Montserrat Cabalé: Giọng Soprano huyền thoại…

 

Thông thường, giọng nữ vốn đã cao hơn giọng nam một octave (quãng tám), và tất nhiên, nhờ vào chất giọng đặc biệt trong trẻo của mình nên chỉ có phụ nữ mới có thể nói…líu lo như chim hót 😀

Hôm nay mình giới thiệu các bạn một giọng Soprano huyền thoại người Tây Ban Nha: Montserrat Cabalé.

Bà sinh năm 1933 tại Barcelona, và mặc dù có ngoại hình khá là …to béo, giọng hát của bà thật đáng ngưỡng mộ.

Được đào tạo chính quy, bài bản. Montserrat Cabalé trở thành giọng nữ chính (Operatic Soprano) trong các vở nhạc kịch cổ điển của các tác giả quen thuộc như Rossini, Bellini, Donizetti và Verdi.

Năm 1964, bà kết hôn với một giọng nam cao (tenor) là Bernabé Martí, hai người có một cô con gái là Montserrat Martí Caballé, về sau cũng trở thành một giọng nữ cao …giống mẹ.

Đọc tiếp Montserrat Cabalé: Giọng Soprano huyền thoại…

Lãnh đạo đúng

Chào các bạn,

“Lãnh đạo đúng” là “chính trị”—-chính là đúng, trị là cai trị, lãnh đạo, quản lý.

Từ “chính trị” ngày xưa có nghĩa là lãnh đạo đúng, và thường nói về lãnh đạo của vua.

Quí Khang tử hỏi Khổng tử về chính trị. Khổng tử đáp: “Chính là đúng. Lãnh đạo mà đúng thì ai dám không đúng”. (Luận ngữ XII.17)

(Quí Khang tử vấn chính ư Khổng tử. Khổng tử đối viết: “Chính giả, chính dã. Tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính) (Luận Ngữ XII.17)

Đó là giáo dục lãnh đạo từ nghìn xưa, và vẫn đúng cho đến ngày nay—lãnh đạo bằng cách làm đúng. Lãnh đạo bằng cách làm gương cho người noi theo.

Đọc tiếp Lãnh đạo đúng

Lòng biết ơn

 

Một hôm trong bữa cơm tối, bố tôi nói:

– Bố muốn xin một lễ cầu nguyện cho ông Phạm Đình Khen mà không biết ông ấy tên thánh là gì.

Tôi hỏi lại bố:

– Ông Khen làm xã trưởng từ hồi con còn nhỏ phải không bố? Sao bố lại xin lễ cho ông ấy?

Bố tôi giải thích:

– Hồi năm 1955, khi gia đình mình mới tản cư lên Pleiku ông ấy đã cấp sổ gia đình cho bố.

– Ông ấy là xã trưởng thì phải cấp sổ cho mọi gia đình đến định cư chứ có gì lạ đâu bố?

– Không phải vậy, thời ấy xin giấy tờ khó khăn lắm, nhà mình may mắn đi xin là được liền, bố biết ơn ông ấy lắm!

Đọc tiếp Lòng biết ơn

Sống bì bõm giữa Sài Gòn

TT – Mang danh sống ở Sài Gòn, thành phố lớn nhất nước, thế mà suốt ngày bì bõm trong nước dù chỉ cách đường nhựa vài chục mét! Sáng mở mắt đặt chân xuống giường là bì bõm lội.

Con nít đi học cũng lội. Người lớn đi làm cũng lội. Đi chợ, nấu bếp cũng lội bì bõm… Đó là tình cảnh của những người dân sống trong hẻm 586 quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức.

Chị Trần Thị Thảo nấu ăn trên chiếc giường được kê trên biển nước

Đọc tiếp Sống bì bõm giữa Sài Gòn

Sau khánh thành, cầu Rạch Chiếc xuất hiện ổ gà

TT – Cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội, hướng từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức mới khánh thành được năm ngày (từ ngày 10-7) nhưng hiện nay đã xuất hiện nhiều ổ gà gây nguy hiểm cho người đi đường.

