Những bài hát trẻ thơ tiếng Anh

 

Chào các bạn,
tre em
Mình có nhờ chị Xuân Lành giới thiệu cho mình một số bản nhạc và mình rất bất ngờ khi nhận được một list dài các bài hát đủ các thể loại trên Facebook của chị.

Dưới đây là 9 bài hát tiếng Anh thiếu nhi với lời giới thiệu rất dễ thương của chị.

Chúc các bạn một tuần đầy trẻ thơ nhé! Đọc tiếp Những bài hát trẻ thơ tiếng Anh

Dự tiệc cưới

 

Chào các bạn,
đám cưới truyền thống
Chiều nay về trong Buôn tham dự lễ cưới của em A Thụy, tự nhiên mình nhớ đến lần dự tiệc cưới của em H’Nhét, lúc đó mình sống ở Buôn Hồ. Trong thời gian sống ở Buôn Hồ, cứ mỗi sáng Chúa Nhật mình rủ em H’Nhét đi vào các Buôn Làng xa, nơi anh em Buôn Làng không có điều kiện đến tham dự các sinh hoạt tôn giáo, để thăm viếng và sinh hoạt với các em thiếu nhi. Em H’Nhét rất nhiệt tình trong công việc này. Cũng từ đó em H’Nhét trở nên rất gần gũi, thân thiện với cộng đoàn mình.

Em H’Nhét đi với mình được tám tháng thì lập gia đình. Em H’Nhét lấy người cùng trong Buôn Làng, là em Y Phu cũng cùng tôn giáo, vì vậy đám cưới của em H’Nhét và em Y Phu được tổ chức theo nghi lễ bên Thiên Chúa giáo. Đọc tiếp Dự tiệc cưới

Người khai mở danh từ khoa học tiếng Việt

 
TNGS Hoàng Xuân Hãn đã sáng tạo ra những danh từ khoa học tiếng Việt tiếp thu tri thức nhân loại. Ông cũng khảo cứu tận cùng sử liệu trên tinh thần hoài nghi, cũng như tìm về vốn cổ. “Ông đã nỗ lực đưa dân tộc vào hiện đại hóa bằng cái hợp lý của khoa học chứ không bằng áp lực của chuyên chế”, GS Tạ Trọng Hiệp nói.
 

Người khai mở danh từ khoa học tiếng Việt

GS Hoàng Xuân Hãn (phải) – Ảnh: Quỳnh An chụp lại tư liệu

Theo nhà văn Phùng Quán, khi nhà bác học Lương Định Của mới về nước, có lần ông bị chặn ở cổng chợ để kiểm tra tập đọc. Khi ấy, người đi chợ sẽ phải chui qua thanh tre chắn đường nếu không đọc hết được các chữ chốt gác đưa ra. Được người gác chốt giải thích chữ cái “i t giống móc cả hai/i ngắn có chấm t dài có ngang”, “o tròn như quả trứng gà/ô thì đội mũ ơ là thêm râu”, mắt ông Của đỏ hoe. Cách diệt giặc dốt của dân ta thông minh đến vậy. Từng học những câu vần vè trên hồi còn chăn trâu, mãi hàng chục năm sau, ông Quán mới biết tác giả của chúng chính là nhà toán học nổi tiếng Hoàng Xuân Hãn. Đọc tiếp Người khai mở danh từ khoa học tiếng Việt

Xé lòng nỗi đau sau 35 năm mới kể

TPGần 100 đoàn viên thanh niên tử nạn. Họ hy sinh với vẹn nguyên tinh thần tình nguyện, với khí thế “đâu khó có thanh niên”. Và hơn 1/3 thế kỷ qua, nỗi đau còn đó.

Nhưng dường như sự hy sinh của những đoàn viên thanh niên hừng hực sức trẻ bị lãng quên…? Còn lại chăng là đau đáu nỗi đau của những người thân vọng về một niềm an ủi tinh thần xa thẳm…?

Bài 1: Đại tang trên công trường thủy lợi

12 giờ 5 phút, ngày 3/1/1978 (tức ngày 24/12 năm Đinh Ty). Một tiếng nổ lớn vang lên trên công trường thủy lợi cống Hiệp Hòa. Trong giây lát khoảng hơn 100 đoàn viên thanh niên bị đất đá vùi lấp. Tai nạn khủng khiếp chưa từng có đã làm rúng động cả tỉnh Nghệ Tĩnh lúc bấy giờ.

Khí thế lao động tập thể trên công trình thủy lợi Hiệp Hòa ngày ấy Ảnh tư liệu. Đọc tiếp Xé lòng nỗi đau sau 35 năm mới kể

Ngắc ngứ với bảo hiểm nông nghiệp

 

TTBảo hiểm nông nghiệp là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm bảo hiểm những rủi ro cho người dân trong sản xuất, nuôi trồng nông thủy sản.

 

Ông Nguyễn Kiên Định (xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) bên ao tôm bị thiệt hại nhưng chưa được bảo hiểm bồi thường – Ảnh: T.Thái

Thế nhưng, chương trình này đang bị tắc: người dân mua bảo hiểm gặp rủi ro lại không được đền bù, còn doanh nghiệp lo ngại chính sách bị lợi dụng.

Tình trạng trên đang xảy ra khá phổ biến tại nhiều vùng nuôi tôm thuộc hai tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau. Đọc tiếp Ngắc ngứ với bảo hiểm nông nghiệp