Category Archives: Phát triển kinh tế

Cuộc đua cảng trung chuyển tại châu Á

Đặng Dương – 16:00 13/01/2024

Kinh tế Sài Gòn Online – Việt Nam đang bước vào thị trường cảng trung chuyển container quốc tế trong khu vực châu Á, thị trường có tính cạnh tranh được đánh giá là rất khốc liệt.

Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh quy hoạch ưu tiên phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đồng thời đề xuất điều chỉnh bổ sung cảng biển TPHCM quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt. Ảnh: H.P

Trong tháng 12-2023, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Bộ GTVT điều chỉnh quy hoạch ưu tiên phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TPHCM) theo Nghị quyết 81/2023 của Quốc hội đồng thời đề xuất điều chỉnh bổ sung cảng biển TPHCM quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt. Tổng công suất hàng hóa thông qua dự kiến đạt 4,8 triệu TEU cho giai đoạn 1 (dự kiến năm 2027) và 16,9 triệu TEU khi hoàn thiện (dự kiến năm 2040).

Continue reading Cuộc đua cảng trung chuyển tại châu Á

Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia VIII

QUYẾT ĐỊNH 500/QĐ-TTG NGÀY 15/05/2023 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH download >>

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 500/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình số 2842/TTr-BCT ngày 14 tháng 5 năm 2023 và Công văn số 2851/BCT-ĐL ngày 15 tháng 5 năm 2023; Báo cáo thẩm định số 62/BC-HĐTĐQHĐ ngày 13 tháng 5 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) với những nội dung chủ yếu sau: Continue reading Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia VIII

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ hai, 12/07/2021 16:50 (GMT+7)

LĐCTTừ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La
Cầm Thị Mòn đã làm cuộc cách mạng cho cây cà phê arabica ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Giang Phạm

Xã Chiềng Chung nằm ở độ cao từ 1.000m đến 1.300m so với mực nước biển. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trên 10 độ C. Đêm từ 16 độ C đến 20 độ C, ngày từ 27 độ C đến 32 độ C. Tháng 4 đến tháng 5 nóng nhất, tháng 6 đến tháng 8 là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 24,02 độ C; hằng năm có sáu tháng có nhiệt độ trung bình 24,02 độ C. Ông Lò Văn Mầng, 98 tuổi, người Thái đen ở bản Lọng Nghịu, cho biết: Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tốt nên từ trước năm 1945, người Pháp đã mang cây cà phê arabica lên trồng ở đất này.

Đến nay, gần một nửa sản lượng cà phê arabica của Việt Nam được trồng ở tỉnh Sơn La, tập trung ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh của huyện Mai Sơn. Nhưng mãi đến gần đây thương hiệu cà phê arabica Sơn La mới được nhiều người biết đến.

Continue reading Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La

Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu

Tác giả: Nguyễn Cảnh Dũng

PNVN – 14/10/2022

Từng được mệnh danh là “hoang đảo giữa đại ngàn” với cái đói, cái nghèo ngự trị nhưng chỉ trong ít năm, bản Sinh Tàn của người Dao ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã thay đổi đến chóng mặt.

Sinh Tàn, xã Thượng Cửu là bản cao và xa nhất của huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chỉ ít năm trước, bản Sinh Tàn với hơn 70 nóc nhà của đồng bào người Dao vẫn là “ốc đảo” giữa đại ngàn. Không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại và đường nối bản với trung tâm cũng chỉ là lối mòn như sợi chỉ xuyên rừng.

Continue reading Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu

Tài nguyên núi rừng giúp đổi thay thân phận những người phụ nữ của bản làng


PNVN – 20/12/2022 10:00

“Ngày trước phụ nữ chúng tôi không có mấy ngày vui, giờ thì cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn”. Đó là tâm sự của những người phụ nữ Dao khi được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, biết cách khai thác tài nguyên quý giá của núi rừng để mang về sự ấm no và hạnh phúc.

