Mùa Xuân Gọi…

 

Nhạc sĩ Trần Tiến (sinh năm 1947) tên thật là Trần Việt Tiến. Gia đình ông có nhiều người làm nghệ thuật (ông gọi ca sĩ Trần Hiếu là anh và ca sĩ Trần Thu Hà là cháu)

Ông được xem vừa là nhạc sĩ sáng tác, vừa là ca sĩ (dù mình không đánh giá cao giọng hát của ông :D).

Trần Tiến có nhiều sáng tác được đông đảo người nghe yêu thích như: Giai điệu Tổ quốc, Mặt trời bé con, Tạm biệt chim én, Vết chân tròn trên cát..v.v..

Bài hát “Mùa Xuân gọi” của ông có giai điệu tươi vui, ca từ trong sáng, tràn ngập tình yêu với cuộc sống, thiên nhiên, con người. Một bài hát rất hay về múa Xuân:

Continue reading Mùa Xuân Gọi…

Xây dựng con người và xã hội bằng năng lượng tích cực của bạn

Chào các bạn,

Thế giới có nhiều vấn đề, làm sao chúng ta giúp giải quyết những vấn đề quanh ta?

Đương nhiên là chúng ta nghĩ ngay đến việc xắn tay áo, vào cuộc để giải quyết vấn đề, như là, nếu nhiều rác thì xắn tay áo hốt rác.

Nhưng, đó vẫn là điều thứ hai. Nếu bạn không hốt rác được vì lý do gì đó, bạn vẫn có thể nhờ người khác hốt dùm.

Continue reading Xây dựng con người và xã hội bằng năng lượng tích cực của bạn

Nhân sự kiện ở Cống Rộc – Tiên Lãng: Ngẫm về công cuộc lấn biển của ông cha ta

 

Đêm 30 Tết, sắp tới Giao thừa, tôi chợt bâng khuâng xa xót nghĩ đến thân phận của những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn… Lúc này, gia đình ông tan tác- người trong trại tạm giam, người vất vưởng tìm chỗ che mưa nắng, bàn thờ gia tiên bị vùi trong đống gạch vụn, bữa cơm tất niên ấm cúng đã trở thành ký ức… Nhưng, luật pháp sẽ công minh phán xử đúng – sai, và lịch sử sẽ công bằng xác định lại mọi giá trị…Tôi tin rằng, những người đã có công lấn biển, chinh phục biển từng được dân chúng coi là “anh hùng” của vùng Duyên hải Tiên Lãng sẽ không bị hắt hủi và lãng quên, bởi họ – giống như ông cha ta từ hàng ngàn hàng vạn năm nay đã đổ mồ hôi xương máu để tồn tại và làm giàu có thêm cho lãnh thổ Quốc gia, dù có gặp đủ thứ thiên tai nhân họa rồi cuối cùng cũng sẽ tìm cách đứng lên để khẳng định một “Chỗ đứng dưới ánh mặt trời” – như tên một cuốn tiểu thuyết nước ngoài được dịch sang ta nửa thế trước…

Như một cách để động viên, an ủi đôi chút những con người đang gặp cảnh hoạn nạn, trong đêm lạnh cuối năm Nhâm Thìn, tôi xin được phép kể lại vài cảm nghĩ của tôi về công cuộc lấn biển chinh phục thiên nhiên của ông cha ta sau một đợt làm phim ở vùng Duyên hải…

Continue reading Nhân sự kiện ở Cống Rộc – Tiên Lãng: Ngẫm về công cuộc lấn biển của ông cha ta

Ký ức Tết trên đảo Hoàng Sa

vnexpress
Trong hồi ức của những người lính từng tham gia bảo vệ đảo Hoàng Sa vẫn vẹn nguyên những cái Tết buồn vui lẫn lộn, bởi một bên là nỗi nhớ đất liền, một bên là những thú vui dường như chỉ có nơi đảo xinh đẹp này.
> Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước

Chiều cuối năm, ông Phạm Khôi, 73 tuổi, trú đường Quang Trung (Hải Châu, TP Đà Nẵng) lại cẩn thận lấy ra tấm bản đồ phác họa quần đảo Hoàng Sa do ông tự tay vẽ bằng trí nhớ về quãng thời gian hơn 3 tháng làm lính địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam ra làm nhiệm vụ giữ đảo.