>> Khánh thành cầu Rạch Chiếc

Ổ gà xuất hiện trên cầu Rạch Chiếc (Q.9, TP.HCM) – Ảnh: M.Trường

Đọc tiếp Sau khánh thành, cầu Rạch Chiếc xuất hiện ổ gà

Dự án bảo tồn nhà vườn cổ Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm “bỏ quên” quyền lợi người dân

 
(Dân trí) – Sau 3 tháng chờ đợi, các hộ dân sinh sống trong khu nhà vườn 115 Hàng Bạc cũng nhận được câu trả lời của UBND quận Hoàn Kiếm liên quan đến quyền lợi của họ. Tuy nhiên, việc giải quyết này chưa thỏa đáng, quyền lợi của người dân bị “bỏ quên”.
 >>  “Số phận” nhà vườn cổ phụ thuộc vào… Thành phố
 >>  Chủ tịch TP Hà Nội kiên quyết xử lý vụ “đục” nhà vườn cổ

Ngôi nhà vườn số 115 Hàng Bạc (cổng sau số 6 Đinh Liệt) thuộc phường Hàng Bạc, quân Hoàn Kiếm trước đây thuộc sở hữu tư nhân của cụ Phạm Văn Thanh, cùng vợ là Phạm Thị Tề. Sau năm 1955, ngôi nhà vườn được nhà nước đưa vào diện cải tạo. Chủ sở hữu tư nhân (cụ Phạm Thị Tề) sử dụng toàn bộ tầng 2 và 2 căn buồng tầng 1, nhà nước quản lý phần còn lại tầng 1 và cho 5 hộ dân thuê lại theo giá quy định của nhà nước.
Khu nhà vườn cổ nằm trong dự án bảo tồn (Ảnh: Ngọc Cương)
Khu nhà vườn cổ nằm trong dự án bảo tồn (Ảnh: Ngọc Cương)

Đọc tiếp Dự án bảo tồn nhà vườn cổ Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm “bỏ quên” quyền lợi người dân

Văn hóa biển đảo: Nỗi nhớ biển đảo của người cựu binh Trường Sa – Biển Đông lại làm ‘nóng’ kỳ thi cao đẳng

Nỗi nhớ biển đảo của người cựu binh Trường Sa

“Hôm rồi tao nghe bài hát Không xa đâu Trường Sa mà cứ chực khóc. Nhớ lắm mày ạ”, ông Trần Văn Xuất mắt đỏ hoe nói với đồng đội. Để vơi nỗi nhớ đảo xa, ông đã dựng cột mốc chủ quyền bằng đá cao 6 mét ở ven biển Đà Nẵng.

Trên tuyến đường Trường Sa ven biển TP Đà Nẵng, nhiều người qua đây từ ngỡ ngàng khi bắt gặp cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Đông (thuộc quần đảo Trường Sa) cao sừng sững đặt trong khuôn viên nhà nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Non Nước, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Cột mốc cao 6 mét, rộng 1,5 mét, bốn mặt đều khắc dòng chữ lớn Đảo Trường Sa Đông, vĩ độ 080 55′ 00″N, kinh độ 1120 21′ 00″E. Phía dưới khắc bốn bức bằng khen cựu binh Trường Sa Trần Văn Xuất – chủ nhân – tác giả của cột mốc chủ quyền.

Ông Xuất bên những kỳ vật Trường Sa được ông cẩn thận cất giữ suốt 25 năm qua. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Xuất bên những kỷ vật Trường Sa được cất giữ suốt 25 năm. Ảnh: Nguyễn Đông

Đọc tiếp Văn hóa biển đảo: Nỗi nhớ biển đảo của người cựu binh Trường Sa – Biển Đông lại làm ‘nóng’ kỳ thi cao đẳng

Biền Đông: Nhật Bản và Trung Quốc tại quần đảo Senkaku

“Rất khó lường vụ Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ”

Theo mạng tin Yomiuri ngày 13/7, việc các tàu tuần tra của Chính phủ Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ở khu vực quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) là rất khó lường.
 >> 30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa

Chính vì vậy, Nhật Bản cần chuẩn bị cơ chế đối phó với hành động khiêu khích của Trung Quốc trong khi vẫn thực hiện chính sách kiềm chế Bắc Kinh bằng con đường ngoại giao.

“Rất khó lường vụ Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ”

Trong hai ngày 11-12/7, ba tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục xâm phạm hải phận của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku. Ban đầu, các tàu này lấy danh nghĩa bảo vệ lợi ích ngư nghiệp của Trung Quốc, song các hoạt động mang tính phô trương sức mạnh kéo dài nhiều ngày như vậy lại chứa đựng những điều bất thường.

Đọc tiếp Biền Đông: Nhật Bản và Trung Quốc tại quần đảo Senkaku

Biển Đông: Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa – Mỹ hứa giúp Philippines hiện đại hóa quân đội – ‘Việt Nam cần tăng năng lực chấp pháp ở Biển Đông’

Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm 12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.

Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là “bảo vệ cho đoàn tàu cá”.

Đọc tiếp Biển Đông: Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa – Mỹ hứa giúp Philippines hiện đại hóa quân đội – ‘Việt Nam cần tăng năng lực chấp pháp ở Biển Đông’