Bài tụng hạnh phúc

 

761e6675f9_BaiTungHanhPhuc

Chào các bạn,

Dưới đây là một clip của Làng Mai.

Mình hy vọng với hơn 9 phút rưỡi, clip dưới đây sẽ mang đến cho các bạn và những người cạnh bạn những nụ cười hàm tiếu dễ thương.

    Bài tụng hạnh phúc

    Chúng con được ngồi đây
    Trong phút giây hiện tại
    Bao bọc bởi tăng thân
    Thấy mình thật may mắn:
    Sinh ra được làm người Đọc tiếp Bài tụng hạnh phúc

Kinh sách, lý luận, và con đường

Chào các bạn,
zen garden
Con đường là đạo, nhưng mình không nói đến tôn giáo, mà nói đến đạo như là con đường tâm linh, con đường của trái tim linh thiêng của mỗi người chúng ta.

Lầm lỗi số một của đại đa số người đọc kinh sách là đọc sách một hồi rồi kẹt luôn trong sách không ra được. Kẹt trong kinh sách, kẹt trong ngôn từ, kẹt trong lý luận… Đứng một chỗ cả trăm năm, không nhúc nhích được một bước, nhưng họ không biết điều đó. Không thể biết được điều đó.

Các bạn, nếu các bạn đọc một cuốn sách nấu ăn trong 50 năm, và không nấu lần nào, thế thì bạn có biết nấu ăn sau 50 năm?

Đọc tiếp Kinh sách, lý luận, và con đường

Cho gạo dẻo

 

Chào các bạn,
lua7-8062-1379041538
Gần bốn giờ chiều, mình muốn đi bộ loanh quanh trong Buôn Làng một chút nên qua rủ em Hmô – con mẹ Sót đi cùng cho vui. Trong Buôn Làng đang là mùa thu hoạch lúa nên đi qua sân nhà ai cũng đều thấy có lúa phơi trước sân, không nhiều thì ít. Và cũng là mùa mưa nên trong ngày thường có những cơn mưa bất chợt, vì vậy những nhà phơi lúa, nhà nào cũng có một vài người lớn ở nhà để kéo bạt lúa vô khi trời mưa và đem ra phơi lại khi nắng lên. Phải tranh thủ từng chút nắng để tránh lúa khỏi lên mộng, khỏi hư.

Lúc đi ngang qua nhà ông bà ngoại của em Kypa, hai ông bà già trên bảy mươi tuổi cũng đang phơi một sân lúa và đang ở nhà canh lúa. Mình định đi qua nhưng vừa lúc ông ngoại em Kypa đi ra thấy mình, ông ngoại chào và mời vào nhà chơi, mình và em Hmô ghé vào chơi một chút. Đọc tiếp Cho gạo dẻo

5/9_ngày tựu trường

 

untitled

Đã thành một cái lệ, hay ngày 5/9 có một lịch sử nào… mà nó trở thành ngày hội tựu trường hằng năm cho đến tận bây giờ, khi mà học sinh đã đi học từ giữa tháng 8 kia? Không còn là học sinh, sinh viên cũng không phải, tôi hôm nay chào đó ngày tựu trường trong tâm thế của một người từng trải qua và chưa can dự nữa.

Có lẽ chỉ là một buổi sáng bình thường có một chút thoảng nhẹ hơi sương. Mặt trời lên và bắt đầu tỏa rạng, rọi từng luồng như những ngón tay đan. Buổi sáng 5/9, cùng một giờ tôi dậy sớm đi làm hàng ngày, nhưng đường phố bỗng đông hơn, và có lẽ cũng rạng rỡ hơn! Bong bóng vài chùm thật bự đây đó… mà… có lẽ cũng chẳng thể nào đẹp bằng những màu áo trắng học sinh lấm chấm như cài hoa trên con đường tôi đi làm của buổi sớm nay. Đọc tiếp 5/9_ngày tựu trường

‘Bao công’ làng

 
TPNói không quá, làng này dễ xảy ra không ít án mạng, hàng xóm từ mặt nhau và rừng cũng chỉ còn trơ gốc nếu không có một “Bao công” sống luôn đứng ra phân xử, dàn xếp ổn thỏa. Ông là Nguyễn Hồng Danh, 60 tuổi, trưởng thôn Trung Lương (xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam).

Ông Danh (đội mũ, bên trái) và Đội Bảo vệ rừng trong một lần tuần tra
Ông Danh (đội mũ, bên trái) và Đội Bảo vệ rừng trong một lần tuần tra.

Hỏi đường đến nhà ông, đám con nít gặng lại: Ông Danh ạ, ông Danh “Bao công” chứ gì? Rồi mấy cụ già bên đường cứ thế kể luôn với giọng rặt Quảng Nam: Dân thôn ni cần chi ra tòa, cứ biên đơn gởi đến nhà trưởng thôn, sớm thì ngay trong ngày, muộn thì năm bảy ngày sau, thể nào ông cũng mời tới phân xử, mà toàn xử hay mới kinh!”. Đọc tiếp ‘Bao công’ làng

Cổ tích viễn thông Việt trên đất châu Phi

 
DTNhững ngón tay cái giơ lên cao cùng nụ cười rạng rỡ với tiếng reo to “Movitel, Việt Nam!” là câu nói được nhiều người dân Mozambique thốt lên khi chứng kiến những thành quả về đầu tư viễn thông mà một công Việt Nam mang lại.

mozabique1

Tới quốc gia châu Phi, Viettel đã làm nhiều điều hơn là đầu tư viễn thông.

Đọc tiếp Cổ tích viễn thông Việt trên đất châu Phi

Vụ gây rối tại xã Nghi Phương: Sự thật thì không thể “cả vú lấp miệng em”!

 

() – Số 222 – Thứ năm 26/09/2013 06:40

 

Trao đổi với phóng viên Lao Động ngày 25.9, đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An – cho biết: “Cơ quan CSĐT vừa kết thúc điều tra các vụ án trong vụ gây rối tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc; đủ cơ sở để kết luận là một bộ phận người dân xã Nghi Phương đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật,  phải xử lý nghiêm minh”.

 
Vụ gây rối tại xã Nghi Phương: Sự thật thì không thể “cả vú lấp miệng em”!
Giáo dân dùng gạch, đá tấn công dồn dập về phía lực lượng chức năng.

Đọc tiếp Vụ gây rối tại xã Nghi Phương: Sự thật thì không thể “cả vú lấp miệng em”!