Đón chúng tôi vào thăm nhà, chị Triệu Thị Liều, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vui vẻ mời khách ngồi uống nước, trò chuyện cùng các chị em đang làm một công việc góp phần giúp họ “đổi đời”. Những người phụ nữ Dao tay thoăn thoắt cầm dao để cạo những khối đá cứng như thạch anh. 

Chị Liều giới thiệu: “Đây là nhựa của cây bồ đề chúng tôi vừa thu hoạch, đang sơ chế để bán cho công ty đấy”. Tiếp đó là tiếng nói cười rộn ràng của các chị khi kể lại câu chuyện “bén duyên” cùng nhựa bồ đề của mình. Ẩn hiện lẫn trong làn khói mờ ảo đang tỏa ra từ chiếc bếp củi, là những nụ cười hạnh phúc của các chị khi được làm công việc mới, mang đến thu nhập cho gia đình.

Continue reading Tài nguyên núi rừng giúp đổi thay thân phận những người phụ nữ của bản làng

Những người tiên phong kéo sợi tơ từ lá dứa

Nông nghiệp – Thứ Tư 06/07/2022 , 06:35 (GMT+7)

Khi thấy cô người mẫu Tây mặc váy dệt bằng sợi tơ dứa của mình trình diễn tại Thụy Sĩ, Nguyễn Văn Hạnh, Vũ Thị Liễu – đồng sáng lập Ecosoi mừng muốn phát khóc.

Người mẫu mặc trang phục dệt bằng sợi tơ dứa của Ecosoi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Người mẫu mặc trang phục dệt bằng sợi tơ dứa của Ecosoi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một bộ váy 5 – 6 triệu

Không mừng sao được khi các công ty may đang loay hoay tìm vùng nguyên liệu xanh và bền vững để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, trong khi đó Công ty CP Nghiên cứu sản xuất và Phát triển sợi (Ecosoi) mới thành lập đã tiên phong khai thác sợi từ lá dứa, biến rác phế phẩm nông nghiệp thành tài nguyên.

Continue reading Những người tiên phong kéo sợi tơ từ lá dứa

Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài

  • 3 bài do admin (PTH) sưu tầm từ 3 nơi, không phải là 1 chuỗi bài của 1 tờ báo.
  • Admin đặt tiêu đề: “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài“.

***

NA – 07/03/2022

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại

Có một thời nghề đan lát ở bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã suy tàn. Vậy mà hiện nay nghề truyền thống ấy đã hồi sinh, không chỉ giúp bà con bản Diềm có thêm thu nhập, mà những sản phẩm từ mây tre đan đã vượt ra khỏi “luỹ tre làng”, vươn ra xuất ngoại.

Mây tre đan ra nước ngoài

Bản Diềm xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) nằm lọt thỏm giữa đại ngàn, khu vực biên giới Việt – Lào. Nơi đây có hơn 153 hộ đồng bào dân tộc Thái và người Đan Lai sinh sống. Theo lời người dân trong bản, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rừng với các loại cây mây, tre, bà con bản Diềm đã tạo ra những vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày như rổ, rá, thúng, mủng…và mang bán khắp nơi. Tuy nhiên, có thời điểm làm ra không bán được, vì thế nhiều người trong bản đã phải đổi nghề để mưu sinh.

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại
Bà Hoa (áo xanh) – được xem là người tiên phong đưa sản phẩm bản Diềm ra nước ngoài

Continue reading Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài

Con đường bền vững cho bán đảo Cà Mau – 2 kỳ

Con đường bền vững cho bán đảo Cà Mau – Kỳ 1: Cỏ năn tượng có là giải pháp cho xung đột mặn ngọt?

Trung Chánh – Thứ Tư, 1/03/2023

LTS: Không gian phát triển sinh thái vùng ĐBSCL đã được thể hiện khá rõ trong quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch vùng ĐBSCL, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là cơ sở cho các địa phương tổ chức lại quy hoạch để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, bán đảo Cà Mau cùng với ĐBSCL đã có những thay đổi phù hợp, thích ứng có sự kiểm soát nhằm đã tạo ra những giá trị sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh. Từ kết quả thực tế cho thấy, vẫn cần có những cơ chế mang tính đặc thù và những ý tưởng sáng tạo, đột phá nhằm thúc đẩy nguồn lực đầu tư mang tính liên kết vùng, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và sinh kế lâu dài của người dân.

