Chào các bạn,
Trong Olympic có môn thi đua ngựa, và trong các vòng đua ngựa có một vòng nhảy vượt qua các chướng ngại vật. Đây là vòng đua thử thách khả năng lãnh đạo của người cưỡi ngựa hơn là kỹ năng nhảy của ngựa.
Trường đua là một nơi rất lạ với các chú ngựa trong cuộc thi. Đây là lần đầu tiên các chú được chạy trong trường đua, để thi. Cho nên các chú không có gì quen thuộc trên đường đi, tất cả đều lạ. Các chướng ngại vật trên đường không những là mới lạ, mà tại một vài chướng ngại vật các chú hoàn toàn không thấy được bên sau các chướng ngại vật là gì—là đường đi như phía trước, hay là miệng vực thẳm… Mà khi một chú ngựa không thấy được điều gì bên sau chướng ngại vật như thế, chú có thể lo sợ và bị chồn chân.
Những lúc đó lòng tin của chú ngựa đối với nài là điều rất quan trọng. Người nài phải có được lòng tin của ngựa trước đó, và ngay lúc đó phải biết cách làm cho ngựa thêm vững tin vào mình, để có thể hăng hái “nhắm mắt” nhảy qua bức tường mà không biết bên kia có nguy hiểm gì chờ đợi không.
Một con ngỗng trời bay dẫn đường cũng cần được cả bầy ngỗng tin tưởng để bay theo nghìn dặm như thế.
Đó cũng là căn bản của lãnh đạo trong tương quan của con người: Lãnh đạo phải làm cho mọi người tin vào mình, khi cần thì có thể làm cho mọi người bình tĩnh và hăng hái “nhắm mắt đưa chân” theo mình, vì mọi người tin mình sáng suốt và yêu họ đủ bảo vệ họ, chăm sóc họ, không đưa họ vào nơi nguy hiểm bao giờ.
Lòng tin đó đối với lãnh đạo là kết quả của sự thành thật của lãnh đạo, tình yêu của lãnh đạo, và tầm nhìn sáng suốt, nhìn xuyên mọi vấn đề, đoán sự như thần của lãnh đạo. Nói ngắn gọn là lãnh đạo có tâm và có tài.
Người có tâm và có tài thì được mọi người tin là có thể dẫn họ phóng qua mọi trở ngại để tiến đến vinh quang. Vì thế mà họ sẽ phóng qua mọi trở ngại để tiến đến vinh quang.
Chúc các bạn một ngày tâm tài.
Mến,
Hoành
Có người tuy cũng có Tâm, có tài, nhưng lại ko thích làm lãnh đạo. hihi..^^
ThíchThích
Hồi trước em cũng không có mục tiêu làm lãnh đạo,nhưng bây giờ có đủ điều kiện, em cũng sẽ nhận ,:) ,thật phí nếu có tài mà không dùng..
ThíchThích
Mình thử cùng nhau nhìn bản chất của việc lãnh đạo .Khi cần giải quyết một việc,một người không thể làm ,thì cần nhiều người cùng làm ,ví dụ để xê dịch một tảng đá chắn đường,thì một người không đủ sức ,cần nhiều người có sức ,nhưng cũng phải có ý muốn xê dịch tảng đá,và người lãnh đạo thì phải là người biết làm cách nào để di chuyển tảng đá dễ dàng và an toàn ,không làm ai bị hại cả .Sau khi lấy ý kiến số đông,lãnh đạo phải chọn lấy một cách đúng nhất và chịu trách nhiệm về cách mình chọn. Tâm và tài cần phải có để làm được việc .
Có bạn nào có ý kiến gì khác không ?
ThíchThích
“sáng suốt và yêu họ đủ bảo vệ họ, chăm sóc họ, không đưa họ vào nơi nguy hiểm bao giờ” – có lẽ đó là điều nên tâm niệm trong quan hệ với mọi người xung quanh, cho dù mình có là (hay được xem là) lãnh đạo của người kia hay không.
