Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.
Chào các bạn,
Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thi khúc “Em Cứ Hẹn” (“Ngập Ngừng”) của Thi sĩ Hồ Dzếnh và Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm.
Thi sĩ Hồ Dzếnh (1916-1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng. Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ “Quê Ngoại” với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra ông còn là một nhà văn được biết đến với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn “Chân Trời Cũ” (1942), Thạch Lam đề tựa.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Cha ông tên Hà Kiến Huân, là người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ ông tên Đặng Thị Văn, là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Ông học trung học, dạy tư, làm thơ, viết báo từ năm 1931 tại Hà Nội. Năm 1953 ông vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội tiếp tục viết báo, làm thơ. Ông là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam ngay từ buổi đầu thành lập (1957).
Truyền thuyết về tên Hồ Dzếnh của ông nếu phát âm theo giọng Quảng Đông là Hồi-Tsìu-Díng, thu gọn lại là Hồi-Díng, chắc vì khi phiên âm sang tiếng Việt hai tiếng Hồi-Díng nghe không được hay lắm nên ông đã ghi là Hồ Dzếnh. Tuy vậy những người trong làng văn nghệ vẫn cứ trêu đùa gọi ông là Hồ Dính, có người còn đặt một vế đối: “Hồ Dính dính hồ hồ chẳng dính” để thách đối. Lúc có người đối lại là: “Ngọc Giao giao ngọc ngọc không giao” (mượn tên nhà văn Ngọc Giao). Cũng có người đối lại: “Vũ Bằng bằng vũ vũ chưa bằng”, (mượn tên nhà văn Vũ Bằng), nhưng đều chưa chỉnh.
Hồ Dzếnh được truy tặng Giải Văn Học Nghệ Thuật năm 2007. Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do bệnh xuất huyết dạ dày và viêm thận.
Theo Từ Điển Văn Học (bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004) và Tuyển Tập Văn Xuôi Lãng Mạn Việt Nam 1930 -1945 (Nhà xuất bản KHXH, 1990), các tác phẩm của ông gồm có:
• Dĩ vãng (truyện vừa, 1940)
• Quê ngoại (tập thơ, 1942)
• Những Vành Khăn Trắng (truyện dài, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, 1942)
• Tiếng kêu trong máu (truyện dài, 1942)
• Một chuyện tình 15 năm về trước (ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, 1943)
• Chân trời cũ (tập truyện ngắn, 1943)[2]
• Hoa Xuân Đất Việt (tập thơ,1946)
• Cô gái Bình Xuyên (truyện vừa, 1946)
• Cuốn sách không tên (tiểu thuyết tự truyện, xuất bản sau khi mất)
Ngoài ra, ông còn cho đăng nhiều thơ, truyện ngắn trên các báo cùng với các vở kịch đã công diễn, nhưng chưa xuất bản.
Đặc biệt, bài thơ “Chiều” của ông đã được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc cũng khá nổi tiếng. Bài thơ “Ngập Ngừng” của ông cũng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Anh Bằng (Anh Cứ Hẹn), Hoàng Thanh Tâm (Em Cứ Hẹn)…
“Ngập Ngừng” là một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh, nằm trong tập thơ: “Quê Ngoại”, xuất bản năm 1943.
“Cỗ Bài Tam Cúc” là một bài thơ tình khác của ông cũng nổi tiếng không kém.
Trong “Lời giới thiệu” Tuyển tập Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc, Nhà xuất bản Văn Học 1988, nhận định: “Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ “Chân Trời Cũ” và “Quê Ngoại”, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài”.
Chính nhờ vào ý tưởng mới lạ, độc đáo của bài thơ, nên thi phẩm này đã gây một ấn tượng sâu đậm trong lòng người yêu thi ca, và được phổ biến rộng rãi qua nhiều thế hệ.
Không chỉ xuất hiện trong thi ca, không khí bàng bạc tính chất lãng mạn và thi vị của Ngập Ngừng còn loan tỏa sang cả lĩnh vực âm nhạc, với những nhạc phẩm phổ nhạc, lấy ý hoặc từ ngữ từ những câu trong bài thơ như: “Anh Cứ Hẹn” của Anh Bằng, “Chuyện Hẹn Hò” của Trần Thiện Thanh, “Ngập Ngừng” (Em Cứ Hẹn) của Hoàng Thanh Tâm, càng giúp cho tác phẩm của nhà thơ Hồ Dzếnh đi sâu hơn vào lòng người thưởng ngoạn nghệ thuật nói chung, hay thế giới thơ của Hồ Dzếnh nói riêng.

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm sinh ngày 14 tháng 4 năm 1960 tại Sài Gòn, anh là thứ nam của ông Hoàng Cao Tăng, cố giám đốc Đài Phát Thanh Pháp Á (Radio France Asie). Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ sau 1975, có những ca khúc đi sâu vào lòng người, và được xếp loại chung với những sáng tác của các thế hệ đàn anh trước 1975.
