Ai sẽ dừng mưa

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Ai sẽ dừng mưa là một bài hát do nhóm Creedence Clearwater Revival trình diễn, phát hành vào tháng Một năm 1970.

Bài hát được John Fogerty sáng tác. Tác giả đã chia sẻ với báo nhạc Rolling Stone vào năm 1970 rằng: “Khán giả đặt quá nhiều sức nặng vào các liên hệ chính trị trong bài hát. Họ nghĩ một bài hát sẽ cứu thế giới. Thật vô lý”.

Những bóng gió úp mở về FDR (tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt?) và Stalin (tổng bí thư Liên Xô) trong từ “mưa” đưa ra giả thuyết rằng chính trị đang ở trong tâm trí Fogerty, nhưng Fogerty nhấn mạnh ông muốn [từ “mưa” này] thành [từ] tượng trưng, không phải là [từ] dành riêng cho (chiến tranh) Việt Nam, cho Woodstock (đại nhạc hội nhạc rock lớn nhất lịch sử, tổ chức tại New York vào năm 1969, là cực điểm của văn hóa phản chiến và tinh thần tự do của giới trẻ Mỹ), hay cho năm 1969. “Kết quả là,” ông nói, “bài hát trở nên bất tận.” Đọc tiếp Ai sẽ dừng mưa

Thế giới chạy quá nhanh

Chào các bạn,

Nếu các bạn còn chậm tiêu, mình nhắc lại lần nữa: Hiện nay thế giới chuyển động có lẽ nhanh bằng 50 lần thời đầu thập niên 1980s. Một hợp đồng kinh doanh lớn thời 80s có thể cần một năm để thương thảo và ký kết, ngày nay có thể xong trong một hay hai tuần.

Và phần đông người ta chạy theo không kịp. Không chỉ là cá nhân, mà ngay cả các chính phủ cũng chạy theo không kịp. Ví dụ rõ ràng nhất là nước Mỹ. Rất nhiều cá nhân chuyển động rất nhanh và chớp nhoáng, đẩy những trào lưu văn hóa chính trị đi nhanh đến vận tốc kỷ lục, trong khi phần lớn các nhà khoa bảng trí thức và quan chức thì vẫn lẹt đẹt chạy phía sau. Và nước Mỹ trở thành hỗn loạn, vì đám chạy nhanh thao túng đất nước và làm đất nước lâm nguy, và đám trí thức và quan chức chạy sau, nhiều người sợ hãi chạy theo đám dẫn đầu, phần trí thức và quan chức còn lại thì không đủ sức chiến đấu vì vẫn chậm lụt. Và nước Mỹ hiện nay thấy rất mất phương hướng về tầm nhìn văn hóa và chính trị đường dài. Đọc tiếp Thế giới chạy quá nhanh

Giống sữa, nhưng không có bò…

XUÂN TÙNG 6/1/2022 7:05 GMT+7

TTCTTừ chỗ chỉ là sản phẩm thay thế sữa động vật, chủ yếu là sữa bò, sữa yến mạch (oat milk) đang trở thành cơn sốt thực phẩm mới nhất tại các nước phương Tây trong mấy năm gần đây, đúng vào lúc các mối quan tâm về môi trường và sức khỏe đang khiến bơ, sữa, phô mai động vật trở nên kém hấp dẫn hơn bao giờ hết.

 Ảnh: FT

Đọc tiếp Giống sữa, nhưng không có bò…

Nỗi phiền… công nghệ

XÊ NHO 3/1/2022 6:10 GMT+7

TTCTĐừng ảo tưởng công nghệ “thông minh” sẽ đem lại sự tiện dụng, thoải mái như một cây đũa thần; nó chỉ là các món đồ chơi có thể đem lại sự phiền toái và sự thất vọng.

 Ảnh: Gizmodo

P. là một người yêu công nghệ, mỗi tối đọc xong chương sách định đi ngủ, anh ước gì có thể ra lệnh cho chiếc đèn trong phòng để nó tự tắt, khỏi mất công ngồi dậy đến bấm công tắc đèn. Vì thế khi đọc thấy có loại đèn tuýp 1,2 mét tích hợp wifi, có thể điều khiển bằng điện thoại di động, P. đặt mua ngay. Đèn mang thương hiệu của một hãng trong nước nhưng ứng dụng tải về chỉ có tiếng Anh. P. đoán đây là sản phẩm của các công ty bên Trung Quốc, hãng trong nước đặt sản xuất rồi ghi nhãn của mình; còn ứng dụng thì được giao trọn gói, chưa thể Việt hóa ngay.

Đọc tiếp Nỗi phiền… công nghệ

Squid Game và “thế hệ từ bỏ” của Hàn Quốc

XUÂN TÙNG 2/11/2021 6:05 GMT+7

TTCT Trong bộ phim Hàn Quốc đình đám vừa ra mắt trên Netflix Squid Game (Trò chơi con mực), hàng trăm con nợ đường cùng tình nguyện tham gia một trò chơi sinh tử, nơi người thắng chung cuộc lĩnh hàng chục triệu đô, còn kẻ thua ngay lập tức bỏ mạng. Liệu thực tế xã hội Hàn Quốc có bế tắc đến vậy?

 Người Hàn Quốc biểu tình trong trang phục Squid Game.

Ngày 20-10, một nhóm người biểu tình đã diện đồng phục, mặt nạ lính trong Squid Game xuống đường phố Seoul nhằm yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc cải thiện tình trạng sống bế tắc của người lao động – một đề tài được đề cập xuyên suốt bộ phim. 

Đọc tiếp Squid Game và “thế hệ từ bỏ” của Hàn Quốc