Chào các bạn,
I love this song. Và mình sẽ kể cho các bạn nghe những điều mình thích trong bài hát này, ở phần cuối của bài giới thiệu.
Đây là bài hát trong phim Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà – The Hunchback of Notre Dame. Notre Dame, tiếng Pháp, nghĩa là “Đức Bà”.
Đây là phim hoạt hình năm 1996 của Disney, dựa từ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris (xuất bản năm 1828) của nhà văn Pháp Victor Hugo. Đây là nhà thờ mà ngày 15-4-2019, một ngọn lửa khổng lồ đã nhấn chìm nhà thờ, phá hủy hầu hết cấu trúc gỗ khoảng 856 năm tuổi, tháp nhọn và một phần mái vòm đổ sập xuống.
Phim bắt đầu với buổi sáng năm 1482 ở Paris, một anh Gypsy làm nghề múa rối đang kể cho các em nhỏ nghe về người rung chuông bí ẩn trong nhà thờ Đức Bà. Và anh kể gì, hãy xem clip nhé.
Người Gypsy, còn gọi là người Digan, Bohemiene. Họ bị định kiến là kiểu người lừa đảo và xấu xa. Dưới đây là phần giải thích về nguồn gốc danh từ Gypsy và nguồn gốc định kiến người Gypsy.
Theo Wikipedia: Các từ tiếng Anh Gypsy (hay Gipsy) bắt nguồn từ từ Hy Lạp Αιγύπτοι (Aigyptoi), tiếng Hy Lạp hiện đại là γύφτοι (gyphtoi), do niềm tin sai lầm rằng người Di-gan bắt nguồn từ Ai Cập (Egypt), và đã bị đày biệt xứ vì tội đã che giấu Jesus thời bé. Tên gọi này nên được viết hoa nhấn mạnh đây là một sắc dân. Theo miêu tả trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo, tiếng Pháp thời Trung Cổ gọi người Di-gan là “người Ai Cập”. Tên gọi này không được người Di-gan sử dụng và được coi là có ý xấu (cũng như “gyp” với nghĩa “lừa đảo” chỉ đến sự nghi ngờ đối với người Di-gan). Tuy nhiên, việc sử dụng từ “Gypsy” trong tiếng Anh hiện nay đã rộng rãi đến mức nhiều tổ chức người Di-gan dùng từ này trong tên của mình.
Các tài liệu Byzantine thời đầu cho rằng nhiều cái tên dùng để chỉ người Di-gan như tzigane, zincali, cigány, v.v., có nguồn gốc từ ατσίγγανοι (atsinganoi, Latin adsincani) trong tiếng Hy Lạp, dùng để chủ người Di-gan vào thời Byzantine, hay từ αθίγγανοι (athinganoi) trong tiếng Hy Lạp với nghĩa đen là những người không được chạm đến, chỉ đến một giáo pháo dị giáo thế kỉ 9 bị buộc tội sử dụng phép thuật và bói toán.
Thế nên, để tôn trọng người Gypsy, từ Gypsy trong bài được giữ nguyên, không dịch.
Trong bài hát này, mình thích câu Kyrie Eleison, tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa là Chúa thương xót.
Chúa thương xót ai? Chúa thương xót tất cả mọi người – Từ người Gypsy đến người có thành kiến với người Gypsy, từ anh gù dị dạng đến ông thẩm phán mong mỏi làm sạch thế giới xấu xa và tội lỗi đến nỗi làm chết một người mẹ vô tội…
Mình thích đoạn miêu tả ông thẩm phán:
Thẩm phán Claude Frollo mong
Làm sạch thế giới
Xấu xa và tội lỗi…
Và ông thấy tham nhũng
Khắp nơi
Trừ trong ông
Ông đam mê làm sạch thế giới đến nỗi làm chết một người mà ông cho là lừa đảo và xấu xa.
Đường vào địa ngục được lót bằng ý tốt. Thẩm phán Claude Frollo cho chúng ta thấy – chúng ta cần giải quyết các vấn đề xã hội với tinh thần vô chấp. Ví dụ tinh thần vô chấp với người tham nhũng.
Thấy người tham nhũng thì đứng lên chiến đấu vì một đất nước minh bạch. Tuy nhiên, chiến đấu với người tham nhũng mà không chấp người tham nhũng, nghĩa là, chiến đấu với tinh thần tĩnh lặng, không căm phẫn, không coi khinh, không để cơn giận với người tham nhũng làm ta mất trí khôn khi chiến đấu.
