Morning Has Broken – Cat Stevens

 

Chào các bạn,

Chưa đầy 3 tuần nữa là tới Tết. Vậy chúng ta hãy nghe nhạc xuân chờ Tết. Các bạn muốn viết bài cho Nhạc Xanh thì hãy viết về nhạc xuân. (Anh Trần Can hơi bận rộn mùa lễ hội, nên không chắc anh Can sẽ viết được đều đến đâu).

Bản nhạc hôm nay là bản “Morning Has Broken” do Cat Stevens hát.

Cat Stevens (sinh 1948) là một ca nhạc sĩ người Anh tài ba với một trái tim lớn. Hai albums thời 1970s của anh, Tea for the TillermanTeaser and the Firecat đều được triple platinum. Album Catch Bull at Four bán được nửa triệu đĩa chỉ trong vòng 2 tuần đầu, và là số một LP (long play) trên Billboard trong 3 tuần liền. Bàn nhạc anh viết, The First Cut Is The Deepest, thắng 2 giải trong 2 năm liền của American Society of Authors, Composers, and Publishers và là bản nhạc hits cho 4 ca sĩ khác nhau.

Năm 1977, Cat Stevens theo Hồi Giáo và lấy tên Yusuf Islam. Anh bán hết bộ đàn guitar và dùng tiền làm từ thiện trong cộng đồng Hồi giáo. Anh đạt nhiều giải thưởng về việc quảng bá hòa bình trên thế giới, gồm 2003 World Award, 2004 Man for Peace Award2007 Mediterranean Prize for Peace…

Đọc tiếp Morning Has Broken – Cat Stevens

Ba quy luật để ghi nhớ

Chào các bạn,

Bài hôm nay là bài thứ hai trong năm 2012, mình dùng để nhắc lại với các bạn ba điểm quan trong mà mình đã nói tới nói lui có lẽ cả trăm lần rồi, nhưng chỉ có một số rất ít các bạn nắm vững.

1. Chúng ta “tĩnh lặng, khiêm tốn, thành thật, và yêu người–vô điều kiện, một chiều.”

Quy luật này rất giản di. Nó có nghĩa là ta tĩnh lặng, khiêm tốn, thành thật và yêu người (i) trong tất cả mọi hoàn cảnh, (ii) đối với tất cả mọi người như nhau không phân biệt, và (iii) hành xử như thế mà hoàn toàn không đòi hỏi những người kia có xứng đáng không, có đáp trả ta không.

Đọc tiếp Ba quy luật để ghi nhớ

Công trình của một đời người: Cuốn sách “Môi Trường và Con Đường Phát Triển”

 

Gần nửa thế kỷ trước, Martin Luther King (nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964) đã từng nói: “Trong đống ngổn ngang hài cốt và tàn dư của nhiều nền văn minh, nổi lên một dòng chữ đầy nuối tiếc: Quá muộn rồi. Sau đây, chúng ta sẽ đi  về đâu, sự hỗn loạn hay một cuộc sống cộng  đồng?”

Trong quá trình phát triển, con người đã nhận thức được một cách thấm thía hậu quả chính là từ trong sự phát triển – đó là ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và dẫn đến các tai biến môi trường, các nhiễu loạn sinh thái, điều đó đã và đang tác động đến an ninh xã hội, an ninh quốc gia và nhân loại. Nhận thức được những vấn đề môi trường gay gắt, các quốc gia và cộng đồng quốc tế đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất đầu tiên về môi trường ở Stockholm, và ngày 5/6/1972 đã trở thành ngày Môi trường thế giới. Kể từ đó đến nay đã gần 40 năm; mặc dù các quốc gia đã và đang thực thi nhiều biện pháp bảo vệ môi trường trong phát triển xã hội, song những vấn đề môi trường ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, nhất là trong các quốc gia nghèo mà năng lực chống đỡ bị hạn chế. Giữa lúc cả xã hội loài người đang xao xác tơi tả bởi những vấn đề Môi trường cùng các hệ lụy đau lòng bởi Môi trường bị tàn phá, Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, giữa khi con người trên khắp hành tinh đang bị Thiên nhiên trả thù đích đáng bởi sự thiển cận, độc ác, tham lam của chính mình thì sự xuất hiện của một công trình nghiên cứu công phu như “MÔI TRƯỜNG VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN” vào lúc này kể đã là quá muộn! Nhưng, Muộn còn hơn không. Cùng với nỗ lực của các cá nhân, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế, cuốn sách mới nhất của PGS-TS Nguyễn Đắc Hy đã góp một tiếng nói quan trọng vào sự cảnh tỉnh cộng đồng: cần có một cách ứng xử văn minh và khoa học đối với Trái đất chung của chúng ta.

Đọc tiếp Công trình của một đời người: Cuốn sách “Môi Trường và Con Đường Phát Triển”

Xuất ngoại làm tình nguyện

TT – Lựa chọn con đường thực tập tại nước ngoài không chỉ để trau dồi vốn ngoại ngữ, nâng cao tri thức mà với nhiều bạn sinh viên, mục tiêu là tham gia các dự án phát triển cộng đồng xuyên quốc gia.

Trịnh Thị Kim Huế (áo trắng) cùng các em nhỏ Ấn Độ trong kỳ thực tập tại đất nước này – Ảnh nhân vật cung cấp

Sau những chuyến đi ấy, các bạn trở về và bắt tay vào những dự án trên đất nước mình.

Đọc tiếp Xuất ngoại làm tình nguyện

Chính trị gia Nhật đến đảo tranh chấp với Trung Quốc

vnexpress
Bốn công dân Nhật Bản, trong đó có các chính trị gia, vừa đến thăm quần đảo tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
> Tàu tuần duyên Nhật bắt ngư dân Trung Quốc
> Nhật bắt tàu cá Trung Quốc

Một người đàn ông ngắm các bức ảnh chụp phong cảnh quần đảo được gọi là Senkaku theo tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Trung Quốc. Ảnh: AFP

Đội tuần tra bờ biển Nhật Bản cho hay ba người trong nhóm đã đi ra quần đảo không người ở có tên là Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc bằng thuyền đánh cá. Thuyền nhổ neo từ thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa, phía tây nam Nhật Bản tối qua và cập đảo lúc 9h30 sáng giờ địa phương. Người thứ tư của nhóm đến muộn hơn 20 phút và cả nhóm lưu lại đó hơn hai giờ đồng hồ.

Đọc tiếp Chính trị gia Nhật đến đảo tranh chấp với Trung Quốc