The Sound of Silence – Âm thanh của im lặng – Simon & Garfunkel

500 Greatest Songs of All Times

The Sound of Silence được Paul simon viết trong vài tháng năm 1963-1964 và ban song ca Paul Simon & Garfunkel ghi âm năm 1964. Nhưng bài hát không được ai quan tâm. Trong năm 1965 một số kên radio ở Boston và Florida bắt đầu chơi bàn này nhiều. Giám đốc sản xuất đĩa nhạc là Tom Wilson vì vậy quyết định chỉnh lại bài ghi âm bằng cách đắp lên đó một số dòng nhạc cụ điện tử và remix các tracks nhạc. Wilson làm mà không cho Simon và Garfunkel biết. Đĩa đơn cho bài hát được phát hành tháng 9/1965.

Bài hát lên ngày hạng 1 trên Billboard Hot 100. Simon và Garfunkel làm thêm một đĩa nhạc mới lấy tên Sounds of Silence để dùng sự thành công của bài hát. Bài hát lên đầu bảng tại nhiều nước khác sau đó, như Úc, Áo, Tây Đức, Nhật và Hà Lan. Vì thường được xem là rock dân ca kinh điển, bài hát được đưa vào National Recording Registry của Thư viện Quốc hội Mỹ vì “quan trọng về văn hóa, lịch sử, và nghệ thuật” năm 2013, cùng với album Sounds of Silence.

Báo nhạc Rolling Stone xếp The Sound of Silence hạng 157 trong 500 Bài hát hay nhất trong mọi thời đại.
Đọc tiếp The Sound of Silence – Âm thanh của im lặng – Simon & Garfunkel

Sống hòa ái với mọi người

Chào các bạn,

Bạn thích sống hòa ái, vui vẻ, dịu dàng với mọi người chung quanh. Nhưng cảm như không thể? Vài ba hôm lại có chuyện hục hặc với người này, ba bốn bữa lại cãi nhau với người kia, năm bảy ngày lại giận muốn nuốt chững người nọ. Và mỗi lần như vậy có khả năng là mình ghét thêm một người và thêm một người ghét mình.
Đọc tiếp Sống hòa ái với mọi người

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Sông Tô Lịch


Năm Hàm Thông thứ 6 (1), vua Đường Ý Tông sai Cao Biền (2) làm Đô Hộ, đem binh đánh giặc Nam Chiếu, rồi cho đặt Tĩnh Hải Quân (3) ở thành An Nam, sai Biền làm Tiết Độ Sứ. Biền thông hiểu thiên văn địa lý, xem hình thế đất đai mà xây thành La (La thành) ở phía tây sông Lô (Lô Giang), chu vi 3000 bộ để ở. Có nhánh sông con từ sông Lô chảy vào phía Tây Bắc, cuốn quanh phía nam, bọc lấy thành La rồi lại nhập vào sông lớn.
Đọc tiếp Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Sông Tô Lịch

Mùa này hoa bằng lăng không nở

Khi những cơn mưa đầu tiên đổ xuống đất trời cao nguyên,  là lúc hoa bằng lăng  nở bung lộng lẫy. Khu rừng nào tập trung nhiều bằng lăng, mùa hoa nở gió nhè nhẹ thơm, hít sâu vô ngực rất dễ chịu. Bằng lăng cổ thụ ở rừng có hai màu chính, tuỳ thuộc vào chiếc áo mỏng tang của thân cây. Khi chưa đến độ trổ hoa, khó mà biết được cây nào sẽ cho màu hoa gì. Nhưng thường những cây bằng lăng khoác áo mốc trắng sẽ  nở ra hoa màu trắng. Cây mặc áo mốc xám, hoa nở ra cũng màu xam xám. Phơn phớt hồng hoặc ngà ngà vàng cũng có nữa, nhưng ít. Không giống như bằng lăng cây thấp nhỏ, hoa xòe bốn năm cánh tím trồng ở đường phố thị xã, có lần Sương được theo đội cồng chiêng của xã đi giao lưu đã thấy đâu; bằng lăng rừng nở từng chùm, từng chùm hoa li ti như những hạt nhỏ xiu xíu trong chuỗi cườm ông tặng bà, cha tặng mẹ ngày cưới. Điểu Sương cũng thích được nhận chuỗi cườm các màu như thế của một chàng trai nào đó, như bà, như mẹ…Nhưng bà với mẹ đều gặp gỡ ông và cha ở hội bắt cá mỗi năm diễn ra một lần khi bằng lăng bắt đầu nở hoa, tại Hồ Cá Trê. Còn Sương bây giờ….biết đi đâu, tìm ai? Gặp ai?
Đọc tiếp Mùa này hoa bằng lăng không nở

Người cuối cùng giữa sông Hương?

TP – Không con cái, không giấy tùy thân, bà lão chỉ mang máng đã phiêu dạt trên sông Hương (Huế) qua gần 80 mùa lũ. Xứ Huế ngày mỗi vắng dần cư dân vạn đò, riêng phận bà vẫn chìm nổi lẻ loi trên sông nước quanh co.

Bà Điệc và con đò nhỏ chưa một ngày rời nhau
Bà Điệc và con đò nhỏ chưa một ngày rời nhau.

Đọc tiếp Người cuối cùng giữa sông Hương?