Thực hành các quy luật tâm linh

Chào các bạn,
vovinam
Lỗi lầm thường xuyên nhất của chúng ta là vào trường võ, không lo tập võ, mà cứ lo thắc mắc lý thuyết: Bước chân này bước kiểu này thấy khập khiểng quá sao mà có hiệu năng, tay này đánh thế này thấy không có một chút nào lực cả…

Học võ là phải thực hành. Mỗi cách bước chân, bước chừng vài trăm nghìn lần, mỗi cách vung tay, vung chừng vài trăm nghìn lần. Vậy thì các cơ bắp của mình mới quen thuộc đủ để tạo ra sức mạnh.

Các quy luật tâm linh cũng vậy. Khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng là nghệ thuật, đòi hỏi thực hành. Lý thuyết không thì chẳng được gì cả.

Vì vậy, có nhiều bạn đọc ĐCN thường xuyên, nhưng không thực hành nghiêm chỉnh, thì chẳng học được gì cả, chẳng hiểu được gì cả.

Trong truyện võ hiệp đôi khi có màn đấu võ mồm giữa hai đại cao thủ. Các vị đọc tên đòn để đánh nhau, người này đọc tên đòn tấn công thì người kia đọc tên đòn hóa giải… Đó là tiểu thuyết. Khi chiến đấu thật thì người chiến đấu chẳng thấy tên đòn, và chẳng thấy đòn… Tình thế thế nào thì mình chuyển theo tình thế thế nấy, thường là tay chân biến hóa liên tục, đôi khi vào đúng đòn có tên, thường thì chẳng có đòn phép lý thuyết nào cả, hay nói đúng hơn là, dùng những chiêu thức biến hóa theo tình thế, không có trong các bài học lý thuyết. Thực hành thì phải như vậy.

Cho nên, đôi khi có những câu hỏi của các bạn, mình biết là các bạn chẳng thực hành mà chỉ muốn hỏi lý thuyết.

Sự thật là tư duy tích cực đặt trên nền tảng tâm linh là môn võ học tinh thần đòi hỏi thường xuyên thực hành để tiến bộ.

Cho nên các bạn, hãy thực hành thường xuyên, rồi các bạn sẽ từ từ, theo cấp độ, mà càng ngày càng hiểu sâu khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng có nghĩa là gì.

Chúc các bạn một ngày thực hành.

Mến,

Hoành

© copyright 2013
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Thực hành các quy luật tâm linh”

  1. Hi anh,

    1. Trong ebook Thể dục khí công mà anh soạn (cùng với các bạn Huấn, Thảo và Hải Đăng dịch), có phần bài tập nặng: Chưởng với lòng bàn tay mở và Đá gót chân thấp. Khi em tập những động tác này, em cũng thắc mắc là những động tác này sao chẳng có lực chút nào, thậm chí vào ban đêm, khi ngủ, cánh tay và chân chẳng có cảm giác đang “ngủ” (cảm giác tê liệt) hay “đốt cháy” (cảm giác có lửa đốt bên trong) như miêu tả.

    Nhờ anh giải thích hôm nay, em mới thấy, hóa ra cơ bắp của em chưa quen thuộc đủ để tạo sức mạnh.

    2. Khi lần đầu tiên em đọc Thể dục khí công, em thấy những động tác này không khó và có động tác (đứng thẳng và chạm tay vào ngón chân) là dễ so với em, nhưng em vẫn tập vì em có lòng tin vào những gì anh hướng dẫn.

    Và quả thật, những động tác này mang lại năng lượng thật lạ, mạnh và trẻ hóa ( 😀 ).

    Em vừa qua một đợt phục hồi sức khỏe nên cảm nhận được sức khỏe của mình thay đổi như thế nào khi tập những động tác này hằng ngày.

    Càng tập luyện một điều gì đó hằng ngày, càng thấy được cái hay, cái đẹp trong đó, anh nhỉ.

    Cám ơn anh. 🙂

    Em Hương.

    Thích

  2. Dear Anh Hai

    Trong bài Anh Hai đã đề cập đến: “Khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng là các quy luật tâm linh, đòi hỏi thực hành. Lý thuyết không thì chẳng được gì cả”

    Cũng gợi em nhớ về Lời Chúa Giêsu đã nói: “Không phải những ai nói lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai làm theo ý Cha Ta mới được vào Nước Trời”

    Như vậy muốn tiến lên trong đời sống tâm linh không còn con đường nào khác hơn là con đường thực hành, là con sống cụ thể hằng ngày.

    Và muốn thực hành được đòi em phải luyện tập mỗi ngày để Khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng trở thành một phản xạ,

    Và như vậy khi sống nó không còn bị lệ thuộc vào những cảm xúc vui buồn giận ghét nữa!

    Em cảm ơn và chúc Anh Hai tuần sống mới nhiều an lành và may mắn 🙂

    Em M Lành

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s