Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt” – Giáo Hoàng John Paul II

 


Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thế giới từ 3 cực Tư Bản – Phát Xít- CN Xã Hội thành thế giới 2 cực Tư Bản-CN Xã Hội

Tại những nước do Xô Viết đóng quân, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa được thành lập, tương tự các nước do Đồng Minh đóng quân sẽ theo chủ nghĩa Tư Bản. Thế giới xuất hiện 2 hệ thống quốc gia đối lập nhau và khởi đầu của Chiến Tranh Lạnh

Đến thập niên 80, các điểm yếu về kinh tế xã hội trong hệ thống xã hội của khối Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng bộc lộ rõ và dần dần thành tình trạng khủng hoảng kinh tế (bài viết này không đi vào phân tích các mâu thuẫn này, cũng không có ý so sánh hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa, vì cả 2 hệ thống này đều tồn tại trong lòng mình các mâu thuẫn riêng cần điều chỉnh để phát triển theo từng thời kỳ).

Ba Lan là nước theo Xã Hội Chủ Nghĩa, từ năm 1980, Ba Lan bước vào thời kỳ khủng khoảng kinh tế, xã hội. Công nghiệp đình trệ, lương thực, thực phẩm khan hiếm. Tháng 08 năm 1980, phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước lan rộng khắp Ba Lan. Uỷ Ban Đình Công Toàn Quốc được thành lập và tổ chức nhiều cuộc đình công

Chính quyền đã tìm cách giải tán tổ chức này, bắt giam hoặc quản thúc các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên trước đấu tranh của quần chúng, vào ngày 31 tháng 08 năm 1980, chính phủ đã buộc phải điều đình với Uỷ Ban Đình Công Toàn Quốc đồng ý tăng lương, thả những người bị bắt trong các cuộc đình công, v.v…

Sau khi những thỏa thuận ký ngày 31 tháng 08 được thực thi, ngày 24 tháng 09 năm 1980, Uỷ Ban Đình Công Toàn Quốc đã ra tuyên bố thành lập tổ chức công đoàn lấy tên là Liên Hiệp Công Đoàn Độc Lập Đoàn Kết (Công đoàn Đoàn Kết) – “Solidarność” hay Solidarity

Mâu thuẫn giữa chính phủ và Solidarity vẫn kéo dai dẳng và gây ra sự lo ngại trong chính phủ Ba Lan và cả cộng đồng Xã Hội Chủ Nghĩa đứng đầu là Liên Xô.

Ngày 13 tháng 12 năm 1981 Hội đồng Nhà nước ban bố “Tình trạng chiến tranh” và thiết quân luật trên toàn quốc. Hội Đồng Cứu Nguy Dân Tộc được lập ra để tiếp nhận bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Ngày 18 tháng 12 năm 1981, chín công nhân đã bị bắn chết và nhiều người bị thương trong cuộc biểu tình tại tỉnh Katowice.

Ngày 18 tháng 10 năm 1982 quốc hội ra nghị quyết cấm hoạt động và giải thể Solidarity. Nhiều cán bộ công đoàn bị bắt giam hoặc bị quản thúc. Các công nhân viên chức đình công bị đưa ra tòa án quân sự xét xử. Các cơ sở vật chất của Solidarity bị tịch thu, 10.131 người bị bắt, 3.616 bị án tù. Tuy nhiên, Solidarity không giải tán mà chuyển vào hoạt động bí mật, phát truyền đơn tố cáo hành động của chính phủ, phát sóng phát thanh kêu gọi nhân dân đấu tranh.

Cũng vào thời điểm đó, năm 1983, chính phủ Ba Lan và Tòa Thánh Vatican đã đạt được một thỏa thuận để Giáo hoàng có thể đến thăm Ba Lan với mục đích thuần túy tôn giáo. Giáo hoàng John Paul II đến thăm Ba Lan vào tháng 6 năm 1983, khi mẫu thuẫn giữa chính phủ và Solidarity đang rất cao.

