California Dreaming – California mộng mơ

500 Greatest Songs of All Times

California Dreamin’ là bài hát do John Phillips và vợ là Michelle Phillips viết, và đầu tiên do Barry McGuire hát và ghi âm. Nhưng phải đợi khi ban The Mamas and the Papas, là ban nhạc hát phụ họa cho Bary McGuire trong phiên bản ghi âm trước, ghi âm lại năm 1965 thì bài hát mới thành nổi tiếng.

Ban nhạc The Mamas and The Papas gồm các thành viên như: John Phillips (nhạc sĩ sáng tác bài này, qua đời năm 2005), Denny Doherty (qua đời năm 2007), Michelle Phililips (vợ của John), Cass Elliot, Scott McKenzie, Jill Gibson. Ban nhạc này nổi lên vào năm 1966 với thành công vang dội của California Dreamin’ khi nó lọt vào top 10. Ca khúc này được phát hành lần đầu tiên vào tháng 11, năm 1965 và được báo nhạc Rolling Stone xếp hạng thứ 89 trong 500 Bài hát hay nhất trong mọi thời đại.

Qua tiếng hát của The Mamas and The Papas của thập niên 60, ca khúc kinh Mamas--Papas-California-Dreamiđiển California Dreamin’ đã trở thành nhạc phẩm thịnh hành được nhiều người yêu chuộng. Vào giữa thập niên 90, nhạc phẩm California Dreamin’ lần nữa được dùng làm ca khúc chính trong phim “Chungking Express”, một trong 100 cuốn phim được tuần báo Time của Mỹ chấm là hay nhất. Trong phim này, đạo diễn Wong Kar Wai đã mượn nhạc phẩm này để nói lên ước mơ về vùng trời xa xăm của cô bồi bàn trong một tiệm ăn nhỏ ở Hong Kong.
Đọc tiếp California Dreaming – California mộng mơ

Tinh thần là gì?

Chào các bạn,

Chúng ta thường nói con người có hai phần: Cơ thể và tinh thần. Vậy tinh thần con người là gì?

Mình google “Tinh thần là gì?” và đây là vài câu trả lời tiêu biểu:

  • Vdict.com: I. d. 1. Thái độ hình thành trong ý nghĩ để định phương hướng cho hành động: (Giải quyết vấn đề đời sống theo tinh thần tự lực cánh sinh). 2. Thái độ hình thành trong ý nghĩ, tâm tư, về mức độ chịu đựng một nỗi khó khăn hoặc đương đầu với một nguy cơ, trong một thời gian nhất định: (Giữ vững tinh thần chiến đấu; Tinh thần bạc nhược; Tinh thần quân đội địch suy sụp). 3. Nghĩa sâu xa, thực chất của nội dung: (Hiểu tinh thần lời phát biểu của lãnh tụ; Tinh thần và lời văn). II. t. Thuộc trí tuệ, phương diện trừu tượng của đời sống con người: (Sách báo là những món ăn tinh thần).
  • Tudien.com: Tinh: những suy nghĩ tinh tuý, phát ra từ con người. Thần: tâm linh, tâm thức, cảm xúc từ con người.  => Tinh thần là sống tích cực, tạo thái độ sống từ cảm xúc, suy nghĩ bên trong tiềm thức con người.
  • Tratu.soha.com:

Danh từ.

. tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, v.v., những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người đời sống tinh thần (giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần)

. những thái độ, ý nghĩ định hướng cho hoạt động, quyết định hành động của con người (nói tổng quát) (mất tinh thần, giữ vững tinh thần, chuẩn bị tinh thần)

. sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thức nhất định (tinh thần làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm cao). Đồng nghĩa: ý thức.

. cái sâu sắc nhất, cốt yếu nhất của một nội dung nào đó (tinh thần của bài thơ, nắm vững tinh thần của nghị quyết).

Nói chung, người ta hiểu tinh thần như là (1) những hoạt động cảm xúc và tư duy của con người và (2) những gì cốt lõi nhất cuả một điều gì đó.

Cả hai lý giải này có lẽ sử dụng được trong một từ khác thường được xem là đồng nghĩa hay ít nhất là anh chị em của “tinh thần” – linh hồn: Con người có cơ thể và linh hồn; linh hồn là tinh thần.

