
Trước 1975 ban hợp ca nổi tiếng nhất và có dấu ấn sâu đậm nhất trong văn hóa miền Nam là Ban Hợp Ca Thăng Long. Ban này thành lập năm 1949 ở Hà Nội, gồm Hoài Bắc, Hòai Trung, Thái Hằng, Khánh Ngọc và Thái Thanh. Năm 1951 di cư vào Nam và trình diễn tại Sài Gòn đến 1975, ban hợp ca Thăng Long được xem là ban hợp ca nổi tiếng nhất tại Sài Gòn trước năm 1975, gắn liền với phòng trà Đêm Màu Hồng, trình bày những nhạc phẩm bất hủ của các nhạc sĩ đã nổi danh từ thời tiền chiến, nổi bật là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Phạm Duy.
Bố của Phạm Đình Chương là Phạm Đình Phụng có 2 đời vợ. Đời vợ trước có hai người trai con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm.
Phạm Đình Sỹ lấy kịch sĩ Kiều Hạnh, có con gái là ca sĩ Mai Hương.
Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của Ban Hợp Ca Thăng Long.
Đời vợ sau của ông Phụng sinh ra ba người con:
Phạm Thị Quang Thái, trưởng nữ, là ca sĩ Thái Hằng trong Ban Hợp Ca Thăng Long, vợ Phạm Duy, mẹ của ca sĩ Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo.
Phạm Đình Chương là nhạc sĩ, với tên ca sĩ là Hoài Bắc, của Ban Hợp Ca Thăng Long, chồng của ca sĩ Khánh Ngọc cũng trong ban Thăng Long.
Phạm Thị Băng Thanh, con gái út, là ca sĩ Thái Thanh của ban Thăng Long, mẹ của ca sĩ Ý Lan.
Ban Thăng Long gồm 5 người:
* Hoài Trung – Phạm Đình Viêm.
* Thái Hằng – Phạm Thị Quang Thái.
* Hoài Bắc – Phạm Đình Chương.
* Khánh Ngọc
* Thái Thanh – Phạm Thị Băng Thanh
Hoài niệm một thời nghệ thuật trong chiến tranh và chia cắt.
Mời các bạn nghe hai video của ban Thăng Long gồm các bản nhạc trình diến rất cũ, của các thập niên 5x, 6x, và 7x.
Sau các video là câu chuyện về sự đổ vỡ của vợ chồng Khánh Ngọc-Phạm Đình Chương, và sự ra đời của bản Nửa Hồn Thương Đau.