Kinh tế Sài Gòn OnlineCỏ năn tượng hay còn gọi là hến biển (có tên khoa học là Scirpus Littoralis Schrab) là hướng đi mới cho vùng Bán đảo Cà Mau. Loại cây này không chỉ “hoá giải” xung đột lợi ích mặn ngọt vốn diễn ra từ nhiều năm qua, mà còn hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế dựa vào lợi thế hiện có của cư dân địa phương.

Mô hình đưa cây Năn tượng xuống ruộng được triển khai đến huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Trung Chánh

Continue reading Con đường bền vững cho bán đảo Cà Mau – 2 kỳ

Vietnam: Making the most of entrepreneurship and digital marketing for ethnic minorities and women

GIORGIA DEMARCHI, SUSAN SHEN

world bank – FEBRUARY 07, 2022

This page in English, Vietnamese

Supporting ethnic minorities to start a business in Vietnam. © World Bank
As Vietnam’s economic success in the last decades has improved lives for most, the challenge of including ethnic minority populations from remote and mountainous areas in the benefits of growth has remained daunting. © World Bank

Three years ago, Dinh Thi Huyen had a vision: her cooperative farm in Van Ho district, Son La Province, could improve living standards for her Muong ethnic minority community—if only their local specialty rice could reach more customers in Hanoi and tourist locations. Today, holding a beautifully packaged box of Seng Cu rice, she reports that there has been a doubling in the number of farmers working with the cooperative and a 20-percent-increase in their incomes.

“Our product has better quality, a recognized brand name, and a stronger position in the national market,” she says.  

Continue reading Vietnam: Making the most of entrepreneurship and digital marketing for ethnic minorities and women

Vietnam boots UK out of top seven US trading partners

blomberg – By Brendan Murray

December 19, 2022 at 7:00 PM GMT+7

Vietnam is on track this year to bump Britain from its long-time place among the US’s top seven goods trading partners, which would be the first time the UK hasn’t been in that group in records going back at least to 2004.

The UK’s share of the US merchandise trade slid to 2.6% through the first 10 months of this year while Vietnam’s rose to 2.7%, according to Census Bureau data.

In full-year numbers going back almost 20 years, the top seven US partners in goods trade have consistently been Canada, Mexico, China, Japan, Germany, South Korea and the UK, though their position within the group has shifted around.

Vietnam didn’t appear in the bureau’s top-15 list until 2019, and it has climbed ever since, ending last year at No. 10. If Vietnam’s lead over the UK holds for the final two months of 2022, it’ll be the first time that a majority of the top seven are Asian economies.

Continue reading Vietnam boots UK out of top seven US trading partners

Phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ: Những cơ hội bị bỏ lỡ

NHIÊN ANH 07/12/2022 09:58 GMT+7

TTCTSau hơn 40 năm đổi mới và bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất chế tạo hàng hóa xuất khẩu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, từng là đầu tàu đưa cả nước tiến lên về mặt kinh tế, đang đứng trước nhiều thách thức.

Phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ: Những cơ hội bị bỏ lỡ - Ảnh 1.

Một góc Khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Ảnh: TIẾN THẮNG

Lịch sử phát triển các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ sau ngày thống nhất đất nước ghi danh Khu chế xuất Tân Thuận là cái tên đầu tiên vào năm 1991. 

Nhưng cái tên đáng nhớ nhất thời điểm đấy – như sự khai sinh một ngành công nghiệp chế tạo lắp ráp đúng nghĩa, phải là VMEP với thương hiệu xe máy duy nhất lắp ráp hoàn chỉnh ở Việt Nam vào năm 1992: SYM với các dòng xe Angel, Magic và Bonus.