Lấy tay chỉ từng địa danh trên tấm bản đồ, ông Khôi bảo hình ảnh Hoàng Sa luôn thường trực trong tâm trí. Năm 2006 khi vấn đề Hoàng Sa được đặc biệt quan tâm trên nghị trường, nỗi nhớ Hoàng Sa đã thôi thúc ông vẽ tấm bản đồ phác họa về hòn đảo này. Trong dịp UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) ra mắt “Kỷ yếu Hoàng Sa” mới đây, ông đã tặng một bản tấm bản đồ cho huyện đảo để có thêm tư liệu, chứng cứ về chủ quyền Hoàng Sa.

Ông Phạm Khôi (bìa trái) tặng tấm bản đồ phác họa quần đảo Hoàng Sa cho Chủ tịch UBND huyện Đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Khôi kể lại: “Đúng ngày cúng ông Táo năm 1969, chúng tôi lên tàu và ngày hôm sau có mặt tại đảo. Trước khi ra, tôi và khoảng 30 người ghé Hội An (Quảng Nam) mua sắm đồ đạc, trong đó có hai thứ không thể thiếu là đường và sữa”.

Continue reading Ký ức Tết trên đảo Hoàng Sa

Ngư dân làm lễ ra khơi đầu năm

vnexpress
Sáng mùng 3 Tết, hàng trăm người đổ về cửa biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) dự lễ xuất hành đánh bắt thủy sản đầu năm.

Các tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ(Quảng Ngãi) lễ xuất quân đánh bắt thủy sản đầu năm trong sáng nay. Ảnh: Trí Tín
Các tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh xuất quân đánh bắt thủy sản đầu năm trong sáng mùng 3. Ảnh: Trí Tín

Hòa trong tiếng trống giục rộn ràng đầu xuân, các thành viên đội bả trạo xã Phổ Thạnh diễn xướng nghi thức tế lễ nghinh cá Ông, tạ ơn thần Nam Hải. Với ngư dân Sa Huỳnh, lễ ra quân đánh bắt thủy sản đầu năm hàng trăm năm nay đã trở thành nét văn hóa truyền thống đậm chất văn hóa biển.

Continue reading Ngư dân làm lễ ra khơi đầu năm

Triển vọng châu Á trong năm Rồng

vnexpress
Năm nay là năm “hắc long thủy” mang dấu hiệu của sự thay đổi, nhưng là những thay đổi ôn hòa, nhạy bén và thận trọng. Người châu Á đương nhiên hy vọng mọi sự diễn ra theo cách đó, tuy nhiên các nhân tố bất ổn từ cả bên trong lẫn ngoài khu vực đang ngày càng nhiều lên.
> Thế giới trong năm Rồng

Dưới đây là bài viết của Haruhiko Kuroda, chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, về tình hình châu Á trong năm Nhâm Thìn.

Châu Á với hầu hết các nước đang phát triển đã tăng trưởng tương đối tốt trong hai năm qua. Châu Á đã dẫn dắt thế giới ra khỏi cuộc “đại khủng hoảng” 2008-09, đạt mức tăng trưởng trung bình 9% trong năm 2010 và đang củng cố xu hướng hồi phục trên cơ sở là sự tăng trưởng với nhịp độ vừa phải và có thể là bền vững. Năm 2011, bất chấp cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và sự phục hồi khiêm tốn của Mỹ, các nền kinh tế châu Á đạt mức tăng trưởng thấp hơn nhưng vẫn mạnh, với 7,5%.

Continue reading Triển vọng châu Á trong năm Rồng

Kinh tế thế giới ‘lún sâu vào nguy hiểm’

bbc


Giám đốc IMF Christine Lagarde cảnh báo rủi ro khủng hoảng tựa như 1930.

Nền kinh tế thế giới đang “lún sâu vào vùng nguy hiểm” do rủi ro từ khu vực dùng euro, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.

IMF dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,25% vào năm 2012, giảm so với dự báo trước đó là 4%.

Continue reading Kinh tế thế giới ‘lún sâu vào nguy hiểm’