Danh mục lưu trữ: 500 bài hát hay nhất trong mọi thời đại

Chúa ơi, cô Molly

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bài hát được Little Richard trình diễn, Robert “Bumps” Blackwell và John Marascalco sáng tác, phát hành vào tháng 2-1958.

Richard Wayne Penniman (5/12/1932 – 9/5/2020), được biết đến với nghệ danh Little Richard, là ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ. Ông là một nhân vật có ảnh hưởng trong nền âm nhạc và văn hóa đại chúng trong bảy thập kỷ, và được mô tả là “kiến trúc sư của nhạc rock and roll”.

Báo nhạc Rolling Stone xếp bài hát này hạng 94 trong 500 Bài hát hay nhất trong mọi thời đại. Đọc tiếp Chúa ơi, cô Molly

Eleanor Rigby

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bài hát được ban nhạc Beatles trình diễn, John Lennon và Paul McCartney sáng tác, phát hành vào tháng 8-1966.

Tên của bài hát được ghép từ tên của nữ diễn viên Eleanor Born và tên của cửa hàng “Rigby and Evens Ltd Wine and Spirit Shippers”. Sự kết hợp nghe có vẻ dễ chịu đối với Paul McCartney, người  sáng tác chủ yếu bài hát này. Eleanor Born từng đóng một vai trong clip “Help!” của ban nhạc Beatles. Đọc tiếp Eleanor Rigby

Kashmir  

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bài hát được ban nhạc Led Zeppelin sáng tác và trình diễn vào tháng 3 năm 1975.

Led Zeppelin là ban nhạc rock nước Anh, thành lập ở London năm 1968, gồm guitar Jimmy Page, ca sĩ Robert Plant, guitar bass và keyboard John Paul Jones và tay trống John Bonham. Đọc tiếp Kashmir  

Em yêu ai?

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Đây là bài hát được sáng tác bởi nhà tiên phong nhạc rock and roll người Mỹ Bo Diddley. Được thu âm vào năm 1956, đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng và lâu dài nhất của ông. Bài hát đại diện cho một trong những nỗ lực trữ tình mạnh mẽ nhất của Bo Diddley và sử dụng sự kết hợp giữa hình ảnh kiểu ma thuật và kiêu hãnh.

Báo nhạc Rolling Stone xếp bài hát này hạng 133 trong 500 bài hát hay nhất mọi thời đại.
Đọc tiếp Em yêu ai?

Chuyến tàu nửa đêm tới Georgia

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bài hát này ban đầu có tên là “Midnight Plane to Houston”, ca khúc ca ngợi mối tình xa cách của nhạc sĩ Mississippi Weatherly (người cũng đã viết “Neither One of Us” của Knight) đã trở thành bản hit lớn nhất từ ​​trước đến nay của Gladys Knight and the Pips. Cissy Houston đã có một bản hit R&B đầu tiên, trước khi Knight đưa nó lên đầu bảng xếp hạng nhạc pop.

Báo nhạc Rolling Stone xếp bài hát này hạng 439 trong 500 bài hát hay nhất mọi thời đại.

Đọc tiếp Chuyến tàu nửa đêm tới Georgia

Đừng để con bị hiểu lầm

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Đây là bài hát được Bennie Benjamin, Sol Marcus và Gloria Caldwell sáng tác cho nữ ca sĩ nhạc jazz và cũng là tay piano Nina Simone vào năm 1964. Bài hát được nhiều nghệ sĩ trình diễn, đáng chú ý nhất là ban nhạc rock Anh Animals, chơi kiểu blues rock vào tháng 1-1965, hoàn toàn khác với phiên bản gốc có tiết tấu chậm.

Báo nhạc Rolling Stone xếp phiên bản của ban nhạc Animals hạng 322 trong 500 bài hát hay nhất mọi thời đại. Đọc tiếp Đừng để con bị hiểu lầm

Chuyện gia đình

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Đây là bài hát do Sly và Gia đình Stone trình diễn vào tháng 10-1971.

Sly và Gia đình Stone là một ban nhạc Mỹ đến từ San Francisco. Hoạt động từ năm 1966 đến năm 1983, ban nhạc đóng vai trò trụ cột trong nền phát triển nhạc funk, soul, rock và psychedelic (nhạc rock say ma túy). Ban nhạc gồm Sly Stone – ca sĩ kiêm nhạc sĩ, nhà sản xuất và nhạc công đa nhạc cụ, cùng một số thành viên gia đình và bạn bè của Sly. Đây là nhóm nhạc rock Mỹ đầu tiên có một đội hình “tích hợp, đa giới tính”. Đọc tiếp Chuyện gia đình

Cortez, kẻ giết người

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bài hát được ca sĩ, nhạc sĩ Canada Neil Young sáng tác và thể hiện, phát hành vào tháng 11-1975.

Khi trò chuyện với báo nhạc Rolling Stone vào năm 1975, Neil Young trầm ngâm: “Thật kỳ lạ. Tôi có tất cả những bài hát này về Peru, người Aztec và người Inca. Những chất liệu du hành thời gian.” Qua đoạn guitar chậm rãi của ban nhạc rock Mỹ Crazy Horse, anh thương tiếc nền văn minh Aztec bị những người chinh phục Tây Ban Nha phá hủy. 

Đọc tiếp Cortez, kẻ giết người

Nói to lên – Tôi da đen và tôi tự hào

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bài hát được James Brown sáng tác cùng với Pee Wee Ellis, James Brown trình diễn, phát hành vào tháng 9-1968.