Và chiến đấu vì một đất nước minh bạch là chiến đấu mà không chấp vào lý tưởng “vì một đất nước minh bạch”, không say mê đến nỗi quyết tâm diệt đẫm máu hết tất cả người tham nhũng.
Rốt cuộc, mục đích đời ta là tĩnh lặng. Dù làm việc gì cũng phải tĩnh lặng. Đi tu cũng tĩnh lặng mà đứng lên chiến đấu cũng tĩnh lặng.
Mình cũng thích câu Ai là quái vật và ai là người? trong đoạn cuối:
Và Frollo đặt tên ác cho bé
Tên có nghĩa là nửa người nửa ngợm, Quasimodo
Đây là bí ẩn để nghĩ nếu em có thể
Rung lên, chuông Đức Bà
Ai là quái vật và ai là người?
Wow, so deep. Ai là quái vật và ai là người?
Mời các bạn cùng lắng nghe anh Gypsy kể chuyện nhé.
Kyrie Eleison,
PTH
***
1. Đoạn phim Disney The Bells Of Notre Dame
2. The Bells Of Notre Dame (Storyboard synced with soundtrack)
3. The Bells Of Notre Dame – Lyrics
4. Bells of Notre Dame (Disney’s Hunchback) METAL cover – Jonathan Young & Caleb Hyles
The bells of Notre Dame | Tiếng chuông Đức Bà |
Clopin
Morning in Paris, the city awakes Listen, they’re beautiful, no? Because you know, they don’t ring all by themselves Up there, high, high in the dark bell tower |
Clopin (người kể chuyện)
Buổi sáng Paris, thành phố tỉnh Nghe, chúng đẹp, phải không? Vì em biết, chúng không tự rung Trên đó, cao, cao trong tháp chuông tối |
Dark was the night when our tale was begun On the docks near Notre Dame Man Man Gypsy Clopin Man Clopin |
Tối là đêm khi truyện ta bắt đầu Trên bến tàu gần Đức Bà Đàn ông Đàn ông Gypsy Clopin (người kể chuyện) Đàn ông Clopin (người kể chuyện) |
Man Judge Claude Frollo Clopin Chorus Clopin Chorus Clopin |
Đàn ông Thẩm phán Claude Frollo Clopin (người kể chuyện) Hợp xướng Clopin (người kể chuyện) Hợp xướng Clopin (người kể chuyện) |
Frollo Bring these gypsy vermin to the palace of justice Guard Frollo Clopin Chorus Gypsy |
Thẩm phán Frollo Mang bọn gypsy này đến chỗ xét xử Lính canh Thẩm phán Frollo Clopin (người kể chuyện) Hợp xướng Gypsy |
Frollo A baby? A monster! Archdeacon Clopin Frollo Archdeacon Frollo Archdeacon Frollo Archdeacon |
Thẩm phán Frollo Con nít? Quái vật! Phó giám mục Archdeacon Clopin (người kể chuyện) Thẩm phán Frollo Phó giám mục Archdeacon Thẩm phán Frollo Phó giám mục Archdeacon Thẩm phán Frollo Phó giám mục Archdeacon |
Chorus Kyrie Eleison (Lord have mercy) Clopin Chorus Clopin |
Hợp xướng Kyrie Eleison (Chúa thương xót) Clopin (người kể chuyện) Hợp xướng Clopin (người kể chuyện) |
Frollo What must I do? Archdeacon Frollo Archdeacon Frollo |
Thẩm phán Frollo Tôi phải làm gì? Phó giám mục Archdeacon Thẩm phán Frollo Phó giám mục Archdeacon Thẩm phán Frollo |
Clopin And Frollo gave the child a cruel name A name that means half-formed, Quasimodo Now here is a riddle to guess if you can Sing the bells of Notre Dame Who is the monster and who is the man? Clopin and Chorus |
Clopin (người kể chuyện) Và Frollo đặt tên ác cho bé Tên có nghĩa là nửa người nửa ngợm, Quasimodo Đây là bí ẩn để nghĩ nếu em có thể Rung lên, chuông Đức Bà Ai là quái vật và ai là người? Clopin (người kể chuyện) và Hợp xướng (PTH dịch) |