ThíchThích
Người có đủ tâm và tài trong thực tế không có nhiều. Thế nhưng họ lại thích làm lãnh đạo. Đó là những lớp trưởng ,đội trưởng ,giám đốc v.v. . .họ có những kỹ thuật để người khác tin vào họ. Tự bản chất họ là những người có khả năng lừa bịp quần chúng. Mỉa mai thay ,các nhà xã hội học lại thấy rằng những người như vậy lại thường là những nhà lãnh đạo thành công
ThíchThích
Hi Bình,
Em có hai cách lựa chọn. Nếu em làm trong một nhóm thief em tin lvao lãnh đạo. Nếu em không tin vào lãnh đạo, thì xin ra khỏi nhóm.
Đó là thái độ tự do của em.
Nhưng ta không thể ở trong một nhóm mà không tin và không làm theo lệnh của lãnh đạo. Đó chính là ta không biết làm follower, và như thế thì chính ta sẽ không bao giờ là một follower tốt, và không bao giờ ta có thể là lãnh đạo tốt.
ThíchThích
Không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng ra khỏi nhóm nếu thấy lãnh đạo tồi. Một học sinh khó có thể chuyển lớp vì lớp trưởng tồi. Một công nhân khó có thể nghỉ việc vì giám đốc tồi. Một người lính cũng không thể rời đơn vị vì chỉ huy tồi. Luôn tin và làm theo người lãnh đạo có nhiều dã tâm đôi lúc hành động mù quáng hoặc là tiếp tay cho cái xấu.
ThíchThích
Hi Bình,
Suy nghĩ của Bình rất trật đường rầy. Hãy là follower tốt trước khi làm lãnh đạo tốt.
Thái độ của Bình về lãnh đạo, sẽ không bao giờ vào được nơi làm việc tốt, dù lãnh đạo tốt hay tồi.
Ưu tiên:
1. Hãy là follower tốt.
2. Sau đó hãy suy xét lãnh đạo.
Vì có nhiều lãnh đạo không xấu, không giỏi–nhưng bị chính các thái độ tồi của followers làm thành tồi. Không phải là followers không có trách nhiệm với tác phong lãnh đạo.
ThíchThích
Em xin phép nói leo, minh họa cho các trả lời của anh Hoành đối với bạn Bình. 🙂 Ở vị trí follower, mình cần giúp cho cái xe chạy, rồi sau đó mới nói đến chuyện là cái xe đi đúng đường.
Nếu follower không có tinh thần follower, không tôn trọng lãnh đạo thì lãnh đạo chẳng thể làm được gì, để nói chuyện tốt hay xấu. Và chỉ những follower thật sự support lãnh đạo mới có thể giúp người lãnh đạo lãnh đạo cả tập thể tốt hơn.
Rời rạc từng mảnh sẽ không có bộ máy, không có gì để nói về đi đúng hướng hay không, không có gì để nói về lãnh đạo tốt hay xấu cả.
ThíchThích
lãnh đạo giỏi thì khiến những người khác sẽ tuyệt đối tin tưởng những quết sách của họ.
ThíchThích
Dear anh Hoành,
Suy nghĩ của em khá giống với anh Bình. Những điều anh Hoành giải thích cũng chưa thực sự thuyết phục em. Vì nếu lãnh đạo có tầm nhìn sai, và mình ko tin họ có thể lãnh đạo được thì làm sao mà mình theo và phục các quyết định của họ. Và cũng ko dễ để ra khỏi nhóm hay tổ chức.
Dear Anh Bình,
Anh Hoành không phải God và không thể đúng trong mọi quan điểm. Nhưng có 1 điều anh Hoành luôn đúng, đó là hãy thực hành cái đã. Em đã không bị thuyết phục bởi anh Hoành trong vài vấn đề nhưng khi anh Hoành nói em thực hành đã rồi sẽ nhìn lại kết quả. Và em thấy cách đó rất hay. Có lẽ chúng ta lên thực hành làm 1 follower tốt để xem kết quả thế nào. Chúng ta cứ luôn đòi hỏi ở lãnh đạo vậy với những follower thì sao?
