Vua Po Ra Me

    Y Dương Buôn Yă sưu tầm từ bài viết của Văn Món và gửi đến . Rất thú vị , mặc dù chỉ có  vài dòng ngắn ngủi nhưng khẳng định việc đã từng có một người phụ nữ Êđê  là vương hậu của một triều đại Chăm.

Nằm trên  ngọn đồi “Bôn acho” thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang – Tháp Chàm 15 km về phía tây nam. Tháp Po Rame được xây dựng vào thế kỷ XVII để thờ vị vua Po rame, Tháp Po Rame là tổng thể kiến trúc gồm có 3 ngôi tháp:

Tháp chính, tháp cổng và tháp lửa. Nhưng hiện tại chỉ còn lại một ngôi tháp chính cao 19m bên trong có thờ một tượng vua Po Rame bằng đá dưới hình thể Mukhalinga và một tượng thờ hoàng hậu  H’Bia Drah Jan  bằng đá -một phụ nữ gốc người Êđê. Phía sau tháp chính còn có một ngôi miếu nhỏ thờ tượng Hoàng hậu Bia Than Cih bằng đá – người Chăm. Còn hai ngôi tháp: Tháp cổng và tháp lửa đã sụp đổ. Tháp Po Rame không cao to bề thế như tháp Po Kluang Garai nhưng tháp có một phong cách nghệ thuật kiến trúc riêng biệt – phong cách Po Rame. Tháp Po Rame được xem là ngôi tháp cuối cùng trong lịch sử nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đền tháp của người Chăm ở Việt Nam. Tháp Po Rame được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992.

Po Romê tên thật Ja Ka Thaut, biệt danh Cei-sit, sinh ở làng Tường Loan (Palei Pa-auk), bây giờ thành xóm đạo Thiên Chúa Hòa Thuận, bên hướng Đông trên đường từ Chợ Lầu lên ga Sông Mao Hải Ninh, nay là Bắc Bình Bình Thuận. Mẹ ngài người Chăm kết thân với người Churu, vùng Cà Lon bây giờ. Có lẽ Ông Bà Nội thân nhân dòng tộc và cả xóm làng không chấp nhận mối tình này nên ngài được sinh bên ngoài xóm, cách khoảng 1 cây số trong cánh đồng ruộng, về sau ngài cho lập miếu ở đây và người dân Chăm gọi miếu này là Thang Po Romê Thauk. Ngài cùng mẹ sống và lớn lên ở Palei Ja Bhan (Vụ Bổn, Phan Rang). Ngài là một người thông minh, đĩnh ngộ, phải lòng công chúa Po Bya Thơn Chơn (con Po Mưh Taha). Po Mưh Taha lớn tuổi và sau đó đã nhường ngôi cho Ngài.

Sự nghiệp:

Ngài làm vua và đóng đô ở Phan Rang, hoàng hậu là Po Bia Thơn Chan, thứ hậu Po H’Bia Tah Chan ( H’Drah Jan) gốc Êđê. Về sau có bà vợ Yuôn, con gái út của chúa Nguyễn Phúc Nguyễn Ngọc Khoa quận chúa. Có lẽ vị quận chúa này được tấn hiến cho Po Romê cùng lúc với Ngọc Vạn quận chúa tấn hiến cho vua Chân Lạp Chei Chetta II trong khoảng thời gian 1627-1935. Thời gian ở ngôi 6 hoặc 7 năm có lẽ Po Romê đã giao tiếp với các xứ Thần hoặc người ngoại quốc: Pháp, Bồ Đào Nha, hoặc đã đánh phá các vùng bị Đại Việt chiếm đóng hoặc liên hệ với lưu thủ Phú Yên Văn Phong năm 1629, nên chúa Nguyễn Phúc Nguyên lo ngại an ninh phía Nam liền gả người con gái thứ ba, công chúa Ngọc Khoa cho vua Chiêm là Po Romê để tạo hòa hiếu với Chiêm Thành nhằm rảnh tay đối phó với Đàng Ngoài (trang 42, Quảng Nam Trong Lịch Sử của Trần Gia Phụng). Ngồi tại vị, ngài lo phát triển kinh tế, cho đào mương đắp đập, làm ruộng không những ở vùng Chăm bình nguyên mà còn cả Cao Nguyên Vùng Cà Lon. Chăm Churu đã đào mương đắp đập dẫn nước vào 2 sở ruộng Hamu. Kalai Hamu Kaluk. Ruộng nước này hiện người Churu đang sản xuất trên vùng Cà Lon, còn có một cái vườn đẹp, bên trong có nhiều trái cây.

