Vở Ballet Giselle – Tình yêu của Giselle

Chào các bạn,

Mình mới đi xem vở ballet mang tên Giselle thật là hay và xúc động. Phần âm nhạc rất hay, vũ đạo rất cuốn hút, phối cảnh sân khấu rất thật và sống động.

Cô nàng Giselle nhân vật chính của vở ballet – Một cô gái chân quê xinh đẹp, ngây thơ trong sáng, say đắm yêu một anh chàng Công tước – đóng giả làm nông dân trong khi rong chơi tán tỉnh các cô gái vào những ngày cuối trước khi kết hôn. Cô không hề biết rằng anh Công tước này đã đính hôn mới một cô công chúa khác. Rồi sau khi phát hiện biết rằng anh chàng này thực ra đóng giả và lừa dối mình, cô đã phát điên và chết vì vốn cũng bị bệnh yếu tim.

Sau  khi Giselle chết, các oan hồn của những người phụ nữ bị phản bội bởi người tình – The Wilis, bằng sức mạnh ma quái tìm cách “trả thù hộ” Giselle bằng cách quyết định trừng phạt cho đến chết (bằng cách nhảy múa) anh chàng công tước mà phản bội Giselle. Tuy nhiên Giselle vẫn yêu chàng công tước, cô đã cầu xin hết lòng để cứu cho người mình yêu thoát chết. Mặc dù bị từ chối nhiều lần bởi đám oan hồn Wilis nhưng cuối cùng bằng tình yêu chân thật, thánh thiện và không hận thù của mình, Giselle đã khiến cho các oan hồn động lòng và giải thoát được khỏi cái chết cho người yêu của mình.

Thật là phúc cho Giselle và chàng trai nào được giải thoát nhờ tình yêu của Giselle.

Chúc cho các nàng tỉnh táo hơn khi yêu, và các chàng nghiêm túc và chung thủy hơn trong tình yêu.

Mời các bạn.

Thu Hằng

Trên Wikipedia có giới thiệu về vở Balett như sau. Mình trích dịch lại một số đoạn Dưới đây là một vài tấm hình màn cuối.

Vở ballet Giselle, hay The Wilis (tiếng Pháp: Giselle, ou Les Wilis) là một ba lê lãng mạn được chia thành 2 màn. Lời nhạc kịch soạn bởiJules-Henri Vernoy de Saint-Georges và Théophile Gautier. Vở ballet ấy cảm hứng từ một đoạn văn xuôi về Wilis trong Elementargeister bởi Heinrich Heine, và từ một bài thơ về một cô gái bị chết sau khi một buổi nhảy múa suốt đêm gọi tên là “Fantômes” trong Les Orientales của Victor Hugo. Adolphe Adam sáng tác âm nhạc; Jean Coralli và Jules Perrot sáng tác vũ đạo.

Màn I

Vở ballet mở đầu bằng một ngày mùa thu ở Rhineland vào thời Trung Cổ. Vụ thu hoạch nho đang được tiến hành. Công tước Albrecht của Silesia, một nhà quý tộc trẻ cải trang thành một người nông dân, đang trong thời gian tranh thủ dạo chơi tán tỉnh lăng nhăng và làm những điều dại khờ  cuối cùng trước khi kết hôn (gieo những hạt yến mạch hoang dã cuối cùng của mình trước khi kết hôn – is sowing his last wild oats before marriage) với công chúa Bathilde. Anh chàng đã phải lòng cô gái làng quê nhút nhát và xinh đẹp, Giselle. Cô không biết gì về cuộc sống thực của anh công tước này.

Hilarion, một người trông coi ở vùng đất cấm săn, cũng đem lòng yêu Giselle. Anh ta cố gắng thuyết phục cô rằng Albrecht không thể tin tưởng. Giselle bỏ ngoài tai tất cả những lời cảnh báo. Mẹ Giselle rất bao bọc con gái mình vì Giselle bị bệnh tim và rất yếu ớt. Bà không khuyến khích mối quan hệ giữa Giselle và Albrecht.

