Pan Flute: Sáo của thần Pan

 

Theo thần thoại Hy Lạp, thần Pan là con trai của thần Hermes, vị thần sứ giả loan tin của các thần trên đỉnh Olympe và tiên nữ Driope. Khi sinh con ra, tiên nữ thấy đứa bé có hình thù quái dị nửa người nửa dê bèn bỏ chạy. Tuy nhiên, Hermes rất mừng vì có một đứa con trai, thần bế đứa bé lên Olympe nhờ các thần nuôi giúp. Lớn lên, thần Pan xuống trần bảo vệ những đàn gia súc của những người mục đồng, hộ vệ những tay thợ săn. Tuy bộ dạng khó coi nhưng tính tình của thần Pan rất vui vẻ, cởi mở.

Thế rồi một ngày kia, trái tim của thần Pan bị mũi tên của thần Ái tình (Eros) làm cho rớm máu. Sống trong cảnh thơ mộng của núi rừng, thần Pan đâm ra thầm nhớ trộm yêu một tiên nữ tên Syrinx. Vì là tiên nữ tuỳ tùng của nữ thần Artemis nên Syrinx thích săn bắn, kiêu kỳ và từ chối mọi lời tỏ tình của các nam thần. Một hôm, thần Pan đang dạo chơi trong rừng chợt thấy nàng Syrinx liền bám theo. Sợ hãi vì dáng nửa người nửa dê của thần Pan, nàng Syrinx quay đầu bỏ chạy, nhưng thần Pan quyết đuổi cho bằng được. Đang chạy, Syrinx gặp con sông chắn trước mặt, nàng liền quỳ xuống khẩn cầu thần Sông cứu giúp. Chấp nhận lời cầu cứu của nàng trinh nữ, thần Sông liền biến nàng Syrinx thành một cây sậy mọc ven bờ.

Khi thần Pan lao vào Syrinx tưởng chừng như đã ôm được nàng vào lòng, thì cũng là lúc Syrinx chỉ còn là một cây sậy mềm mại đang run bần bật. Buồn bã, thất vọng, thần Pan cắt cây sậy làm thành ống sáo. Từ đó trở đi, những người mục đồng thường nghe vang lên những tiếng sáo khi nỉ non thánh thót, khi rộn rã tưng bừng. Đó là tiếng sáo của thần Pan.

Nghệ sĩ Gheoghe Zamfir người Romania nổi tiếng với cây sáo Pan Flute
đến nỗi ông được gọi là “Zamfir, Master of the Pan Flute”.

Âm thanh của Pan Flute thật quyến rũ, mênh mông và đầy mê hoặc. Theo mình thì gọi là “sáo của thần Pan” quả thật không sai tí nào 😀

Các bạn nghe thử Pan Flute qua tài nghệ của Gheorghe Zamfir trong một khúc nhạc rất nổi tiếng: Einsamer Hirte (the Lonely Shepherd)

 

Một suy nghĩ 8 thoughts on “Pan Flute: Sáo của thần Pan”

  1. Hi anh Can! Em mê bài này lâu lắm rồi, hôm nay nhờ anh lại biết thêm một số thông tin thú vị nữa. Cảm ơn anh nhiều nha

    Thích

  2. Lần đầu tiên em biết cây sáo này, hay quá anh Can ạ. Thú vị thật chỉ ở ĐCN em mới vừa được nghe nhạc hay vừa được hiểu xuất xứ các bài hát,hay nhạc cụ nữa.

    Thích

  3. Em cũng nghe bài này lâu rồi mà hôm nay mới biết tên, và biết về Pan Flute. Câu chuyện của ”thầy” Can cũng hay quá a 😛 Mừng thầy quay về Nhạc xanh sau vài ngày chuyển ấn cho học trò, hì 😀

    Thích

  4. Tiếng sáo thì hay nhưng câu chuyện về thần Pan và nàng tiên nữ kết thúc buồn quá, có phần nhẫn tâm nữa khi đem cây sậy chặt ra làm thành cây sáo như thế. Với nguồn cội như vậy thì tiếng sáo này có cảm tưởng sẽ mãi mang một nỗi buồn.

    Thích

  5. Bạn thiết kế nội thất có vẻ…đa cảm nhỉ? 😀
    Truyện thần thoại Hy Lạp chỉ là tinh hoa về óc… tưởng tượng của nhân loại.
    Ví dụ thần Pan có đầu người (có sừng) mình người và chân…dê.
    Tất nhiên là chẳng ai có hình thù… kì cục như thế cả 😀

    Thích

  6. Đây là lần đầu em biết về Pan Flute. Cám ơn anh Trần Can đã giới thiệu. 🙂

    Em vốn không thích kèn nói chung nhưng lại rất thích sáo các loại. 🙂 Em luôn cảm thấy tiếng sáo như một âm thanh đi ra từ lòng người để đi vào lòng người, réo rắt và vang vọng … Tuy nhiên sáo nói chung có một nhược điểm là âm vực khá hẹp, khoảng 2-3 quãng tám. Nhưng pan flute đã khắc phục được nhược điểm này và có thể lên đến 9 quãng tám – chẳng thua kém gì một cây piano cả! 😀

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s