Roll over Beethoven – Chuck Berry

 

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta cùng nghe một bản nhạc “Roll over Beethoven” kinh điển của Chuck Berry, người đuợc coi như là Vua của Rock and Roll ở Mỹ vậy. 🙂

Chuck Berry là lớp nghệ sĩ đi đầu về Rock and Roll ở Mỹ. Ông hiện nay đã trên 80 tuổi rồi mà vẫn có lịch biểu diễn dày đặc. Ông sống ở thành phố Saint Louis ở tiểu bang Missouri, chỉ cách chỗ mình ở có 2 tiếng đồng hồ. Tiếc là mình vẫn chưa có cơ hội đi xem ông biểu diễn 🙂

Roll Over Beethoven nói đến tình yêu cuồng nhiệt với nhạc  Rock and Roll đang xâm chiếm nước Mỹ và… hất cẳng đám nhạc cổ điển như của Beethoven và Tchaikovsky ra ngoài  🙂

Chuck Berry kể là ông viết bài hát này để gửi cho chị gái của ông là Lucy. Chị Lucy dùng chiếc pian chung của gia đình để chơi nhạc cổ điển trong khi ông muốn chơi nhạc Rock hiện đại  🙂

Đọc tiếp Roll over Beethoven – Chuck Berry

Yêu kẻ thù của bạn – Martin Luther King

Chào các bạn,

Mình mới đọc được bài giảng về “Yêu kẻ thù của bạn” của Martin Luther King Jr. Mình thấy rất hay và muốn chia sẻ với các bạn. Bài nói chuyện của MLK khá dài nên nếu bạn quan tâm, bạn có thể đọc đầy đủ ở đây.

Yêu các kẻ thù của bạn

MLK trích câu dạy của Giê-su: “Các bạn đã nghe nói rằng: ‘Yêu người láng giềng, và ghét kẻ thù’, nhưng tôi nói với các bạn, Yêu kẻ thù các bạn, ban phước cho kẻ đã chửi rủa bạn, đối xử tốt với kẻ ghét bạn, và cầu nguyện cho kẻ lạm dụng bạn, để các bạn có thể là con của Thượng đế trên trời”.

Và tập trung buổi nói chuyện trong chủ đề: “Yêu kẻ thù của bạn”

Kẻ thù của bạn là ai?

Đọc tiếp Yêu kẻ thù của bạn – Martin Luther King

Thủng thẳng với thơ… (phần 9)

    Sự cô đọng là cốt lõi của thành công. Do đó sự tự loại bỏ những hình ành, hình tượng không cần thiết, cắt những ý, những câu không thuộc về chủ đề là một “đau lòng” đáng có. Chính cái đó đã quyết định sự thành công.

    Ngày xưa, các bài thơ ngắn được qui định bởi niêm luật rất nghiêm ngặt, sự gò bó này có làm khó dễ cho nội dung tư tưởng, song lại đòi hỏi người làm thơ phải có nhiều công phu và muốn có thơ hay người viết đã trả đúng giá cho nó. Biết bao nhiêu bài tứ tuyệt, bát cú, đã thành bất tử chỉ với 4 câu hay 8 câu. Ngày nay, các bài thơ gọi là ngắn đã không còn là ngắn nữa, 50 câu như tôi nói cũng được coi là ngắn, nhưng dưới 100 câu cũng chưa phải thơ dài. Do sự mở rộng ước lệ dài ngắn này, đã khiến tính cô đọng của thơ có bị giảm sút, nguyên nhân chính là do người viết nhiều tham lam. Cái tinh túy của vàng, bạc lẫn quá nhiều với quặng và sỏi đá. Người đọc phải thanh lọc rất nhiều mới được những hạt bạc, hạt vàng.

