Bệnh lý chống đối xã hội

Chào các bạn,

Trong tâm lý học có một loại người được cho là bệnh nhân “Rối loạn nhân cách chống đối xã hội” (sociopath). Nói chung, đây là hội chứng tập trung vào mình quá nhiều và không quan tâm đến người khác, mạnh đến mức có một đời sống và tư duy rất ích kỷ và lạm dụng người khác đến mức phải gọi là bệnh – từ bệnh nhẹ cho đến mức tội phạm giết người.

Ngày nay đời sống tất bật và nhiều cô đơn trong gia đình, vì mỗi người mỗi ngã trong ngày, cộng thêm với cá nhân chủ nghĩa, giúp tạo nên nhiều sociopath cho xã hội hơn so với xưa kia khi đời sống chậm hơn và người ta có nhiều thời gian cho nhau hơn.

Đúng ra, theo quan sát của mình, mọi chúng ta đều có thể có một phần “chống đối” xã hội, chống đối người khác, và ích kỷ trong ta. Nghĩa là mọi chúng ta đều có một chút, nhỏ hay lớn, của máu sociopath trong người – đó là lý do chúng ta luôn có đủ thứ tham lam, giành giật, báng bổ, đấu đá đầy mình rồi. Chẳng phải người bệnh mới có bệnh, mà toàn thể loài người đều có bệnh. Những người y học nói là “bệnh” có lẽ chỉ có bệnh ở mức độ cao hơn người trung bình thôi.

Bạn có thể đọc tài liệu và thử xem mình có bao nhiêu “máu” sociopath trong người. Nhưng cách chữa thì đã có lâu rồi, nếu bạn muốn tự chữa. Chẳng có thuốc men hay bác sĩ để chữa sociopath, vì đó là vấn đề tư duy trong cái đầu của mỗi người. Chỉ mỗi người có thể tự chữa cho mình. Các chữa đó là: luyện tập yêu thương mọi người vô điều kiện như Chúa Giêsu và Phật Thích Ca đã dạy – nhân ái với mọi người, từ bi với mọi người. Yêu thương cả thú vật.

Trái tim chúng ta có thể học yêu thương rộng rãi và sâu sắc. Chỉ cần nhìn mọi người sống đau khổ và làm mọi thứ điên rồ, chỉ vì tham lam, sân hận và si mê, thì chúng ta có thể yêu thương loài người. Rất tội nghiệp cho con người đau khổ. Đó chính là lý do Phật Thích Ca và Chúa Giêsu và bao thánh nhân khác đã dùng đời mình để giúp con người thoát khỏi bể khổ trầm luân. Nếu bạn nhìn cuộc đời khốn khổ mà bạn lại ghét cuộc đời vì nó tồi quá, rất có thể bạn là sociopath. Đời càng khổ, càng tồi, thì thánh nhân càng yêu thương cuộc đời và con người, và càng quyết tâm giúp con người – các anh chị em của mình – thoát khổ.

Các bạn, dù thế giới và chúng ta có những hiện tượng rối loạn, chao đảo, chiến tranh nào, liều thuốc chữa rốt ráo vẫn là “Yêu mọi người.” Hãy tập cho trái tim, trí óc, và linh hồn ta cảm nhận và nhức nhối được với những đau khổ của mọi người, để ta có thể yêu mọi người và tìm cách để mọi người và mỗi người được bình an hơn một chút, hạnh phúc hơn một chút.

Đó là cách ta làm sạch mình khỏi nọc độc “chống đối xã hội” luôn có không ít thì nhiều trong mỗi chúng ta, và để làm cho thế giới và loài người thêm được một chút bình an hạnh phúc.

Chúc các bạn luôn nhiều tình yêu.

Mến,

Hoành

© copyright 2021
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Bệnh lý chống đối xã hội”

  1. Thưa anh, em xin hỏi câu này không liên quan tới bài viết ạ.
    Em thấy dạo gần đây người ta đi theo học tập, nghiên cứu về môn Thần số học rất nhiều.
    Anh có tin vào Thần số học không ạ? Em không biết chỉ bằng cách sửa bản thân mình theo đặc điểm của những con số là có thể thay đổi được cuộc đời hay không?
    Mọi người nói môn này không hề là mê tín, mà là một môn khoa học xuất phát từ nhà triết học, toán học Pytagoras.

    Thích

  2. Đọc tài liệu về socialpath, em thấy đúng như anh nói: “mọi chúng ta đều có một chút, nhỏ hay lớn, của máu sociopath trong người.”

    Nhưng “…dù thế giới và chúng ta có những hiện tượng rối loạn, chao đảo, chiến tranh nào, liều thuốc chữa rốt ráo vẫn là “Yêu mọi người.”

    Em cám ơn anh.

    Em Hương

    Thích

  3. Long,

    Em nhặt cục đá trên đường, bào một cậu bé luôn giữ cục đá đó trong túi vì nó sẽ làm cho đời cậu bé mạnh mẽ, thành công và hạnh phúc hơn. Và cậu bé làm như thế, và cậu ấy thấy đời cậu ấy khá lên từ từ. Đó là long tin của mình làm cho mình mạnh.

    Thần số học, hay sờ mu rùa, hay bói toán hay hay phong thủy, hay thứ gì trên đời cũng có thể giúp người ta thành mạnh mẽ (hay mạt rệp) nếu người ta tin vào chúng. Nhưng chung quy chỉ là lòng tin của mình – lòng tin “hấp dẫn” những điều mình tin.

    Tuy nhiên, tốt nhất là mình hiểu lòng tin của mình điều khiển mình. Và tốt nhất là tin vào chính mình. Vì rốt cuộc chỉ có lòng tin của mình và mình, tức là chính trái tim mình. Những thứ khác bên ngoài chỉ là khí cụ dạy học.

    Nhưng nếu mình chỉ tin vào những thứ ngoài mình, thì lòng tin đó chỉ là thuần túy mê tín và si mê, nếu người ta không trưởng thành lên đến mức hiểu được “thực ra là chỉ có mình và lòng tin của mình vào trái tim mình”.

    A. Hoành

    Đã thích bởi 1 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s