Khi vừa đến Ba Lan ngày 16 tháng 6 năm 1983, Giáo Hoàng đã bộc lộ rõ tinh thần ủng hộ Solidarity. Sau khi quỳ xuống hôn đất quê hương, ông đã lên kêu gọi những người đang bị bắt bớ ở Ba Lan: “Cha kêu gọi những người bị đày đọa hãy đến đây với cha. Cha kêu gọi lời này thay lời Chúa Giê-xu: Cha đã bị ốm và các con hãy đến thăm cha. Cha bị giam cầm, các con hãy đến với cha. Bản thân cha không thể tới thăm các con chiên đang bị giam cầm, đến thăm tất cả các con chiên đang bị đày đọa. Nhưng cha kêu gọi họ hãy đến với cha trong tinh thần giúp đỡ cha, như họ vẫn luôn làm.” Buổi tối đó, hàng chục ngàn người đã diễn hành… Khi đi ngang qua tòa nhà của Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan, đoàn thanh niên đã hô to: “Solidarity! Solidarity! Walesa! Dân Chủ!.”

Ngày 18 tháng 6 năm 1983, bài diễn văn này được đọc. Tuy (về mặt câu chữ) bài này không thể hiện rất rõ ràng tinh thần xung đột của Giáo Hoàng với chính phủ Ba Lan, nhưng dựa vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, ta có thể cảm nhận rõ tinh thần này.

Ông kêu gọi mọi người hãy “mở mắt” nhìn rõ sự thật, rồi khẳng định “Những kinh nghiệm của lịch sử đã cho chúng ta thấy sự vô đạo đức trong một số thời đại nhất định đã khiến cả một quốc gia phải trả giá bằng chính nó. Ngày nay, khi chúng ta đang đấu tranh cho cuộc sống tương lai của xã hội chúng ta, hãy nhớ rằng xã hội tương lai này như thế nào phụ thuộc vào cách sống của con người trong xã hội đó” điều này chắc chắn sẽ làm người nghe liên tưởng đến cuộc xung đột của chính phủ và Solidarity và biết rõ ông ủng hộ phe nào. Và rõ ràng với vị trí của mình, ông đã tác động rất nhiều đến tinh thần của 2 bên, cho nên có thể coi đây là 1 bài diễn văn có sức ảnh hưởng lớn.

Sau bài diễn văn này …

Không dập tắt được phong trào đấu tranh của Solidarity và bị thế giới lên án rất mạnh mẽ, ngày 22 tháng 07 năm 1983 chính quyền tuyên bố chấm dứt “Tình trạng chiến tranh” và giải thể Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc. Solidarity trở lại hoạt đông công khai. Các cuộc đình công, biểu tình vẫn liên tiếp nổ ra khắp nơi.

Tháng 10 năm 1983, Chính phủ Hoa Kỳ, lập ra quỹ giúp đỡ Solidarity do thượng nghị sỹ Edward Kennedy làm cố vấn.

Ngày 8 đến ngày 14 tháng 06 năm 1987 giáo hoàng John Paul II về thăm quê hương Ba Lan một lần nữa và biểu lộ sự ủng hộ Solidarity.

Ngày 01 tháng 08 năm 1987 Hạ viện Mỹ đã thông qua ngân sách 1 triệu đô la giúp đỡ Solidarity.

Ngày 06 tháng 02 năm 1989 Đảng cầm quyền buộc phải chấp nhận “Hội nghị bàn tròn” với Solidarity và đồng ý tổ chức bầu cử dân chủ vào quốc hội và thượng viện.

Ngày 04 tháng 06 năm 1989, trong cuộc bầu cử dân chủ, Solidarity thắng lớn. Solidarity cùng các lực lượng đối lập là Đảng Nhân Dân Thống Nhất và Đảng Dân chủ đứng ra lập chính phủ liên hiệp. Ba Lan chuyển thành nước Tư bản

Năm 1999 Ba Lan gia nhập NATO, và năm 2004 tham gia vào Liên minh châu Âu.

Về tác giả (nguồn Wikipedia)

Chân phước Gioan Phaolô II (Latinh: Beatus Ioannes Paulus II; tên sinh Karol Józef Wojtyła) (18 tháng 5 năm 1920 – 2 tháng 4 năm 2005), là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978. Ông lấy tông hiệu Giáo hoàng Gioan Phaolô II (Latinh: Ioannes Paulus PP. II; tiếng Ý: Giovanni Paolo II; Ba Lan: Jan Paweł II). Cho đến khi qua đời, triều đại của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử hiện đại, sau triều đại dài 32 năm của Giáo hoàng Piô IX.

Ông là vị Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan và là Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo hoàng Ađrianô VI năm 1520. Ông là được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. và cả những năm đầu thế kỷ 21. Mặc dù chưa chính thức được phong thánh nhưng ông được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho

Ngày Giới trẻ Thế giới tại Sydney vào năm 2008.

Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong Thế giới thứ ba. Ông đã thực hiện rất nhiều chuyến tông du hơn 129 quốc gia, ông có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ (ngoài tiếng Ba Lan còn có tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và một chút tiếng Việt)

(Nguyễn Mai anh Kiệt giới thiệu)

 

“OUR POLISH FREEDOM COSTS SO MUCH”
Pope John Paul II
Speech at Jasna Góra Monastery, Poland, 18 June 1983

“Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt”

Giáo Hoàng John Paul II
Bài diễn văn tại Tu viện Jasna Góra, Ba Lan, 18 Tháng 6 Năm 1983

Our Lady of Jasna Góra is the teacher of true love for all. And this is particularly important for you, dear young people. In you, in fact, is decided that form of love which all of your life will have and, through you, human life on Polish soil: the matrimonial, family, social and national form – but also the priestly, religious and missionary one. Every life is determined and evaluated by the interior form of love. Tell me what you love, and I will tell you who you are.

“Tell me what you love, and I will tell you who you are.”

Đức Bà Jasna Góra của chúng ta là thầy giáo dạy tình yêu chân thật cho tất cả mọi người. Và điều này đặc biệt quan trong đối với các bạn, các bạn trẻ thân mến. Thực vậy, tình yêu trong lòng của bạn là yếu tố hình thái tình yêu mà cả cuộc đời của bạn sẽ có, và thông qua bạn, mọi người trên mảnh đất Ba Lan: không chỉ là hình thái hôn nhân, gia đình, xã hội và quốc gia mà còn hình thái của cuộc sống tu hành, tôn giáo và truyền giáo. Mỗi một cuộc sống đều được quyết định và ước lượng bởi hình thái tình yêu ở sâu bên trong.

Hãy nói cho tôi biết các bạn yêu điều gì, và tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai.

I watch! How beautiful it is that this word is found in the call of Jasna Góra. It possesses a profound evangelical ancestry: Christ says many times ‘watch’ … Perhaps also from the Gospel it passes into the tradition of scouting. In the call of Jasna Gora it is the essential element of the reply that we wish to give to the love by which we are surrounded in the sign of the Sacred Icon.

The response to this love must be precisely the fact that I watch!

Tôi mở mắt nhìn! Thật là một điều đẹp đẽ rằng thế giới này được phát hiện trong tiếng gọi của Jasna Góra. Nó mang nguồn gốc Phúc Âm rất sâu xa: Chúa luôn nói rất nhiều lần “hãy mở mắt nhìn”… Có lẽ cũng là từ Phúc Âm nó lại truyền sang cho truyền thống hướng đạo. Trong tiếng gọi của Jasna Góra, nhân tố cơ bản của câu trả lời của chúng ta là chúng ta mơ ước cống hiến cho tình yêu phủ đầy xung quanh chúng ta trong dấu hiệu của Tượng Thánh thiêng liêng.

Đáp trả lại tình yêu này bắt buộc phải chính xác là cái mà tôi mở mắt nhìn!

What does it mean, ‘I watch’?

It means that I make an effort to be a person with a conscience. I do not stifle this conscience and I do not deform it; I call good and evil by name, and I do not blur them; I develop in myself what is good, and I seek to correct what is evil, by overcoming it in myself. This is a fundamental problem which can never be minimized or put on a secondary level. No! It is everywhere and always a matter of the first importance. Its importance is all the greater in proportion to the increase of circumstances which seem to favour our tolerance of evil and the fact that we easily excuse ourselves from this, especially if adults do so.

Khi tôi nói “Tôi mở mắt nhìn” nghĩa là gì?

Nghĩa là tôi cố gắng hết sức để trở thành người của lương tâm. Tôi không che mờ lương tâm này và tôi không bóp méo nó; Tôi gọi thiện và ác bằng tên của chúng, và tôi không mập mờ giữa cái tốt và cái xấu; tôi hoàn thiện điều gì tốt trong con người mình, và tôi sửa chữa những điều xấu bằng cách tự vượt qua những điều đó trong tôi. Đây là vấn đề cơ bản không bao giờ có thể xem nhẹ hoặc xếp vào hàng thứ yếu. Không! Nó ở tất cả mọi nơi và luôn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Tầm quan trọng của nó càng lớn hơn tỉ lệ thuận với sự gia tăng những tình huống có vẻ chiếu cố sức chịu đựng cái xấu của chúng ta và sự thật là chúng ta dễ dàng tìm cách bào chữa cho chính mình không dính dáng vào vấn đề này, đặc biệt là khi người lớn hành xử như thế.

My dear friends! It is up to you to put up a firm barrier against immorality, a barrier – I say – to those social vices which I will not here call by name but which you yourselves are perfectly aware of. You must demand this of yourselves, even if others do not demand it of you. Historical experiences tell us how much the immorality of certain periods cost the whole nation. Today when we are fighting for the future form of our social life, remember that this form depends on what people will be like.
Therefore: watch!

Các bạn thân mến! Mọi sự tùy thuộc vào các bạn để tự đặt ra cho mình một hàng rào chắn vững chắc chống lại những điều trái với luân lý, một hàng rào – tôi nói – đối với những thói hư tật xấu trong xã hội mà tôi sẽ không gọi tên ra ở đây nhưng bản thân các bạn hoàn toàn biết đó là những gì. Các bạn phải yêu cầu chính mình làm được điều này, cho dù người khác không đòi hỏi ở các bạn. Những kinh nghiệm của lịch sử đã cho chúng ta thấy sự vô đạo đức trong một số thời đại tổn hại đến thế nào cho cả một quốc gia. Ngày nay, khi chúng ta đang đấu tranh cho hình thái tương lai của xã hội chúng ta, hãy nhớ rằng hình thái tương lai này phụ thuộc vào việc con người trong xã hội đó sẽ như thế nào.

Do vậy: hãy mở mắt nhìn!

… ‘I watch’ also means: I see another. I do not close in on myself, in a narrow search for my own interests, my own judgements. ‘I watch’ means: love of neighbour, it means: fundamental Interhuman solidarity.

Before the Mother of Jasna Góra I wish to give thanks for all the proofs of this solidarity which have been given by my compatriots, including Polish youth, in the difficult period of not many months ago. It would be difficult for me to enumerate here all the forms of this solicitude which surrounded those who were interned, imprisoned, dismissed from work, and also their families. YOU know this better than I. I received only sporadic news about it.

… “Tôi mở mắt nhìn” còn có nghĩa: tôi nhìn thấy người khác, tôi không tự đóng mình, trong cuộc tìm kiếm chật hẹp cho những điều quan tâm riêng của tôi, những điều nằm trong đánh giá của tôi. “Tôi mở mắt nhìn” nghĩa là: yêu người hàng xóm, nó có nghĩa: sự liên kết cơ bản giữa con người với con người.

Trước Đức Mẹ Jasna Góra tôi ước mong gửi lời cám tạ vì tất cả những bằng chứng của liên kết đã đến từ các đồng bào chúng ta, kể cả các bạn trẻ Ba Lan, trong thời điểm khó khăn không lâu vài tháng trước đây. Rất khỏ để tôi có thể liệt kê hết tất cả các hình thức an ủi đã vòng quanh những người bị giam giữ, bị cầm tù, bị sa thải khỏi công việc, và cả gia đình của họ. CÁC BẠN biết nhiều hơn tôi. Tôi chỉ nhận được những tin tức rải rác về sự việc đó.

… ‘I watch’ also means: I feel responsible for this great common inheritance whose name is Poland. This name defines us all. This name obliges us all. This name costs us all.

“Tôi mở mắt nhìn” cũng có nghĩa: tôi cảm thấy có trách nhiệm đối với cái gia tài chung vĩ đại mang tên Ba Lan. Cái tên này định nghĩa chúng ta. Cái tên này giao nghĩa vụ cho tất cả chúng ta. Cái tên này hao tổn cho mọi chúng ta.

Perhaps at times we envy the French, the Germans or the Americans because their name is not tied to such a historical price and because they are so easily free: while our Polish freedom costs so much.

Có lẽ có đôi khi chúng ta cảm thấy ganh tỵ với người Pháp, người Đức hay người Mỹ vì tên của họ không bị buộc chặt với một cái giá lịch sử như vậy và bởi vì họ tìm thấy tự do quá dễ dàng: trong khi tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt.

“On you depends tomorrow”

My dear ones, I will not make a comparative analysis. I will only say that it is what costs that constitutes value. It is not; in fact, possible to be truly free without an honest and profound relationship with values. We do not want a Poland which costs us nothing. We watch, instead, beside all that makes up the authentic inheritance of the generations, seeking to enrich it. A nation, then, is first of all rich in its people. Rich in man. Rich in youth. Rich in every individual who watches in the name of truth: it is truth, in fact, that gives form to love.

“Ngày mai tùy thuộc vào các bạn”

Các bạn thân mến. Tôi không phân tích so sánh ở đây. Tôi chỉ nói chính cái giá phải trả là cái tạo ra giá trị. Trên thực tế, không thể nào có tự do thật sự mà không có một mối tương quan chân thành và sâu sắc với các giá trị. Chúng ta không muốn một đất nước Ba Lan không đòi hỏi ở chúng ta một cái giá nào nào. Mà thay vào đó, chúng ta mở mắt nhìn, bên cạnh tất cả những thứ làm nên di sản xác thực của các thế hệ, tìm cách làm giàu thêm cho chúng. Một đất nước thịnh vượng đầu tiên là thịnh vượng ở con người. Thịnh vượng ở tuổi trẻ. Thịnh vượng ở từng cá nhân mở mắt nhìn vì sự thật: và thật ra, chính sự thật mang đến hình thái cho tình yêu.

… Even if I am not among you every day, as was the case for many years in the past, nevertheless I carry in my heart a great solicitude. A great, enormous solicitude. A solicitude for you. Precisely because on you depends tomorrow.

I pray for you every day.

… Cho dù tôi không ở với các bạn mỗi ngày, cũng giống như bao năm qua trong quá khứ, tuy nhiên tôi luôn mang trong trái tim mình một an ủi lớn. Một an ủi thật sâu sắc lớn lao. Một an ủi cho các bạn. Chính xác bởi vì ngày mai tùy thuộc vào các bạn.

Tôi sẽ luôn cầu nguyện cho các bạn mỗi ngày.

(Phạm Hồng Quyên dịch)

 

 

One thought on “Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt” – Giáo Hoàng John Paul II”

Leave a comment