ThíchThích
chào bạn huanito, có lẽ cũng giống như anh Hoành, bạn sinh sống ở Mỹ,một xã hội khác xa xã hội Việt Nam là nơi tôi đang sống. Bởi vậy, cách nhìn vấn đề của chúng ta cũng khác nhau nhiều. chiều hướng suy nghĩ của chúng ta cũng ít giống nhau. nếu bạn biết rõ những khác biệt giữa hai môi trường sống, hẳn bạn sẽ thông cảm cho những suy nghĩ của tôi. nếu bạn đã từng phải chịu sự lãnh đạo của toàn những người không biết chữ, những người mới học tiểu học làm giám đốc v.v…nếu bạn đã từng phải gánh chịu những hậu quả do sự điều hành sai lầm của lãnh đạo, hẳn bạn sẽ không khuyên tôi như vậy. mến
ThíchThích
Hi Bình,
Nếu em không muốn tin vào lãnh đạo của em cũng được.
Nhưng có lẽ là em nên tích cực tạo một nhóm Nào đó và hướng dẫn các thành viên tin vào em vì em là lãnh đạo. Rồi chia sẻ kinh nghiệm với các bạn thế nào.
Nếu lãnh đạo không đáng tin thì mình nên bắt đầu thay đổi bằng cách chứng tỏ với chính mình là mình là một lãnh đạo đáng tin, và nhiều người tin mình.
Đừng ngồi phàn nàn. Tích cực thay đổi điều mình không thích, ngay trong chính mình trước, để lấy kinh nghiệm thực, rồi chia sẻ lại với các bạn khác.
ThíchThích
Dear Bình.
Khổng Tử nói “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” – và theo mình hiểu thì có nghĩa là phải tu thân để tề gia cho thật tốt đã, sau mới bàn đến đến trị quốc, bình thiên hạ.
Môi trường sống chung quanh mình (ở Hà Nội) đầy rẫy những người quanh năm suốt tháng toàn chỉ trích lãnh đạo (từ lãnh đạo cấp thấp đến cấp cao và từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất).
Mỗi lần có những cuộc nói chuyện kiểu như thế mình lại phải đứng dậy đi ra ngoài và làm việc khác.
Vài lời chia sẻ với Bình. 🙂
Trần Văn Thắng.
ThíchThích
Cảm ơn Thắng.
Tư duy tích cực là con đường cho chính ta và đất nước ta phát triển.
Đúng vậy đó Thắng. Đừng ngồi đó nguyền rủa bóng tối. Hãy tự mình thắp lên một ngọn nến cho chính mình.
ThíchThích
Bạn trích dẫn một câu của Đức Khổng Tử nhưng cách hành xử của bạn lại không hợp với cách sống tích cực của Ngài.khi gặp trường hợp người ta nói xấu lãng đạo,ví dụ họ nói đến một ông giám đốc dốt nát nhờ chạy chọt mà lên chức .thế rồi trong một thời gian ngắn, ông ta lại giàu lên một cách nhanh chóng đầy mờ ám. trong thời gian ông ta làm việc đã làm nhiều điều hại dân hại nước. nếu họ nói sai, mình có trách nhiệm phản bác để bảo vệ vị lãnh đạo mà mình biết rõ là có tài có đức chứ không nên bỏ đi một cách lặng lẽ đầy thụ động như thế. Ngược lại, nếu họ nói đúng thì mình không nên bỏ ra ngoài để tỏ ý phản đối như thế, vì họ nói lên một sự thật. tốt hơn mình nên bàn bạc với mọi người xem nên là gì để giảm bớt những hiện tượng đáng buồn như thế trong xã hội.
Vài lời chia sẽ. mến
ThíchThích
Hi Bình,
Em lạc lối quá rồi. Em không cần tin vào lãnh đạo của em. Không sao cả.
Điều thứ nhất là em nên là lãnh đạo giỏi đi. Đó mới là chuyện quan trọng. Hãy làm, rồi dạy lại cho người khác.