Đương nhiên khi nói về “linh hồn” chúng ta bước vào lĩnh vực siêu hình rối rắm. Nhưng khái niệm linh hồn (hay những khái niệm tương đương như: hương hồn, hương linh, thần, thần khí, a-lại-da thức) có lẽ đã đứng vững trong mọi nền văn hóa của thế giới. Rất ít người trên thế giới tin rằng chúng ta không có linh hồn. Mọi nền văn hóa của thế giới đều nói về khi cơ thể người ta chết thì linh hồn không chết.

Mình không muốn đi vào lĩnh vực sau khi chết vì minh không biết. Nhưng chúng ta hãy nói về tinh thần của chúng ta ở đây lúc này.

Nếu nói rằng tinh thần là cảm xúc và tư duy, vì đó phần lớn là các hoạt động của hệ thần kinh, nghĩa là một loại hoạt động của cơ thể, vậy thì cảm xúc và tư duy không phải là một phần của cơ thể sao? Và như thế có nghĩa là không có tinh thần đứng một mình mà không có cơ thể?

Có hai luồng tư duy chính về tinh thần. Một là, tinh thần là một phần hoạt động của cơ thể và cơ thể chết thì tinh thần chết theo. Luồng tư duy này có rất ít tín đồ. Hai là, tinh thần là một thực thể sống chung với cơ thể nhưng độc lập đối với cơ thể. Cơ thể chết thì tinh thần vẫn còn, và di chuyển đến một thế giới khác (thiên đàng, địa ngục, kiếp sau, v.v…). Phần lớn người trên thế giới tin vào luồng tư duy này.

Dù là có hai luồng tư duy khác nhau như thế, có một điểm chung cho cả hai luồng. Đó là “tinh thần quan trọng hơn cơ thể (hoặc tinh thần là phần quan trọng nhất của cơ thể)”. Đó chính là yếu tố mind over matter (tâm trí cao hơn vật thể) trong mọi nền văn minh của con người. Điều này cũng dễ hiểu, vì con người biết rất rõ, bằng trực giác và kinh nghiệm, là tâm/trí điều khiển cơ thể; tâm là chủ.

Nếu mọi người của thế giới đều hiểu tâm trí ta là chủ của con người ta, thì hệ luận tự nhiên phải là: tâm trí là gốc rễ, mọi thứ khác của cơ thể con người là cành ngọn.

Vậy thì bạn đang làm gì để chăm bón gốc rễ của con người của bạn? Bạn đang làm gì để chăm bón cho tinh thần của bạn?

Dù bạn thuộc trường phái tư duy nào thì tinh thần cũng là gốc rễ. Vậy bạn đang làm gì để chăm bón gốc rễ, chăm bón tinh thần?

Các bạn, trước hết, hãy nhìn xem những gì đang làm hại gốc rễ của bạn? Những gì đang làm bạn cảm thấy con người của bạn tầm thương, tồi tệ, thiếu khỏe mạnh, không đứng vững. Mỗi chúng ta đều có những thứ này và chúng ta biết chúng là ai, vì chúng làm cho ta không vui, xuống tinh thần, căng, buồn, mất tự tin.

Những thứ đang làm hại gốc rễ (tinh thần) của chúng ta là tranh giành, đấu đá, tham lam, ganh tị, ghét bỏ, hận thù, dối trá, lường gạt, đâm sau lưng… Những thứ này chúng ta biết là làm hại tinh thần chúng ta vì chúng luôn làm ta “xuống tinh thần.” Đó là những thứ làm hại gốc rễ.

Vậy việc đầu tiên để giúp gốc rễ của bạn là chặn đứng mọi thứ độc làm hại gốc rễ – tranh giành, đấu đá, tham lam, ganh tị, v.v… Nhà Phật tập trung các thứ độc này vào ba loại độc chính (tam độc), gọi là “tham sân si” – tham lam, sân hận và si mê.

Làm thế nào để chặn đứng các thứ độc này?

Những thứ này là tư duy trong đầu ta. Cách duy nhất để chặn đứng chúng là ngừng tư duy kiểu đó. Cảm thấy mình bức xúc trong lòng vì ganh tị với đứa bạn, thì nhắc mình ngay: “Ganh tị là tồi. Ngừng ngay.” Cứ thế mà làm việc: “Tham lam là tồi. ngừng ngay.” “Giành giật là tồi. Ngừng ngay.” “Dối trá là tồi. Ngừng ngay.”