Một hôm, một nhóm quý tộc đến làng tìm kiếm nước giải khát sau cuố đi săn mệt mỏi. Albrecht nhanh chóng vội vã biến đi, vì biết rằng mình sẽ bị nhận ra bởi Bathilde vị hôn thê của mình, người cũng có mặt trong đám quý tộc đó. Dân làng chào đón nồng nhiệt đám quý tộc, cung cấp cho họ giải khát, và trình diễn một số điệu nhảy. Bathilde bị quyến rũ bởi sự ngọt ngào và sự tự nhiên chất phác của Giselle, mà không hề biết mối quan hệ của Giselle với vị hôn phu của mình. Giselle rất vinh dự khi người lạ xinh đẹp trao tặng cho cô một chiếc vòng cổ làm quà.

Hilarion ngắt ngang lễ hội. Anh đã phát hiện ra thanh kiếm của Albrecht, và đưa nó như là bằng chứng cho thấy các anh chàng nông dân đó là kẻ hóa trang. Tất cả đều bị sốc bởi sự phát hiện này, nhưng không ai hơn Giselle, không thể nguôi ngoai khi phải đối mặt với sự lừa dối của người yêu. Biết rằng họ không bao giờ có thể ở bên nhau, Giselle lao vào một cơn điên đau buồn, khiến trái tim yếu đuối của cô phải đi đến hồi kết. Cô ấy chết trong vòng tay của Albrecht.

Màn II

Ánh trăng lấp ló gần mộ của Giselle. Hilarion thương tiếc trước bia mộ của Giselle, nhưng sợ hãi bởi sự xuất hiện của Wilis, linh hồn của những phụ nữ bỏ rơi bởi những người người tình của họ. Các Wilis, dẫn đầu là nữ hoàng tàn nhẫn, Myrtha, ám ảnh vật vờ trong rừng đêm để tìm cách trả thù bất kỳ người đàn ông mà họ gặp phải, buộc nạn nhân nhảy cho đến chết vì kiệt sức.

Trước khi biến mất vào rừng Myrtha và Wilis làm trỗi dậy linh hồn của Giselle từ ngôi mộ của cô và thu nhận cô vào đoàn những linh hồn Wilis. Albrecht đến đặt hoa trên mộ Giselle, và anh khóc lóc về tội lỗi cho cái chết của cô. Linh hồn Giselle xuất hiện, và Albrecht cầu xin sự tha thứ của cô. Giselle, tình yêu của cô không hề thay đôi, dịu dàng tha thứ cho chàng. Nàng biến mất, để cùng hòa vào với đoàn của các Wilis, và Albrecht tuyệt vọng đi theo cô.

Trong khi đó, Wilis đã dồn Hilarion. Họ sử dụng phép thuật của mình để buộc anh phải nhảy cho đến khi anh đã gần chết, và sau đó anh ta bị chết đuối trong một hồ gần đó. Sau đó họ quay ra Albrecht, và cũng kết án anh này cho đến chết. Chàng cầu xin để Myrtha tha cho mình, nhưng bà lạnh lùng từ chối. Lời cầu xin của Giselle cũng không được chấp nhận, và Albrecht buộc phải nhảy múa cho đến khi mặt trời mọc. Tuy nhiên, tình yêu của Giselle có sức mạnh chống lại phép thuật của Wilis và đã cứu sống được chàng. Các linh hồn khác quay trở lại ngôi mộ của họ lúc rạng đông, nhưng Giselle đã phá bỏ  và hóa giải được được những hận thù và căm hờn mà đã kiểm soát linh hồn các Wilis, và do đó cô đã được giải thoát khỏi sức mạnh của họ. Sau khi đau đớn từ biệt Albrecht, Giselle trở lại ngôi mộ của mình, an nghỉ trong yên bình.

1

2

3
4

 

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Vở Ballet Giselle – Tình yêu của Giselle”

  1. Cảm ơn Thanh An và anh Hoành đã chia sẻ.

    Em rất ấn tượng và cảm nhận được cảm xúc của các vũ công khi xem vở vũ kịch này. Hy vọng khán giả VN có nhiều cơ hội biết đến những vở kịch hay như vầy. Em search qua thấy vở này đã được nhà hát kịch VN biểu diễn nhưng công chúng còn ít biết đến và giới thiệu khá sơ sài

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s