Cô giáo giữa sân trường

Chào các bạn,

Hãy nhìn một sân trường cấp I trong giờ chơi. Các em chạy nhảy nô đùa la hét inh ỏi. Các thầy cô đi thong thả trong sân, có thể thỉnh thoảng nói chuyện với một em, nhìn các em vui chơi, nếu có vấn đề như hai em đánh nhau, cô thầy chạy ngay đến can thiệp dạy bảo. Đôi khi một em có thể ném bóng thế nào đó mà đến ngay trên đầu cô giáo, và em lính qu‎ý‎nh xin lỗi, sợ bị cô rầy, nhưng thường là cô nhịn đau mìm cười và nói “Không sao đâu.”

Cô giáo giữa sân trường có tác phong của người có trách nhiệm trong sân trường và giữa các em, rất khác với tác phong của các em trong sân chơi, và cũng rất khác với tác phong của thầy cô ở những nơi khác mà thầy cô không cảm thấy mình có trách nhiệm.

Đọc tiếp Cô giáo giữa sân trường

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Không có sự cứu rỗi nào cho Ấn Độ” – Mohandas Gandhi (1916)

 

Mohandas Karamchand Gandhi (1869-1948) là một chính trị gia và tư tưởng gia siêu việt. Ngài là người sáng tạo ra triết lý satyagraha. Satya (truth, sự thật) là đạo hay chân lý hàm ý lòng yêu thương. Lòng yêu thương phát sinh ra sức mạnh (agraha, force). Satyagraha là sức mạnh được sinh ra bởi lòng yêu thương. Satyagraha được thể hiện dựa trên nền tảng bất bạo động (ahimsa, nonviolence). Satyagraha là “vũ khí” đã giúp Ấn độ giành được quyền độc lập từ Anh quốc và là nguồn cảm hứng cho nhân quyền và tự do trên toàn thế giới.

Gandhi được tôn vinh là Mahatma, Linh hồn Vĩ đại (Great Soul) hay Tâm hồn rộng lớn, theo Phật giáo có nghĩa là Đại Bồ Tát, người quên mình vì lợi ích cho mọi người. Người Việt Nam tôn ông như bậc Thánh, người sống đời đơn giản, đức hạnh, vượt qua mọi cám dỗ của vật chất và dục lac để tập trung tinh thần vào việc rèn luyện nội tâm. Dân nước Ấn gọi ông là Bapu, Vị cha già dân tộc. Mỗi năm vào ngày sinh nhật của ông , 2 tháng 10, là ngày Gandhi Jayanti, lễ tưởng niệm Gandhi ở Ấn Độ. Đây cũng là ngày Bất Bạo Động Quốc tế.

Đọc tiếp Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Không có sự cứu rỗi nào cho Ấn Độ” – Mohandas Gandhi (1916)

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền” – Mặt ai ?

 
Góp thêm một cách hiểu câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Dương Hiền Nga

Trong thời gian qua, đã có rất nhiều bài viết trao đổi về câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” trên mặt báo. Để trả lời câu hỏi “mặt chữ điền” là gương mặt của ai? Mặt cô gái hay chàng trai, cho đến này dường như vẫn chưa thật ngã ngũ một cách thỏa đáng.

Theo tôi, nên đặt câu thơ và chỉnh thể nghệ thuật Đây thôn Vĩ Dạ để xem xét sẽ thấy đây là câu thơ tả cảnh thôn Vĩ chứ không phải tả mặt người.

Đọc tiếp “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” – Mặt ai ?

Hai người bất đồng chính kiến được tự do

BBC
Hai ông Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân sau khi được thả

Hai ông Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân vừa được cho về nhà tối thứ Tư 13/04 sau chín ngày tạm giữ tại trại giam của Công an Hà Nội.

Hai ông rời trại giam lúc 8 giờ 30 tối sau khi được người nhà tới đón.

Ông Sơn và ông Quân bị công an bắt vì “Gây rối trật tự công cộng” vào sáng ngày 04/04/2011 bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, khi họ tới theo dõi phiên sơ thẩm Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.

Đọc tiếp Hai người bất đồng chính kiến được tự do

Philippines phản đối Trung Quốc lên LHQ

BBC

Bản đồ Biển Đông với đường đỏ là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc

Philippines vừa gửi thư ngoại giao (note verbale) lên Liên Hiệp Quốc để phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Manila viết rằng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc “không có cơ sở theo luật quốc tế”.

Trước đó các nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia cũng đã lên tiếng phản đối khi Trung Quốc đệ trình bản đồ thềm lục địa mở rộng lên Liên Hiệp Quốc hồi năm 2009, trên đó có mô tả đường chín đoạn bao quanh tới 80% diện tích Biển Đông.

Đọc tiếp Philippines phản đối Trung Quốc lên LHQ