Các bạn có thể đọc cả nghìn bài trên mạng nói về tham sân si và đủ mọi phương cách diệt tham sân si. Nhưng 84 ngàn pháp môn thì cũng chỉ dẫn về một điểm này: “Tham sân si là tồi. Ngừng ngay.” Nếu bạn không “ngừng ngay” thì cả rừng kinh sách không giúp bạn được 1mm. Mọi kinh sách cũng chỉ là để bảo bạn làm một điều đơn giản: “Ngừng ngay.”

Người ta cho rằng ngừng tham sân si rất khó. Mình thực sự chẳng hiểu tại sao khó. Tham sân si không phải là một con siêu virus trong đầu bạn và bạn chẳng làm sao cho nó chết. Tham sân si chỉ là cách cái đầu bạn suy nghĩ. Muốn hết tham sân si thì bạn đơn giản chỉ cần từ chối suy nghĩ kiểu tham sân si.  “Từ chối, ngừng suy nghĩ” là điều bạn có thể làm trong một sátna, vì bạn có toàn quyền bảo cái đầu bạn suy nghĩ gì, hay ngừng suy nghĩ gì. Sátna thành Phật.

Từ bỏ tham sân si có vẻ khó chỉ vì chúng ta đã quen với tham sân si cả đời cho nên chúng ta muốn duy trì cách tư duy đó, lối sống đó, thế thôi. Thói quen nào cũng có lực hấp dẫn buộc bạn vào thói quen để giữ gìn thói quen, như là uống cà phê mỗi sáng, nghe tin tức sau khi ăn tối, đi bộ trước khi ngủ… Thói quen nào cũng tạo quán tính, để buộc ta dính cứng vào thói quen. Nhưng cái đầu bạn có đủ quyền lực để gạt bỏ quán tính này ra ngoài. Vì mọi loại quán tính cũng chỉ nằm trong đầu bạn.

Nhưng đa số người không thích thay đổi lối sống của mình, dù biết đó là không tốt – như người nghiện thuốc lá, nghiện bi da, nghiện cà phê, nghiện bóng đá…

Dù sao thì, đó là việc của riêng bạn. Bạn muốn làm gì với tinh thần và cơ thể của bạn thì bạn phải làm, và chẳng ai có thể làm giùm bạn. Bạn có thể cầu nguyện xin Chúa Phật, chư Bồ tát, chư thánh hỗ trợ bạn, đồng hành cùng bạn, để bạn có thêm hứng thú và sức mạnh để ngừng tham sân si. Nhưng “ngừng” là việc của bạn và chính bạn phải làm. Chúa Phật và các thánh chỉ có thể đồng hành và hỗ trợ.

Nếu chúng ta loại bỏ tham sân si, loại bỏ cách sống cũ, thì chúng ta có thể sống còn với cơm áo gạo tiền không?

Trước hết, gốc rễ là quan trọng. Cơm áo gạo tiền là cành ngọn. Đừng lấy việc cành ngọn để quyết định việc gốc rễ. Lấy gốc rễ để bảo đảm cành ngọn. Đừng để tư duy của mình bị distracted (chia trí, mất tập trung).

Thứ hai, nếu tinh thần bạn khỏe mạnh vững chắc thì việc cơm áo gạo tiền tự động trở thành giản dị hơn, tốt hơn và mạnh hơn rất nhiều. Đó là hệ quả tự nhiên: gốc rễ mà mạnh thì cành ngọn mạnh.

Điều cần nhớ là nếu bạn ngừng tham sân si, bạn tự nhiên yêu người hơn rất nhiều. Chúng ta vốn có trái tim yêu người, tham sân si làm trái tim đó ngợp thở. Hết tham sân si thì ta tự động yêu người trở lại. Cho nên bạn cũng luôn có thể dùng cảm xúc yêu người trong bạn để đo lường bạn đang tiến bộ đến đâu.

Mọi việc đơn giản như thế. Chẳng có gì là khó. Điều khó mà bạn chẳng thấy là “Bạn có thực sự muốn có một tinh thần vững mạnh hay không?”

Chúc các bạn luôn vững mạnh tinh thần.

Mến,

Hoành

© copyright 2022
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Vietnam wires into global electronics

EAF – 25 October 2022

Author: Suiwah Leung, ANU

Vietnam currently benefits from China’s COVID-19 lockdowns and the geopolitical tensions between the United States and China — especially in electronics manufacturing. The country flirted with its own zero-COVID-19 policy and lockdowns in 2021 but changed course quickly to have two-thirds of its population vaccinated by December 2021.