Thứ hai, ở VN, mấy mươi năm nay, ít nhất là khoảng 50 năm nay, có bệnh chê lãnh đạo ở khắp nơi, ở các cấp. Đó là cái bệnh, em chữa được bệnh em chưa vậy? Lảm nhảm chê lãnh đạo thì nhiều, thực tập lãnh đạo thì không. Đó là tiêu cực hàng siêu sao. Nên biết cách chữa.
Thứ ba, quy luật quản lí là nếu em chống lãnh đạo, em nên bỏ đi hay bị sa thải. Nếu em ở trong một tổ chức, em có thể góp ý dân chủ, và lãnh đạo có nghe hay không là tùy ý lãnh đạo, vì lãnh đạo có nhiệm vụ quyết định, không phải ai khác. Nhưng nếu em chống lãnh đạo chỉ vì em không thích vì lý do nào đó, hoặc vì lãnh đạo không theo các góp ý của em và có quyết định khác ý em muốn, em sẽ bị sa thải, vì một nhóm thì không thể làm việc với chỉ một người chống lãnh đạo. Một đội bóng không thể hoạt đông với chỉ MỘT người chống lại lời hướng dẫn của coach.
Đó là teamwwork.
ThíchThích
Hi Bình.
Đồng ý với Bình là “nếu họ nói sai, mình có trách nhiệm phản bác để bảo vệ vị lãnh đạo mà mình biết rõ là có tài có đức chứ không nên bỏ đi một cách lặng lẽ đầy thụ động như thế.”
nhưng cái trách nhiệm này mình sẽ chỉ thực hiện trong những cuộc họp cơ quan còn ngoài cuộc họp mà chính xác hơn là những cuộc buôn chuyện mọi lúc mọi nơi thì mình chủ động tránh đi ra ngoài vì mình thấy là việc đó nó không đúng chỗ. 🙂
Cám ơn Bình đã chia sẻ với mình và chúc bạn sẽ trở thành người lãnh đạo có tài có đức. 🙂
Trần Văn Thắng.
ThíchThích
bạn Thắng mến.
cách ứng xử như bạn nói là rất hay. nhưng nếu những chỉ trích của họ đúng thì bạn sẽ làm gì.
ThíchThích
nhận định của anh Bình khá đúng. Môi trường mỹ và Việt Nam khác nhau nhiều….
ThíchThích
Gửi Bình
Theo mình hiểu câu hỏi của Bình là “Nếu những chỉ trích của họ đúng thì bạn sẽ làm gì?”
Ý Bình có phải muốn nói những chỉ trích ở đây là “lãnh đạo dốt nát nhờ chạy chọt mà lên chức .thế rồi trong một thời gian ngắn, ông ta lại giàu lên một cách nhanh chóng đầy mờ ám. trong thời gian ông ta làm việc đã làm nhiều điều hại dân hại nước” có đúng không?
Nếu những chỉ trích của những người xung quanh mình về một vị lãnh đạo tồi thì mình sẽ cố gắng nâng cấp bản thân để đến một lúc nào đó mình thay thế vị lãnh đạo ấy.
Đó là việc mình đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm Bình ạ. 🙂
Trần Văn Thắng.
ThíchThích
Hi Papluca,
Các em vẫn chưa hiểu gì cả.
Giả sử em lãnh đạo một department trong công ty của em. Em không có xa xỉ ngồi đó nói Việt Nam khác Mỹ, hay Việt Nam tồi thế nào. Em chỉ phải làm 3 việc:
1. Em có tác phong lãnh đạo tốt để các thành viên trong department tin em.
2. Em có tác phong follower tốt với lãnh đạo của em để làm gương (Em không thể ngồi nói xấu lãnh đạo của em mà mong follower của em sẽ follow em).
3. Em yêu cầu các followers của em tôn trọng em. Người nào nói xấu em cả ngày thì em sẽ phải sa thải, vì người đó sẽ làm hỏng department của em (Và có nhiều người tiêu cực như thế, thích nói xấu boss dù là boss rất tốt. Anh đã phải cho nghỉ việc một số người như thế trong nhiều năm, và đó là người Mỹ không phải người Việt).