Năm 1968, Brown bắt đầu viết những bài như bài ca ngợi này. Những ngôi sao thực sự là Clyde Stubblefield chơi trống và những đứa trẻ ở Los Angeles (Mỹ) – chủ yếu là người da trắng và người Mỹ gốc Á – hét lên, “Tôi da đen và tôi tự hào.”

Báo nhạc Rolling Stone xếp bài hát này hạng 312 trong 500 bài hát hay nhất mọi thời đại.

Đọc tiếp Nói to lên – Tôi da đen và tôi tự hào

Người làm vỡ tim

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Đây là bài hát được ban nhạc Led Zeppelin sáng tác và thể hiện; phát hành vào tháng 10 năm 1969.

Led Zeppelin là ban nhạc rock nước Anh, được thành lập ở London vào năm 1968. Ban nhạc bao gồm guitar Jimmy Page, ca sĩ Robert Plant, guitar bass và keyboard John Paul Jones và tay trống John Bonham.

“19 tuổi và chưa từng hôn,” ca sĩ Plant nhớ lại năm 1975. “Mình nhớ rất rõ. Đã lâu lắm rồi. Ngày nay thì tụi mình thích ở trong phòng và đọc Nietzsche hơn.” [Friedrich Nietzsche (1844-1900) là triết gia hiện sinh người Đức, tác giả quyển Thus Spoke Zarathustra, trong đó có câu “Thượng đế đã chết” làm nền tảng cho triết lý hiện sinh cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20.]

Đọc tiếp Người làm vỡ tim

Chẳng phải đáng tiếc sao

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Mùa hè năm 1955, “Chẳng phải đáng tiếc sao” trở thành bản nhạc pop đầu tiên của Fats Domino, sau một loạt bản hit R&B.

Fats Domino (1928-2017) là nghệ sĩ piano, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ. Anh là một trong những người tiên phong của nhạc rock and roll.

Báo nhạc Rolling Stone xếp bài hát này hạng 438 trong 500 bài hát hay nhất mọi thời đại.

Đọc tiếp Chẳng phải đáng tiếc sao

Gỗ Nauy (Chim này đã bay)

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

“Gỗ Nauy (Chim này đã bay)” được John Lennon và Paul McCartney sáng tác; ban nhạc Beatles trình diễn; phát hành tháng 12/1965.

Nhà văn nổi tiếng người Nhật, Haruki Murakami, thừa nhận bài hát là cảm hứng cho ông viết cuốn tiểu thuyết cùng tên Norwegian wood (tên tiếng Việt là Rừng Nauy). Cuốn tiểu thuyết này được chuyển thể thành phim vào năm 2010,  do Trần Anh Hùng làm đạo diễn, và cũng lấy “Norwegian wood” làm ca khúc chủ đề.

Bài hát sử dụng đàn sitar thay cho guitar để làm lead cho giai điệu. Đọc tiếp Gỗ Nauy (Chim này đã bay)

Cho tôi nơi trú ẩn

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Cho tôi nơi trú ẩn” là bài hát của ban nhạc rock Anh Rolling Stones, do 2 thành viên của ban nhạc là Mick Jagger và Keith Richards đồng sáng tác, phát hành vào tháng 12-1969. 

Bài hát bao trùm các chủ đề về chiến tranh, giết người, hãm hiếp và sợ hãi. Phiên bản gốc của bài hát do ban nhạc Rolling Stones thể hiện có giọng ca khách mời nổi bật của ca sĩ người Mỹ Merry Clayton. Báo nhạc Rolling Stone xếp phiên bản này hạng thứ 38 trong danh sách 500 bài hát hay nhất mọi thời đại. Đọc tiếp Cho tôi nơi trú ẩn

Cho anh chút tình

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Cho anh chút tình – Gimme some lovin’ là ca khúc được ban nhạc rock Anh Nhóm Spencer Davis trình diễn và phát hành vào tháng 12 năm 1966.

Ca khúc được Davis và hai anh em Steve Winwood và Muff Winwood sáng tác. Đây cũng là ba thành viên ban đầu thành lập Nhóm Spencer Davis.

Ca sĩ tuổi teen Steve Winwood mang đến những giọng thô không thể có được. “Steve hát, ‘Cho anh chút tình’, ‘chỉ hét lên bất cứ câu gì”, anh trai Steve – tay bass Muff nói. “Mất khoảng một giờ để viết, rồi xuống quán rượu ăn trưa.” Đọc tiếp Cho anh chút tình

Sống cho thành phố

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Thành phố lớn với hứa hẹn đổi đời với thu nhập cao hơn, sự vui vẻ náo nhiệt và phồn hoa của đô thành, còn là nơi chứa đựng bao nỗi bất hạnh: sự bất công về công việc, an ninh và tệ nạn xã hội.

Bài hát Living for the City do Steve Wonder sáng tác năm 1973 kể về cuộc đời của một cậu bé sinh ra ở “hard time Mississipi”. Cha mẹ cậu nghèo nhưng họ làm việc chăm chỉ và động viên cậu giữa vùng đất nặng nề kỳ thị chủng tộc, thiếu lương thực và tiền. Nhà cậu có tình yêu.

Cậu lớn lên thành một anh thanh niên tới New York City để bắt đầu cuộc sống mới. Cậu bị lừa đi vào đường dây vận tải ma túy và lãnh án 10 năm tù. Cuộc đời cậu coi như bị phá hủy.

Stevie chơi tất cả các nhạc cụ được ghi âm trong bài, với Malcolm Cecil và Robert Margouleff giúp kỹ thuật thu âm và program cho synthesizer. Đây là một trong những bản nhạc soul đầu tiên nói rõ ràng về kỳ thị người da đen và dùng những âm thanh thường ngày trên đường phố như xe cộ, còi hú, tiếng người… trong bài hát. Đọc tiếp Sống cho thành phố