Loại Thể Những Khúc Ca

Trong quá trình lao động, tôi đã cố gằng sử dụng gần hết các thể loại có thể sử dụng được để biểu đạt thơ. Tuy vậy, vẫn không đúc rút được kinh ngiệm gì đáng kể, chưa định được qui luật đã là sự nhảm nhí, định một khuôn mẫu cho thơ mà hổ thẹn ư?

Đọc tiếp Thủng thẳng với thơ… (phần 9)

Cùng Trần Vân Hạc Lên Tây Bắc Hái Thơ

 

Nguyễn nguyên bảy đò đưa thơ Trần Vân Hạc

1/ Tôi thực không biết mình lên Tây Bắc trước hay sau Trần Vân Hạc, và cũng không biết Trần Vân Hạc lên và ở lại Tây Bắc vì duyên cớ gì, còn tôi, vì bốn câu thơ hoành tráng, thúc gọi trí trai của Chế Lan Viên, mà mon men lên Tây Bắc /Tây Bắc ư? Có gì riêng Tây bắc/ Khi lòng ta đã hóa những con tầu/ Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát / Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu / ( 4 câu thơ này tôi thuộc trong trí nhớ, nếu sai với nguyên gốc xin bạn đọc thể tất).

Lần thứ nhất, khoảng 1963-64, lúc ấy, tuổi sức hai mươi, hùng hổ tưởng mình chân đi sóng gió, vậy mà mới qua vài cua vùng biên Tây Bắc, từ Yên Bái đi Nghĩa Lộ, trên xe hơi chở khách, vào đến Nghĩa Lộ thì tôi ơi đã say xe “mướt cò bợ” và đổ gục tại Nghĩa Lộ, được nàng tiên người Kinh Tây Bắc, quen dọc đường, đánh gió cháy lưng, cò bợ tôi mới oai hùng trở lại theo nữ tiên ra suối rửa mặt tắm hôi. Và, một kỳ lạ của lần đẩu lên Tây Bắc ấy, đã ùa vào tâm khảm tôi, mà sau này Trần Vân Hạc gọi là Huyền thoại tắm tiên Tây Bắc.

Đọc tiếp Cùng Trần Vân Hạc Lên Tây Bắc Hái Thơ

Đô thị thế giới ‘thành chiến địa’

Mark Kinver

Phái viên khoa học và môi trường BBC News

Tiêu thụ là tùy thuộc vào mỗi cá nhân và tiêu thụ năng lượng cũng vậy

Các khu vực đô thị có nguy cơ trở thành chiến địa trong lúc cả thế giới đang nỗ lực để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo như trên.

Bản đánh giá của cơ quan UN-Habitat trực thuộc LHQ nói rằng các thành phố trên thế giới chịu trách nhiệm khoảng 70% khí thải trong lúc chỉ chiếm có 2% đất đai trên quả địa cầu.

Đọc tiếp Đô thị thế giới ‘thành chiến địa’

Phát hiện rắn mắt hồng ngọc ở Việt Nam

Hôm 28/3, tạp chí National Geographic (Mỹ) đưa tin, các nhà khoa học vừa công bố phát hiện loài rắn lục có đôi mắt màu hồng ngọc có tên khoa học Cryptelytrops rubeus sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP.HCM và các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam.

Theo đó, các nhà khoa học đã thu thập mẫu loài rắn Cryptelytrops rubeus từ các nước Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia trong các năm 1999-2003 và nghiên cứu nó trong phòng thí nghiệm để xác minh loài rắn mới này.

Rắn lục có đôi mắt màu hồng ngọc Cryptelytrops rubeus – Ảnh: Jeremy Holden/National Geographic

Chúng tôi biết loài rắn Cryptelytrops rubeus từ vài mẫu thu thập được, rất ít người trên thế giới nhìn thấy nó”, Tiến sĩ Anita Malhotra, nhà sinh thái học phân tử thuộc trường đại học Bangor (Anh) và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Đọc tiếp Phát hiện rắn mắt hồng ngọc ở Việt Nam