Gôn

Chào các bạn,

Tưởng tượng bóng đá không có gôn, và chúng ta tính điểm bằng cách khác, như là thời gian giữ bóng—đội nào giữ được bóng trong chân lâu giờ nhất sẽ thắng. Trong trường hợp đó sẽ có ít trận hòa, và kết quả hơn thua sẽ chính xác hơn hiện nay, vì thường là đội khá giữ bóng trong chân được nhiều hơn. Cách tính hiện nay không được chính xác lắm, hai đội khác sức nhau thấy rõ cũng có thể có tỉ số hòa, vì may mắn dự một phần khá lớn trong việc bóng vào lưới hay không vào lưới.

L‎ý luận thì có vẻ “có lý” như thế, nhưng thực tế là nếu không có gôn thì có lẽ bóng đá trở thành tẻ nhạt, chẳng còn ai muốn tham dự làm gì. Tại sao? Tại vì gôn là một tâm điểm để tập trung tầm nhìn, tập trung ý chí, của cả cầu thù lẫn khán giả. Đó là điềm hội tụ của ánh sáng sau kính lúp, để thành điểm lửa. Con người luôn luôn cần các điểm lửa như thế để tập trung năng lực.
Đọc tiếp Gôn

Điệu vũ Tạo vật

Ấn giáo phát triển một hình ảnh tráng lệ để mô tả quan hệ của Thượng Đế với Tạo vật. Thượng để “khiêu vũ” Tạo vật. Thượng để là vũ công, Tạo vật là Điệu nhảy của Ngài. Điệu nhảy khác với người vũ công, nhưng nó không có sự tồn tại ngoài vũ công.

Bạn không thể mang nó về nhà trong một cái hộp, nếu nó làm bạn hài lòng.

Khoảnh khắc người vũ công dừng, điệu nhảy không còn hiện hữu.

Trong quá trình tìm kiếm Thượng đế, chúng ta nghĩ quá nhiều, suy tư quá nhiều, nói quá nhiều.
Đọc tiếp Điệu vũ Tạo vật

Việt Nam xếp hạng 38 về chỉ số hòa bình toàn cầu

(Dân trí) – Việt Nam đứng thứ 38 trong bảng xếp hạng chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) của Viện Kinh tế và Hòa bình, có trụ sở tại Australia.

Bảng xếp hạng được xây dựng trên cơ sở 23 tiêu chí khác nhau từ mức độ tội phạm bạo lực và chi tiêu quân sự tới mối quan hệ với các nước láng giềng và tôn trọng nhân quyền.
Đọc tiếp Việt Nam xếp hạng 38 về chỉ số hòa bình toàn cầu