Cổ Cầm

cocam1
Chào các bạn,

Hôm nay Tố Uyên xin giới thiệu đến các bạn Cổ Cầm, một nhạc cụ rất cổ nhưng có âm hưởng rất phong phú và hai bản nhạc cổ cầm.

Cổ Cầm (hay còn gọi đàn Cầm,đàn bảy dây) là một trong những loại đàn khảy cổ nhất của Trung Quốc hiện nay. Từ thời Khổng Tử đàn Cầm đã là một trong những loại nhạc cụ thông dụng và được nhiều người ưa thích, âm thanh của đàn thanh cao, âm vang nên người xưa thường thông qua tiếng đàn để gửi gắm tình cảm và những lý tưởng vào trong đó.

Đến đời Đường, Cổ Cầm đã có pháp ký phổ chuyên riêng, trong pháp ký phổ có lưu lại vị trí của dây đàn, cách khảy đàn bằng tay trái tay phải …nhưng không trực tiếp ghi chép âm cao.

Pháp ký phổ dùng bộ thủ của chữ Hán, các chữ số, chữ giảm thể hợp thành và được gọi là Giảm Tự Phổ. Cho đến nay Ngũ Tuyến Phổ (năm dòng kẻ, hiện đang sử dụng) vẫn không thể thay thế được cách ghi chép tỉ mỉ và tính khoa học của Giảm Tự Phổ. Theo thống kê thì dùng Giảm Tự Phổ để ghi chép và lưu truyền các tác phẩm của Cổ Cầm có khoảng hơn 150 loại và hiện được coi là kho âm nhạc quý hiếm cần được bảo tồn.

Sau đây là một vài giới thiệu về cấu tạo của đàn Cổ Cầm:

Cổ Cầm dài khoảng 120-125cm, rộng khoảng 20cm, dày khoảng 6cm. Hình dáng của đàn được mô phỏng theo hình dáng Phượng Hoàng, toàn thân đàn tương ứng với thân Phượng Hoàng ( cũng có thể nói tương ứng với thân người ) bao gồm: đầu đàn, cổ đàn, vai đàn, lưng đàn, đuôi đàn, chân đàn. Phần phía trên đầu đàn được gọi là phần trán , đoạn dưới phần trán có nạm gỗ cứng để buộc dây đàn, gọi là Nhạc Sơn (hay Lâm Nhạc ) là phần cao nhất của đàn. Phần đáy đàn có hai rãnh âm, nằm ở phần giữa đáy đàn kích thước lớn gọi là Rãnh Long, nằm ở phần đuôi của đáy đàn kích thước nhỏ hơn gọi là Rãnh Phượng, đây gọi là trên núi dưới biển vừa có Rồng lại vừa có Phượng , tượng trưng cho đất trời vạn vật .
cocam
Nhạc Sơn giáp với trán đàn có nạm một thanh gỗ cứng gọi là Thừa Lô , phía trên Thừa Lô có 7 mắt dây dùng để cột dây đàn, phía dưới Thừa Lô có 7 Chẩn Cẩm dùng để điều chỉnh dây đàn. Phía ngoài cùng của đầu đàn có mắt Phượng và phần bảo vệ Chẩn Cẩm.

Phần đuôi đàn cũng được nạm bằng gỗ cứng , trên mặt gỗ được khắc những rãnh nông dùng để cột dây đàn ( được gọi là Long Lợi ) , hai bên Long Lợi là Quán Góc ( hay còn gọi Tiêu Vĩ ).

7 dây của đàn được cột từ phần Thừa Lô, mắc qua phần Nhạc Sơn, Long Lợi, sau đó chuyển hướng xuống đôi Túc Nhạn nằm ở phần đáy đàn. Còn phần mặt của đàn có 13 Cầm Huy, tượng trưng cho một năm có 12 tháng và một tháng nhuận.

Phần hộp đàn của Cổ Cầm là cả một khúc gỗ được khoét rỗng tạo thành , thành hộp khá dày và ghồ ghề , do đó âm thanh của đàn thanh cao , ý vị .

Phần đầu của bụng đàn có 2 rãnh âm là Thiệt Huyệt và Thanh Trì , phần đuôi của bụng đàn có một rãnh âm được gọi là Ý Chiểu. Đối ứng với Long Trì và Phượng Chiểu đều có phần nạp âm riêng. Phần đầu của nạp âm Long Trì có Thiên Trụ, phần đuôi có Địa Trụ, làm cho khi khảy đàn âm phát ra bị giữ lại không thoát đi được.

Vì đàn không có Phẩm (cột) nên khi khảy đàn sẽ linh động hơn, lại có những ưu điểm sau: dây đàn khá dài, độ rung của dây đàn lớn, dư âm dài … do đó Cổ Cầm mang những nét đặc sắc riêng của thủ âm.

Sau đây mời các bạn thưởng thức 2 bản Cổ Cầm. Bản đầu có cổ cầm, sáo và giọng ca. Bản sau là Nước Chảy, do Qong Yi độc tấu cổ cẩm.

Ca cùng với cổ cầm và sáo


.

Nước Chảy – Gong Yi – 2008

8 thoughts on “Cổ Cầm”

  1. Kiều Tố Uyên, đọc xong cổ cầm, lại đọc một vài chương của ” tiếu ngạo giang hồ”, lấy làm thú vị lắm.
    Uyên có giới thiệu thêm bằng một bài về tiêu phổ được không?
    Hi vọng là được nhé!
    Cảm ơn Kiều Tố Uyên với bài viết thú vị này.

    Like

  2. Qua that la am thanh trong sang vo cung, goi cho ta nhieu suy nghi, ve mot cuoc song binh di, thu thai. Khong Tu la bac thanh nhan khong chi co tu tuong ma con co kha nang sang tao va cam thu am nhac tuyet voi! Cam on ban nhieu lam !

    Like

  3. Thật sự là e rất thích vẻ tiêu sái của tiếng cổ cầm này khi hoà với tiếng sáo trúc. Tìm mãi, tìm mãi mới được bài viết hay như này để đọc. Cám ơn Kiều Tố Uyên ạ. Nhân tiện anh chị em nhà mình cho e hỏi là e muốn mua một chiếc cổ cầm và học chơi cổ cầm thì nên đến đâu ạ. Em cám ơn nhiều!

    Like

  4. Mình có cây đàn cổ cầm tiêu diệp thức muốn thanh lý, ai có nhu cầu xin liên hệ

    Like

  5. Bạn Tươi Thanh lý đàn chưa?

    Bạn tươi chưa thanh lý thì điện mình nhé: 0936705670

    Like

Leave a comment