Continue reading Phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ: Những cơ hội bị bỏ lỡ

Phát triển sân bay không thể tách rời quy hoạch chung hạ tầng quốc gia

PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống:

 NĐT – 09:29 | Thứ sáu, 04/11/2022 0

Người Đô Thị đã trao đổi với PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TP.HCM – về câu chuyện quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, đặc biệt là câu hỏi: địa phương nào thật sự có nhu cầu về sân bay?

PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống nói: “Cần phải có bảng tính toán về nhu cầu, tiềm năng hành khách của từng sân bay. Từ kết quả tính toán trị số nhu cầu bằng phương pháp của tôi, tôi thấy cần đưa vào quy hoạch các sân bay theo thứ tự ưu tiên lần lượt là Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Phan Thiết, Bình Phước, Lạng Sơn, Yên Bái, Đắk Nông. Song song đó, nên đưa sân bay Quảng Trị ra khỏi quy hoạch”. 

Phương pháp xây dựng quy hoạch thiếu khoa học, xa rời thực tế

Bản quy hoạch đã được điều chỉnh, cập nhật nhiều lần, ông nhận xét thế nào về cơ sở khoa học, điều kiện thực tế từng vùng và địa phương để làm căn cứ xây dựng đề án?

PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay toàn quốc của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đặt nền tảng trên một phương pháp tiếp cận sai lầm là xem xét từng tỉnh, thành riêng lẻ với giả định mỗi địa phương có một sân bay đáp ứng sản lượng phát sinh của địa phương đó, cộng với sản lượng thu hút từ các địa phương chung quanh. 

Continue reading Phát triển sân bay không thể tách rời quy hoạch chung hạ tầng quốc gia

Vietnam is luring tech giants out of China with flashy infrastructure projects

Even as Apple and others move suppliers in, the boom has its skeptics.

An electric vehicle factory in Haiphong, Vietnam. Nick Ut/Getty Images

By LAM LE

2 NOVEMBER 2022 • HANOI, VIETNAM

Map of story location
Cities like Haiphong in northern Vietnam have seen a recent boom in tech manufacturing.

The coastal port of Haiphong, Vietnam, used to be famous for aromatic noodle dishes and organized crime. Nowadays, it’s better known as a burgeoning industrial region, where electronics makers set up shop to escape the crowded south. Optimism abounds in a place like this. “We don’t just sell land, we sell the future,” Hoang Vinh Tuan, a manager at real estate developer Deep C Industrial Zones, told Rest of World.

Continue reading Vietnam is luring tech giants out of China with flashy infrastructure projects

“Quả bom” trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu

KHÁNH LINH 05/11/2022 06:50 GMT+7

TTCTSinh kế chắc chắn và ổn định là điều mà người dân bình thường mong muốn, nhất là trong hoàn cảnh nhiều bất trắc hiện nay.

Quả bom trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu - Ảnh 1.

Ảnh: breakthroughgroup.com

Lần đầu tiên trong lịch sử tài chính tiền tệ Việt Nam sau khi đất nước thống nhất xảy ra tình trạng người dân ùn ùn đi rút tiền có lẽ là năm 1998, khi cơ sở nước hoa Thanh Hương mất khả năng trả nợ với lãi suất hằng tháng cam kết lúc đấy lên đến hơn 10%/tháng.

Hàng trăm ngàn gia đình ở miền Nam rơi vào cảnh hỗn loạn và nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra. Bẫy tài chính lúc đấy chỉ đơn giản là lấy khoản vay người sau trả cho người trước, đến khi chủ nợ hết khả năng vay thêm thì hệ thống đổ vỡ. 

Mô hình đa cấp này, vốn đã có từ khởi thủy của tiền tệ, tồn tại đến giờ dưới nhiều tên gọi khác nhau, từ giải pháp tài chính linh hoạt, đầu tư tài chính cùng nhà đầu tư chuyên nghiệp, cho tới tài chính thông minh, thôi thì đủ thứ lời mời gọi làm giàu không khó, để rồi vẫn có không ít thảm kịch đã và sẽ xảy ra.

Continue reading “Quả bom” trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu