All posts by quyenpham

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Thời điểm để thương lượng đã đến – F. W. De Klerk

 

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta tìm hiểu bài diễn văn chính thức chấm hết chế độ Apartheid của F W de Klerk (chúng ta có thể tìm hiểu về sự hình thành của chế độ Apartheid trong phần giới thiệu bài “Tôi là bị cáo đầu tiên” của Nelson Mandela)

Chế độ Apartheid bắt đầu từ năm 1948.

Từ năm 1960 đến giữa những năm 1970, chính phủ Nam Phi dùng Apartheid như một chính sách “tách biệt sự phát triển”. Người da đen chiếm 75% dân số nhưng chỉ quản lý 13% đất, chủ yếu ở các khu vực “được quy hoạch để mãi mãi là khu vực cấp thấp”. Người da trắng chiếm chưa đến 20% dân số nhưng chiếm giữ hơn 80% đất. Bạo lực, đình công, tẩy chay và biểu tình liên tiếp nổ ra phản đối Apartheid và luật thuộc địa của người da đen ở Mozambique và Angola.

Từ giữa những năm 1970 và 1980, chính phủ Nam Phi buộc phải thi hành một loại các cải cách và chấp nhận những người lao động da đen liên kết tạo các tổ chức và thừa nhận những hoạt động chính trị của phe đối lập. Hiến pháp năm 1984 cho phép người gốc châu Á và người da màu có mặt trong nghị viện, nhưng vẫn loại trừ người da đen gốc Phi (75% dân số).

Apartheid tiếp tục bị quốc tế lên án. Nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nam Phi. Các cuộc nổi dậy nổ ra ngày càng nhiều tại các thành phố đã làm tăng thêm sức ép đối với chính quyền Nam Phi. Tuy nhiên, tổng thống nhiệm kỳ 1984-1989 PW Botha là người rất kiên quyết theo chế độ Apartheid đẩy đất nước vào những xung đột kéo dài, và ông bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ
Năm 1989, F.W. de Klerk đắc cử tổng thống, và ngay đầu năm 1990, ông đã đọc bài diễn văn này trước quốc hội tuyên bố dẹp bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và thả Nelson Mandela – lãnh tụ đảng đối lập đang bị giam cầm.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Thời điểm để thương lượng đã đến – F. W. De Klerk

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do lựa chọn” – Mikhail Sergeyevich Gorbachyov

 

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới từ 3 cực chuyển thành 2 cực: Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa, 2 khối tuy không đủ sức nuốt trọn lẫn nhau bằng quân sự, nhưng vẫn “gườm” nhau suốt 45 năm (1945-1991), gây ra một giai đoạn xung đột chính trị-căng thẳng quân sự-cạnh tranh kinh tế-chạy đua vũ trang, đó là giai đoạn chiến tranh lạnh.

Tuy 2 khối không đối đầu trực tiếp về quân sự, nhưng vẫn tạo ra rất nhiều xung đột như cuộc phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin năm 1961, Chiến tranh Việt Nam (1954–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989)

(Chiến tranh Việt Nam ở một góc độ nhất định vẫn được coi là 1 bộ phận của chiến tranh lạnh, do mỗi bên tham chiến (Miền Bắc và miền Nam Việt Nam) đều nhận được hỗ trợ lớn từ 2 khối Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa)

Cuối thập niên 1980, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Bang Xô Viết chấm dứt, nhiều nước thay đổi chính thể. Người góp phần lớn nhất cho các thay đổi này, là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov(Gorbachev), Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô.

Đánh giá về “công – tội” của Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Gorbachev) luôn là điều không dễ, ngay cả đối với người Nga:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do lựa chọn” – Mikhail Sergeyevich Gorbachyov

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Hãy giật sập bức tường này – Ronald Reagan

 

Các bạn thân mến,

Tuần này, chúng ta tìm hiểu về sự hình thành và chấm dứt của “Bức Tường Berlin” – một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức – thông qua bài diễn văn của tổng thống Mỹ Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy giật sập bức tường này”.

Năm 1945, chiến tranh thế giới 2 chấm dứt, nước Đức bị chia cắt thành 4 khu vực dưới quyền quản lý của Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ. Và thủ đô Berlin cũng bị chia cắt thành 4 khu vực tương ứng. Berlin nằm lọt trong khu vực chiếm đóng của Liên Xô, do đó, các nước Tư Bản chỉ có thể đến khu vực của mình trong Berlin bằng cách đi qua khu vực chiếm đóng của Liên Xô.

Các nước chiếm đóng cùng nhau thoả thuận sẽ tái thiết và thống nhất nước Đức trở lại.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành, các mâu thuẫn về đường lối kinh tế, chính trị phát sinh ngày càng lớn, các khối bắt đầu xây dựng nước Đức theo cách mình muốn.

Các nước Tư Bản hợp nhất khu vực của mình lại thành Tây Đức (West Germany) trong khi đó khu vực của Liên Xô trở thành Đông Đức (East Germany).

Với sự xa cách và thù địch của 2 khối, ranh giới của 2 nước Đức trở nên càng lúc càng quan trọng, vì nó còn là ranh giới của Tư Bản và Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN), của khối NATO và khối Vác-Sa-va (Warszawa), của EC (cộng đồng kinh tế châu Âu) và SEV (hội đồng tương trợ kinh tế XHCN). Biên giới này không người dân nào có thể vượt qua vì được bảo vệ cực kỳ cẩn thận.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Hãy giật sập bức tường này – Ronald Reagan

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Hai tội ác lớn: Hận thù và ngu dốt” – Chaim Herzog 1975

 

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu vấn đề xung đột tại Trung Đông qua bài diễn văn của Herzog, Đại Sứ Israel trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Chủ nghĩa Do Thái (Zionism, hay Phòng trào Zion, hay Chủ Nghĩa Phục Quốc Do Thái).

Nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột Trung Đông đã được đề cập trong bài giới thiệu trước đây về Golda Meir – với diễn văn “Hãy ngừng giết chóc! Để có được hòa bình”. Nên trong phần này, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu về phong trào Zion và các sự kiện diễn ra khoảng từ năm 1939-1975 để rõ hơn về hoàn cảnh ra đời của bài diễn văn của Herzog.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Hai tội ác lớn: Hận thù và ngu dốt” – Chaim Herzog 1975

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt” – Giáo Hoàng John Paul II

 


Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thế giới từ 3 cực Tư Bản – Phát Xít- CN Xã Hội thành thế giới 2 cực Tư Bản-CN Xã Hội

Tại những nước do Xô Viết đóng quân, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa được thành lập, tương tự các nước do Đồng Minh đóng quân sẽ theo chủ nghĩa Tư Bản. Thế giới xuất hiện 2 hệ thống quốc gia đối lập nhau và khởi đầu của Chiến Tranh Lạnh

Đến thập niên 80, các điểm yếu về kinh tế xã hội trong hệ thống xã hội của khối Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng bộc lộ rõ và dần dần thành tình trạng khủng hoảng kinh tế (bài viết này không đi vào phân tích các mâu thuẫn này, cũng không có ý so sánh hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa, vì cả 2 hệ thống này đều tồn tại trong lòng mình các mâu thuẫn riêng cần điều chỉnh để phát triển theo từng thời kỳ).

Ba Lan là nước theo Xã Hội Chủ Nghĩa, từ năm 1980, Ba Lan bước vào thời kỳ khủng khoảng kinh tế, xã hội. Công nghiệp đình trệ, lương thực, thực phẩm khan hiếm. Tháng 08 năm 1980, phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước lan rộng khắp Ba Lan. Uỷ Ban Đình Công Toàn Quốc được thành lập và tổ chức nhiều cuộc đình công

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt” – Giáo Hoàng John Paul II

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Điều những phụ nữ có giáo dục có thể làm – Indira Gandhi

 

Indira Gandhi, một trong 10 phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo Livescience.

Dưới thời “trị vì” của bà, Ấn Độ đạt được những bước phát triển thần kỳ, nhưng để đạt được điều đó bà cũng đi ngược lại các quy tắc xã hội của Ấn Độ ngàn đời, để cuối cùng có 1 kết cục bi thảm cho bản thân mình.

Sau khi giành độc lập từ Anh, Ấn Độ là một nước nghèo đói, lạc hậu, cộng thêm rất nhiều các quy tắc tôn giáo chi phối và xung đột sắc tộc, khiến nhân dân Ấn Độ triền miên nghèo đói.

Trong bối cảnh đó, năm 1966, Indira Gandhi lên nắm quyền lực, và từ đó, bà liên tục chiến đấu vì những cải tổ cho Ấn Độ, những cải tổ của bà mạnh mẽ, đôi khi tác động đến tận gốc rễ của xã hội, tạo sức bật cho Ấn Độ ngày nay:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Điều những phụ nữ có giáo dục có thể làm – Indira Gandhi

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Cuộc Khủng hoảng Tháng Mười, “Những nạn nhân bị bắt cóc là ai?” – Pierre Trudeau

 

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta tìm hiểu về bài diễn văn xuất hiện vào một trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt nhất của Canada: thời điểm duy nhất nước này phải áp dụng Thiết Quân Luật (War Measures Act) trong thời bình, và phong trào khủng bố đòi ly khai của Quebec đạt đỉnh điểm.

Để hiểu hơn về thời điểm này, chúng ta ngược dòng lịch sử khoảng 5 thế kỷ trước …

Vào thời điểm đó, các nước Châu Âu (theo chân Christopher Columbus) tiến hành khám phá châu Mỹ và mỗi nước tuyên bố chủ quyền trên một bộ phận của Châu Mỹ. Khu vực Canada ngày nay được Anh và Pháp chia nhau. Giữa 2 nước này liên tục nổ ra các cuộc tranh chấp đất đai và giành quyền giao thương trong khu vực này.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Cuộc Khủng hoảng Tháng Mười, “Những nạn nhân bị bắt cóc là ai?” – Pierre Trudeau

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi có một giấc mơ” – Martin Luther King, Jr.

Chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen luôn là một mảng quan trọng trong lịch sử cận-hiện đại của Hoa Kỳ

Từ năm 1500,  trong những chuyến tàu chở nô lệ đầu tiên đến Mỹ, những người nô lệ da đen bị lùa từ châu Phi sang. Họ bị đối xử như súc vật đúng nghĩa (vì luật pháp bấy giờ không coi họ là con người), làm việc 16 giờ 1 ngày và không được hưởng bất cứ quyền gì (Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tình cảnh của những nô lệ da đen thời kỳ đầu, có thể đọc thêm cuốn “Cội Rễ” miêu tả về 7 thế hệ người da đen bắt đầu từ ông tổ bị bắt ở châu Phi đến thế hệ cuối cùng được giải phóng)

Từ đó (đến tận ngày nay) người da đen vẫn liên tục đấu tranh cho quyền con người của mình với ước mong được bình đẳng với những con người khác. Trong quá trình đấu tranh đó, xuất hiện 2 người vĩ đại tạo nên những bước ngoặc quan trọng

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi có một giấc mơ” – Martin Luther King, Jr.

Hôm nay lên Suối Giàng.

tác giả:  trandangtuan

Sáng nay , lần đầu tiên lên Suối Giàng , định ngắm mấy cây chè cổ thụ.  Vào tuổi này , có lúc chợt lo là nhiều cái lạ ở đất nước , mình đã nghe , biết từ lúc còn là trẻ con , mà giờ chưa nhìn thấy tận mắt. Vậy có thời gian thì phải đi  để biết. Nhưng quả thật thời gian là cái gần một năm qua mình có ít nhất. Cứ tiếp tục thế này thì cũng gay đây. Gọi cho Tiến trọc , rủ đi cùng . Tiến trọc chối đay đảy , rằng vừa lang thang một tháng ( thằng cha này số sướng) ở Tây Nam bộ , nay phải cày kịch bản bù .  Thì thôi vậy !.

Xe lên đến trung tâm xã Suối Giàng , thế nào lại đỗ ngay trước cửa trường học . Mấy trăm đứa trẻ con đang tập thể dục . Ngay cạnh đó là mấy dãy nhà nội trú của chúng nó . Không hiểu sao , cứ nhìn thấy trẻ con miền núi là mình mê . Cậu chủ  quán trước cửa trường , sau mới biết rằng có vợ là giáo viên , cho biết : Trường tiểu học có 80 đứa nội trú . Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của nhà nước . Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn . Cha mẹ góp gạo mỗi  tuần hai kg , và 5 ngàn tiền thức ăn . Bọn mình không tin , cứ  lục vấn mãi : Sao lại 5 ngàn thì chúng nó ăn uống kiểu gì ?. Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế , đúng thế . Vừa lúc có một bác H  Mông xách xô nước đi ngang, cậu chủ quán bảo : Đấy, ông này nấu cơm cho chúng nó đó . Thế là bọn mình đi theo luôn . Trèo tắt qua mấy dãy nhà trên đồi , đi thẳng vào cổng Ủy ban Xã Suối Giàng , rồi vòng ra sau nhà Ủy ban , thì có cái lều tường che gỗ ván , giữa có cái bếp đang đỏ lửa , ngoài cửa có cái chậu tắm lớn đầy những cái bát to bẩn chưa rửa . Một loại bát như nhau thôi . Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu , một nồi nữa chắc để nấu canh , còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.

Continue reading Hôm nay lên Suối Giàng.

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi là bị cáo đầu tiên” – Nelson Mandela

 

Cuối thế kỷ 19, cuộc Cách Mạng Công Nghiệp diễn ra ở châu Âu, máy móc được áp dụng rộng rãi, nhu cầu về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ tăng vọt (vì sản xuất ra quá nhiều hàng hoá). Thị trường châu Âu không đáp ứng nổi nhu cầu này.

Các nước châu Âu bắt đầu đi tìm thị trường và nguồn tài nguyên mới, và châu Phi là 1 miếng mồi ngon. Các nước tư bản đổ xô vào giành giật thuộc đia ở châu Phi. Để dễ cai trị những thuộc địa này, người châu Âu ra sức củng cố tư tưởng phân biệt chủng tộc, khơi lên các hận thù giữa các bộ lạc, gây tình trạng bất ổn triền miên ở châu Phi cho đến tận ngày nay, và dân châu Phi sống trong tình trạng đói khổ

Những cuộc đấu tranh, nổi loạn liên tiếp bùng lên ở châu Phi và các nước tư bản vất vả đàn áp

Trong khi đó, nhóm các nước tư bản cũng phát sinh mâu thuẫn về phân chia thuộc địa, nên nổ ra cuộc chiến tranh thế giới I, rồi đến cuộc chiến tranh thế giới II.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi là bị cáo đầu tiên” – Nelson Mandela