Employees pass a billboard advertisement for the Samsung Galaxy Note 7 on the way to work at the Samsung factory in Thai Nguyen province, Vietnam 13 October 2016 (Photo: Reuters/Nguyen Huy Kham)

News leaked that Apple would move its iPad production from China to Vietnam in June 2022. China’s Xiaomi also moved the production of some of its devices to Vietnam in June 2021 thanks to investments by DBG Technology, a subsidiary of Hong Kong’s DBG Electronics Investment Limited.

Samsung, an early entrant into Vietnam, invested in a US$670 million manufacturing plant in the northern province of Bac Ninh in 2014. It increased its investment to US$17.3 billion nationwide in a little over a decade. Intel, another early entrant, opened a US$1 billion semiconductor assembly and testing facility in Ho Chi Minh City in 2006. It made additional investments in 2019 and 2020, taking the total to US$1.5 billion. Indeed, all this Foreign Direct Investment (FDI) gave rise to a popular saying that ‘the US–China trade war is over and Vietnam is the winner’.

Đọc tiếp Vietnam wires into global electronics

Ông Vương Hỗ Ninh và nền tảng lý luận của Trung Quốc

H. MINH 03/11/2022 09:47 GMT+7

TTCTTrang chủ của Tân Hoa xã ngày 24-10 tràn ngập hình ảnh và tin tức về Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với hình ảnh Tổng bí thư vừa đắc cử Tập Cận Bình chiếm những vị trí áp đảo và trang trọng nhất.

Ông Vương Hỗ Ninh và nền tảng lý luận của Trung Quốc - Ảnh 1.

Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ ra mắt Đại hội 20, từ trái sang là các ông: Tập Cận Bình, Lý Cường, Triệu Lạc Tế, Vương Hỗ Ninh, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường và Lý Hi. Ảnh: Reuters

Trước đó một ngày, bài xã luận “Chung Hoa Luận”, tức do lãnh đạo cao nhất của Tân Hoa xã trực tiếp chấp bút, tựa đề: “Bảo đảm cơ bản những thắng lợi mới trên hành trình mới” đã điểm lại một loạt thành tựu phát triển của Trung Quốc trong 10 năm qua. Bài xã luận tất nhiên không quên đề cập vấn đề quan trọng nhất của Đại hội lần này. Khẩu hiệu chính trị “hai xác lập” – được ĐCSTQ thông qua từ năm 2018 – lại được nhấn mạnh: (1) xác lập vị trí hạt nhân của đồng chí Tập Cận Bình trong Trung ương Đảng; và (2) xác lập vai trò trọng tâm của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.

Đọc tiếp Ông Vương Hỗ Ninh và nền tảng lý luận của Trung Quốc

Council on Foreign Relations -Daily News Brief, Nov. 3, 2022

Top of the Agenda

Ethiopian Government Agrees to Truce With Tigrayan Rebels

After two years of fighting, the Ethiopian government and rebel Tigray People’s Liberation Front (TPLF) agreed to end hostilities (WaPo), disarm, and restore “law and order,” said Olusegun Obasanjo, the Horn of Africa envoy for the African Union (AU). The AU-mediated truce has raised hopes for an end to a war that has killed tens of thousands of people and displaced millions (Reuters).  The AU stepped in to mediate after a cease-fire declared by the government in March fell apart after five months. Obasanjo said the AU will monitor the implementation of the new peace deal, which stipulates that Ethiopia’s government will take control of Mekelle, the capital of the Tigray region, and that the TPLF will once again be recognized as a political party. Eritrea, which sent troops to fight alongside the Ethiopian government’s forces, was not part of the talks. 
Analysis

This is a huge breakthrough that involved major concessions from both sides, even if the parties punted the thorniest details to future peace talks,” the International Crisis Group’s Alan Boswell tells Reuters. “If they do stop fighting, then today will just be the start of what will surely prove a very bumpy, long, and difficult peace process.” 

“The African Union-mediated deal in Ethiopia is important for watchers of regional organizations & world order. While too early to celebrate, AU shows the way when European regional institutions are weakening or busy fighting each other,” American University’s Amitav Acharya tweets. 

For the Africa in Transition blog, CFR’s Michelle Gavin explains the challenges that have hindered the AU-mediated negotiation process.
Đọc tiếp Council on Foreign Relations -Daily News Brief, Nov. 3, 2022