Ngoại giao:

Po Romê là một ông vua thông thái, ngài đã đi ngoại giao nhiều nước có liên hệ với Champa: Indonesia, Mã Lai … không biết mục đích của ngài có phải đi cầu viện hay không? Những phái đoàn Mã Lai từng qua đất nước Champa, nhiều chiếc thuyền Mã Lai bị cơn bão đánh chìm gần bờ biển Mũi Né An Hải Phan Thiết, chỉ một ít thuyền được cứu sống. Sau cơn bão to thuyền Mã Lai bị đắm chìm, ngài đã tổ chức lễ cầu hồn, hình thức cầu hồn được diễn lại trong Rija Praung của dân Chăm ngày nay. Có lẽ ngài đã gặp cả sứ thần nước ngoài mong cầu viện giúp đỡ để tái chiếm lại đất đai bị Đại Việt chiếm. Công việc này đã bị bà vợ Yuôn Ngọc Khoa quận chúa mật báo lên chúa Nguyễn nên chúa Nguyễn đã sai quân đánh lấy hết phần đất còn lại của Chăm. Nhiều tài liệu cho biết thời Pho Romê có 2 tướng Chăm Hồi Giáo có tài, chiến thắng nhiều lần với quân Đại Việt, nhưng nhà vua không những không thưởng công mà còn khiển trách nữa. Vì lòng bất mãn họ bỏ đi, nên khi Đại Việt tấn công, ngài đã bị thất bại và bị bắt. Po Romê là một vị vua thông minh, bên trong cho phát triển kinh tế nông nghiệp, tích trữ lương thực, bên ngoài giao tiếp với nước ngoài, nhưng thời vận người Champa có lẽ không còn nữa, nên bị quân Đại Việt chiếm hết đất và ngài đã phải tự tử.

  • Trong bài ca Chiêm Thành Ni Danak Po Romé có câu: “Vua Po Romê có ba vợ: hai người giống da sậm và một người Việt Nam, cả ba người đều ghen nhau, cãi vã ồn ào trong cung điện nhà vua.”
  • Trong Cổ Tích Chiêm Thành Po Romê có ghi: “Po Romê sinh được một công chúa gả cho hoàng thân Phik Cheek. Hoàng thân này kết tình bang giao với Việt Nam. Do biết tính háu sắc của Po Romê, vua ở Huế bèn chọn công chúa đẹp nhất rồi giả làm người đi buôn vào đất Chiêm Thành. Danh tiếng cô nàng xinh đẹp đến tai Po Romê. Vua cho vời đến, vừa trông thấy mặt nàng là say mê, rước về làm vợ, tức là nàng Bia Út, hoàng hậu Út.”
  • Theo truyền thuyết Chiêm Thành, bà Ngọc Khoa hay Bia Ut đã dùng sắc đẹp mê hoặc Po Romê, khiến ông chặt bỏ cây “kraik”, biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chiêm Thành, vì vậy sau đó vương quốc nầy sụp đổ.
  • Ngoài ra, người Chăm còn dùng tên bà Bia Ut trong một câu thành ngữ để mỉa mai những phụ nữ b éo mập: “Béo như bà Ut” (Limong you HBia Ut)
  • Trang 259, Dohamide và Dorohiem cho rằng vua Po Top lên ngôi năm 1655 là con của một người con gái của hoàng hậu người E-đê vợ vua Po Romé (tức là cháu ngoại của Po Romé). Tiếc rằng trong biên niên sử Panduranga không có ông vua nào tên là Po Top lên ngôi năm 1655, nhưng chỉ có Po Nraop (1652-1653) tức là em ruột của Po Romé (1627-1651)..
  • Tại vùng xã Ea Rok, huyện Ea Suop tỉnh Đăk lăk, ven bờ sông Srê Pok có một ngôi Tháp Chăm, không biết có phải được xây từ thời vị vua có hai người vợ thuộc tộc người Êđê này không?

Theo Văn Món
Linh Nga Niê Kdăm giới thiệu

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s