Liên doanh giữa chúng ta và Chúa Phật

Chào các bạn,

Từ liên doanh là từ mình dịch chữ “partnership”, tức là một liên kết giữa 2 người hay nhiều người để làm một việc gì đó, hay một kinh doanh nào đó. Partnership là từ rất thông dụng trong thương mãi.

Điều rất đặc biệt trong luật thương mãi tại nhiều nơi trên thế giới là, nếu không thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH – Limited Liability Company – LLC), đối với người bên ngoài, mọi người trong liên doanh (partnership) đều ngang nhau, lời nói của một người là lời nói của cả liên doanh, và mỗi người đều chịu trách nhiệm chung cho cả liên doanh. Liên doanh rất giống vợ chồng – tài sản dù đứng tên chỉ một người là tài sản chung của hai vợ chồng, nợ của một người là nợ chung của cả hai.

Chúng ta nói đến Chúa Phật hỗ trợ chúng ta, nhưng liên quan giữa chúng ta và Chúa Phật không là một liên kết chủ tớ, mà luôn là một liên doanh, một partnership, một liên kết chung, chặt chẽ, và bình đẳng.

Tại sao?

Tại vì mỗi chúng ta là một chủ thể tự do. Ta tự do làm và tự do gánh chịu hậu quả của hành động của ta theo luật nhân quả. Chúa Phật không thể nhúng tay vào đời ta như thể điều khiển một con robot. Chúa Phật tôn trọng tự do của con người.

Nhưng nếu ta xin Chúa Phật hỗ trợ thì đương nhiên là các Ngài sẵn sàng hỗ trợ chúng ta trong lãnh vực chúng ta hỏi. Ví dụ: nếu chúng ta thành tâm xin hỗ trợ về lãnh vực học hành, các Ngài sẽ làm việc với chúng ta trong lãnh vực học hành, như giúp đỡ chúng ta dễ tập trung tâm trí, và có điều kiện thuận lợi để học, và việc của chúng ta là chăm học. Và nếu chúng ta đã không nhờ các Ngài hỗ trợ ta trong việc tình duyên, và ta bị bồ đá, có lẽ việc đó chẳng liên quan gì đến các Ngài.

Các bạn cần nhớ kỹ khái niệm tự do của con người. Con người có tự do, và thánh thần thường ít can thiệp, trừ khi được mời hỏi. (Đương nhiên là nếu bạn đi ăn cướp mãi, thánh thần có thể can thiệp để đưa bạn vào tù, dù bạn không xin vào tù).

Đều mình muốn nói ở đây là liên doanh giữa chúng ta và Chúa Phật rất bình đẳng và chặt chẽ, chẳng hời hợt như ta mở tiệm phở rồi vào nhà thờ cầu nguyện hay cúng kiếng để các Ngài cho thành công.

Liên doanh bán phở phải là liên doanh chung giữa ta và Chúa Phật. Chúng ta phải quán niệm/cầu nguyện để biết ý các vị muốn chúng ta làm gì và làm thế nào. Mỗi lời chúng ta nói ra với thiên hạ, dù muốn dù không thì cũng là tiếng nói chung của liên doanh, tức là tiếng nói chung của ta và Chúa Phật. Những món nợ ta nợ ngân hàng hay nông dân là nợ chung của ta và Chúa Phật – nếu ta gặp khó khăn có thể các Ngài sẽ trả cho ta, nhưng nếu ta gian dối quỵt nợ thì các Ngài cũng bị mang tiếng lây. Nếu ta làm ăn tử tế và trọng người, thì các Ngài cũng được vinh danh và càng hỗ trợ ta. Nếu ta láu cá và chụp giật thì các Ngài cũng chỉ biết khóc và bị sỉ nhục…

Các bạn, liên kết giữa chúng ta và Chúa Phật chặt chẽ như thế đó. Đó là liên doanh làm việc chung trong tất cả các lãnh vực chúng ta xin liên doanh, và làm việc thì hỏi ý nhau thường xuyên, và giữ uy tín và danh tiếng cho nhau.

Chúng ta không thể hành xử với Chúa Phật như osin giữ kho, cần gì thì cứ bảo osin mở kho, mà thực sự không có một liên doanh chặt chẽ với Chúa Phật.

Chúc các bạn luôn liên doanh tốt.

Mến,

Hoành

Bài cùng chuỗi: Liên doanh giữa chúng ta và Chúa Phật – 2

© copyright 2015
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 6 thoughts on “Liên doanh giữa chúng ta và Chúa Phật”

  1. Cám ơn anh Hoành,

    Đọc bài này em thấy tự hào xen lẫn trách nhiệm lớn, thấy tin tưởng và bình an. Liên doanh này thật kỳ diệu. Nó sẵn có đó, chỉ là mình chưa biết khai thác mở lời xin liên doanh. Em phải đem liên doanh này vào trong mọi việc mình làm

    Thích

  2. Tuyệt vời! Phát minh ra khái niệm liên doanh giữa chúng ta với Chúa và Phật thật sáng tạo và sâu sắc. Cám ơn anh Hoành nhiều lắm!

    Thích

  3. Dear Anh Hai

    Đọc bài này em thấy rất vui, rất hạnh phúc và ấm áp. Vì trên vạn nẻo đường đời, trong muôn vàn cảnh ngộ cuộc sống, em không bao giờ cô đơn vì bên cạnh em dù đêm hay ngày, dù mưa hay nắng, dù vui hay buồn, thành công hay thất bại… Em luôn có bạn đồng hành để hỗ trợ, sẻ chia, cảm thông và nâng đỡ.

    Chỉ có điều em có ý thức và tôn trọng sự hiện diên muôn vẻ đang sẵn đó của người bạn đồng hành hay không, em có sẵn sàng mở lòng để tâm sự, sẻ chia trong tương giao đồng trách nhiệm, cũng như có sẵn sàng biết lắng nghe và tôn trọng hay không mà thôi!

    Em cảm ơn anh Hai một bài học giản dị nhưng sâu sắc, một nhắc nhở để em đừng làm băng hoại đi những gì em đang có.

    Em chúc anh Hai luôn an lành trong từng ngày sống.

    Em M Lành

    Thích

  4. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhiều cho nhân loại nếu mọị người đều ý thức được những điều tưởng như sơ đẳng nhưng lại không sơ đẳng một chút nào này .
    nth

    Thích

  5. Chua/Phat nhu cha me va thay ta. Sinh ra, nuoi duong, day do, giup do, cuu vot, an ui ta…

    Va Chua/Phat luon ton trong tu do cua ta. Nen ta phai chiu trach nhiem ve moi suy nghi, loi noi va hanh dong cua minh.

    Nhung du ta co hu den may, khi ta quay ve, Chua/Phat van chap nhan ta.

    Chua/Phat luon “lien doanh” cung ta, neu ta chan thanh muon “lien doanh”.

    Vay hay “lien doanh” ngay cung Chua/Phat!

    Cam on anh Hoanh!

    Thích

  6. Cám ơn Mạnh, Tuấn, Lành, Hân và anh Thảo đã chia sẻ comments và các bạn Huấn, Túy Phượng, Long, Tâm Hân, Lành, Thu Hương, Thu Hằng và Quỳnh Như đã “like”bài viết.

    Đây là một khái niệm, như Mạnh nói, mình phát minh trong ngôn ngữ, nhưng không mới trong tâm thức con người. Khái niệm con người đồng hành cùng Chúa Phật đã có nơi này hoặc nơi kia trong các nền văn hóa tâm linh của con người qua nhiều niên đại.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s