Đừng bao giờ đỗ lỗi cho môi trường về tác phong của mình. Tư duy tích cực không đổ lỗi cho ai và cho cái gì cả. Môi trường tồi đến thế nào ta cũng phải thực hành tốt vai trò của mình. Không nói: địch quân dữ quá, môi trường xấu quá, tôi không thắng trận được. Tướng không có quyền nói vậy.
Nếu em làm việc với anh, em sẽ không có quyền nói với anh: “Anh ơi, em không thể làm boss được vì dân Việt Nam có máu không tin boss. Thiên hạ đã mất lòng tin vào boss.”
ThíchThích
Bạn Bình mến, cho mình góp một chút nhé. 🙂
Các chỉ trích ít nhiều đều đúng chứ. Và câu hỏi của Bình thì đúng 100%: vậy ta sẽ làm gì?
Việc chỉ trích tự nó chẳng giải quyết được vấn đề, và cũng không tạo tiềm năng để giải quyết vấn đề, vì thiếu tinh thần xây dựng cùng nhau, giúp nhau tốt hơn mà chỉ là phản đối nhau – dù rằng phản đối mặt chưa tốt của nhau. Một người làm việc gì đó, ắt sẽ có những điều chưa hoàn thiện, Nhưng nếu có 1 nhóm bạn bè xung quanh đứng … chỉ trích thì người đó khó mà hoàn thành được việc gì cả – chưa nói đến tốt hay xấu.
Mà điều tai hại là sự chỉ trích khơi gợi và thổi bùng lên năng lượng tiêu cực trong chính những người đang chỉ trích: sự khó chịu, sự bực mình, sự thiếu hợp tác, sự ấm ức, …Mang những tâm trạng này, người chỉ trích cũng khó làm tốt việc của mình trong tinh thần giúp người khác làm tốt việc của họ. Tinh thần đồng đội.
Vậy ta có nên phí hoài thời gian và tâm trí của mình, phí hoài năng lượng sống của mình, cho sự chỉ trích không?
Nếu Bình lỡ rơi vào 1 “băng cướp” – tức các việc làm đã là xấu từ bản chất của nó, hay thấy “tuyệt vọng” đối với việc cải thiện nó, thì chỉ còn cách là mình nên ra đi, chứ đứng lại chỉ trích cũng chỉ phí hoài mình mà thôi.
ThíchThích
Mình sẽ đóng chuỗi thảo luận này. Vì cuộc thảo luận chuyên nhắm vào tranh luận tiêu cực. Không phải là việc của ĐCN. ĐCN là nơi để bàn cách ứng xử tích cực về mọi vấn đề, không lôi vấn đề ra chỉ để mè nheo về vấn đề.
Xin lỗi Bình, Bình đã nhất định phải tiêu cực trên ĐCN rất nhiều lần, và mình tốn thời giờ với Bình nhiều rồi. Có rất nhiều forum tiêu cực ngoài kia, Bình đến đó nói sẽ gặp rất nhiều người tán thưởng. Không cần thiết phải đến ĐCN để làm cho không khí ở đây bị tiêu cực.
ThíchThích
em hiểu rõ hơn rồi! thanks anh Hoành nhiều nhiều.
ThíchThích
Tôi rất đồng ý với anh Hoành về:
Ưu tiên:
1. Hãy là follower tốt.
2. Sau đó hãy suy xét lãnh đạo.
Tôi cũng hoàn toàn hiểu suy nghĩ của bạn Bình trong môi trường sống ở VN hiện nay. Song bạn nên theo lời anh Hoành, vì chỉ trích lãnh đạo ở VN không những không thay đổi được gì mà còn mang họa vào thân nữa bạn ạ.
Tôi cũng rất thích tưởng Mỹ như bạn. Tôi nghĩ rằng ở Mỹ mỗi “follower tốt” luôn được khuyến khích “suy xét lãnh đạo”.
Vấn đề là với suy nghĩ hiện tại bạn về lãnh đạo ở VN bạn đã không sẵn sàng để làm 1 “follower tốt” rồi.
ThíchThích