dùng làm ca khúc chính trong phim “Chungking Express”, một trong 100 cuốn phim được tuần báo Time của Mỹ chấm là hay nhất. Trong phim này, đạo diễn Wong Kar Wai đã mượn nhạc phẩm này để nói lên ước mơ về vùng trời xa xăm của cô bồi bàn trong một tiệm ăn nhỏ ở Hong Kong.
Đọc tiếp California Dreaming – California mộng mơ

Bạn là người trí thức có tri thức?

Chào các bạn,

Bạn là người trí thức (intellectual), tức là người đã được ăn học.  Nhưng bạn có thật sự có tri thức (wisdom) không?

Chúng ta có kiến thức chuyên môn, như là IT, kiến trúc, v.v…  và người trí thức trong ngành thì có kiến thức chuyên môn, đó là chuyện đương nhiên.  Nhưng khi ta nói về “tri thức” là ta nói đến cái biết về cuộc đời, về đời sống con người, về liên hệ giữa trái tim sâu thẳm của mỗi người với thế giới của hắn, về liên hệ giữa những trái tim của con người với nhau, về đúng và sai, thiện và ác… về nghệ thuật sống.  Đó là ý nghĩa của từ “tri thức” trong bài này.

Bạn là người trí thức, nhưng bạn có tri thức không?

Đọc tiếp Bạn là người trí thức có tri thức?

Quả bóng làm bàn thứ 1284 của Huyền thoại bóng đá Pelé

Pelé sút bóng vào gôn 1283 lần trong đời bóng đá.

Pelé nói: Nếu tôi có thể làm lại cuộc đời, có thể tôi sút quả bóng cuối cùng vào gôn với đội tuyển Brazil, tôi sẽ thích như vậy!

Pelé sinh ngày 23.10.1940.

Đây video về quả làm bàn thứ 1284, để cảm ơn Pelé.

(Phụ đề Anh ngữ)

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Sĩ Nhiếp

Văn Miếu Tiên Nho thờ Sĩ Nhiếp, Bắc Ninh
Theo sách “Tam Quốc Chí” thì Nhiếp (1) họ Sĩ ,tên Nhiếp, người Quảng Tín, huyện Thương Ngô (Trung Quốc); tổ tiên là người Vấn Dương, nước Lỗ, tránh loạn Vương Mãng đến cư ngụ ở đất ấy, thời Hán Hoàn Đế làm thái thú Nhật Nam. Nhiếp thuở nhỏ du học ở kinh đô nhà Hán, chú giải sách Tả Thị Xuân Thu, thi đậu khoa Hiếu Liêm, bổ làm Thượng Thư Lang, vì việc công bị miễn chức. Sau lại đỗ Mậu Tài, được giữ chức quan Lệnh Vu Dương. Hiến đế lại sai làm Thái thú Giao Châu. Lúc ấy nhằm lúc cuối đời Hán thời loạn Tam quốc, Sĩ Nhiếp đang cai trị thành Thanh (nay là thành Long Biên). Hiến Đế nghe tin ,ban cho ông bảy bộ sách ,vẫn giữ chức Thái thú Giao Châu như cũ. Nhiếp liền sai Trương Mân đi sứ,đến kinh đô nhà Hán sửa lễ tiến cống. Hiến Đế xuống chiếu triệu về, cho ông làm An Viễn tướng quân, phong tước Hầu Long Độ Đình. Sau, Tôn Quyền nhà Ngô phong Nhiếp làm Tả Tướng Quân, và phong cho hai con trai làm Lang Trung. Nhiếp đem dâng lên Tôn Quyền các vật quý giá ở địa phương thường được Quyền khen ngợi, nên cho người em của Nhiếp tên Nhất làm Thái thú châu Hợp Phố, cho người em tên Vị làm Thái thú quận Cửu Chân (nay huyện Kỳ Phong) và người em tên Vũ làm Thái thú quận Nam Hải (Nay là Liêm Châu).

Đọc tiếp Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Sĩ Nhiếp

Gender equality on national agenda

Vietnam News

Young volunteers promote gender equality in Dong Xuan Market in Ha Noi. Viet Nam is drafting two national programmes to promote gender equality and social development. — VNA/VNS Photo Duong Ngoc
Young volunteers promote gender equality in Dong Xuan Market in Ha Noi. Viet Nam is drafting two national programmes to promote gender equality and social development. — VNA/VNS Photo Duong Ngoc

HA NOI — In an effort to promote gender equality in Viet Nam, the country is creating a national strategy in order to eliminate gender discrimination.A 10-year national project on gender equality and a five-year national programme, which would encourage women to contribute to the development of the family, community and entire society, are being drafted.

Both projects have been discussed at a number of conferences and workshops held by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (MoLISA), with the participation of domestic and international experts and relevant organisations.

Đọc tiếp Gender equality on national agenda