Lạc đường

Chào các bạn,

Đoạn sau đây là trích trong một bài của tỳ khưu Thích Chân Tuệ mà mình vừa đọc được:

Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó.
Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường.
Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú.
Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”.
Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng.
Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh.
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa:
Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch
biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn,
biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo,
biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa đang biến thành dịch vụ thương mãi.
Cầu siêu: tiền. Dâng sớ cầu an: tiền. Ma chay, giỗ kỵ: tiền.
Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi.
Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền.
Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.
Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh.

Đây là chuyện rất thường thời mạt pháp. Nơi tu trì và người tu trì vẫn thường sai lạc như thế. Vì sao? Vì họ không tập trung đúng chỗ. Tâm ta là Phật. Đó là nơi ta cần tập trung—cần phát tâm thanh tịnh để ta có thể thành Phật.

Nhưng thiên hạ hay lạc đường, tập trung vào mọi thứ bên ngoài—xây chùa cho to, xây tượng cho nhiều, được đông Phật tử đến chùa ngày lễ hội, tăng hội viên cho chùa, tăng thêm tiền cúng dường, mang được nhiều sư ni vào chùa… nói chung là rất nhiều thứ bên ngoài ta, và như vậy là họ — phật tử và sư ni – cùng nhau bắt đầu lạc đường. Hay nói cách khác là họ đã đánh mất tâm họ.

Bài này của Tỳ khưu Thích Chân Tuệ nói về Phật giáo, nhưng các tôn giáo khác cũng có cùng vấn đề–người ta chú trọng vào các điều bên ngoài và đánh mất tâm mình, đánh mất Chúa Phật trong tâm mình.

Nói vậy để các bạn hiểu là đánh mất tâm mình và chạy theo mọi thứ bên ngoài là bệnh rất lớn và tấn công tất cả mọi người, kể các các vị tu hành đã nhiều năm. Chính vì vậy mà mình nhắc mãi là các bạn phải tập trung vào tâm mình luôn luôn.

Có những điều gần tâm ta hơn, và ta tập trung vào chúng, và tưởng đó là tập trung vào tâm, như là ngồi Thiền, đọc kinh, cầu nguyện, học Thánh kinh, đi chùa, đi nhà thờ… Tất cả những điều này là điều người ta thường làm để luyện tâm, cho nên chúng ta thường dễ đồng hóa chúng với tâm một cách lầm lẫn. Ngồi Thiền, đọc kinh, cầu nguyện, học Thánh kinh, đi chùa, đi nhà thờ… cũng vẫn là việc bên ngoài tâm và chẳng là tâm.

Tâm ở bên trong bạn. Tập trung vào tâm là tập trung vào ý tưởng, cảm xúc, thái độ, tư duy của mình. Luyện tâm là luyện những điều đó.

Nhưng nếu bạn nghĩ rằng tập trung vào tâm của mình rất dễ, thì hãy đọc lại đoạn bên trên của Tỳ khưu Thích Chân Tuệ, để biết là cả các Phật tử và sư ni trong chùa có thể đánh mất tâm của mình dễ đến thế nào.

Hãy canh giữ tâm bạn ngày đêm, vì bạn chỉ cần lơ là một giây là ma quỷ đã có thể lẻn vào.

Chúc các bạn luôn tỉnh thức.

Mến,

Hoành

© copyright 2014
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 6 thoughts on “Lạc đường”

  1. Dear Anh Hai

    Đọc bài chia sẻ này của anh Hai em nhớ đến bài anh Hai đã chia sẻ trước đây: “Điều gì bạn quan tâm nhất trong đời?”

    Nếu mỗi ngày không dừng lại để nhìn xem điều gì là Sao Bắc đẩu của mình, thì nắm chắc 100% là sẽ bị “Lạc đường”

    Vì vậy: “Hãy canh giữ tâm bạn ngày đêm, vì bạn chỉ cần lơ là một giây là ma quỷ đã có thể lẻn vào.”

    Em cảm ơn anh Hai đã nhắc nhở.

    Em M Lành

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s