Với hơn 60 tác phẩm sáng tác trong khoảng 3 thập niên từ 1980-2009, trong số đó có những nhạc phẩm nổi bật như: “Tháng Sáu Trời Mưa”, “Lời Tình Buồn”, “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Ngập Ngừng”, “Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi” vv…, đã đem tên tuổi Hoàng Thanh Tâm đến với mọi tầng lớp khán thính giả khắp nơi, giúp anh có một chỗ đứng vững chãi trong làng âm nhạc Việt Nam.
Nghệ danh Hoàng Thanh Tâm là tên thật của nhạc sĩ, anh tự học nhạc qua sách vở, và đã biết sử dụng đàn guitar thành thạo từ nhỏ. Hoàng Thanh Tâm đã bắt đầu chập chững viết những note nhạc đầu tiên vào lúc 13 tuổi tại Sài Gòn, phổ nhạc thi phẩm “Cô Hái Mơ” của thi sĩ Nguyễn Bính, và đã hoàn chỉnh nhạc phẩm này tại Canberra, Úcvào năm 1987, sau khi ra mắt album đầu tay “Tình Khúc Hoàng Thanh Tâm” với chủ đề “Lời Tình Buồn” tại Hoa Kỳ năm 1986.
Sau khi tốt nghiệp trung học tại trường Pétrus Ký, Hoàng Thanh Tâm vượt biên đến đảo Pulau Bidong, Mã Lai và được hội từ thiện Caritas bảo lãnh sang Bỉ năm 1979.
Anh đã theo học ngành Tin học (L’informatique) 3 năm tại trường Đại học Tự do Bruxelles và một lần nữa anh lại di cư sang Úc Đại Lợi vào năm 1982, và định cư luôn tại Úc cho đến bây giờ…
Trong 3 năm ở Bruxelles, Hoàng Thanh Tâm đã viết rất nhiều ca khúc về những nỗi nhớ thương quê nhà, cho những cuộc tình dang dở của anh, và nỗi cô đơn buồn tủi trên xứ người. Điển hình là những nhạc phẩm như: “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Đêm Tha Hương”, “Dáng Xưa”, “Xuân Mơ”, “Đêm Hoàng Lan” (phổ thơ Trần Dạ Từ), “Lời Cho Người Tình Xa”, “Tìm Em” vv…
Nhạc phẩm đầu tay anh viết tại hải ngoại là nhạc phẩm “Trả Lại Thoáng Mây Bay” đã được ca sĩ Lệ Thu trình bày lần đầu tiên trong băng nhạc “Thu Hát Cho Người” do chính Lệ Thu thực hiện năm 1982.
Qua Úc năm 1982, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã sống 6 năm đầu tại thủ đô Canberra. Trong thời gian này, anh có rất nhiều hứng khởi sáng tác, và đã tiếp tục viết rất nhiều tình khúc, cũng như phổ nhạc nhiều bài thơ nổi tiếng của các thi sĩ thời tiền chiến và cận đại như “Tháng Sáu Trời Mưa” & “Cần Thiết” của Nguyên Sa, “Áo Trắng” & “Buồn Đêm Mưa” và “Tự Tình” của Huy Cận, “Ngập Ngừng” (Em Cứ Hẹn) của Hồ Dzếnh, “Đây Thôn Vỹ Dạ” và “Giọt Lệ Tình” của Hàn Mặc Tử, “Một Mùa Đông” của Lưu Trọng Lư, “Đêm Trăng” của Xuân Diệu, “Một Tháng Giêng” (Đêm Hoàng Lan) và “Tình Tự Mưa” của Trần Dạ Từ, hoàn chỉnh thi phẩm “Cô Hái Mơ” của Nguyễn Bính vv…
Sau khi qua Mỹ năm 1986 để thực hiện album đầu tay “Lời Tình Buồn” và album thứ hai “Khúc Nhạc Sầu Cho Em” năm 1987 do trung tâm Giáng Ngọc của Lê Bá Chư phát hành, anh trở về Úc và chuyển về sinh sống ở Sydney năm 1988.
Thi phẩm “Ngập Ngừng” (Thi sĩ Hồ Dzếnh)
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân.
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: gớm, làm sao nhớ thế!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi, tình có nghĩa gì đâu,
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa,
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa,
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi,
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách – cố nhiên – nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,deo
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…
Thi khúc “Em Cứ Hẹn” (Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm)
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Để lòng buồn anh dạo khắp quanh sân
Nhìn trên tay điếu thuốc cháy lụi dần
Anh sẽ nói: “Gớm sao mà nhớ thế!”
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi! Tình nghĩa có gì đâu !
Nếu là không lưu luyến buổi ban đầu
Thuở ân ái mong manh nhưng nắng lụa
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Để ngày mai tình ái mờ hoa sương
Anh sẽ trách cố nhiên nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi em hãy gắng quay về
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Thư viết đừng xong thuyền trôi chưa đỗ
Cho nghìn sau lơ lửng đến nghìn xưa
Dưới đây mình có bài:
– HỒ DZẾNH – THƠ
Cùng với 4 clips tổng hợp thi khúc “Em Cứ Hẹn” do các ca sĩ trong nước và hải ngoại diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn,
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
(Thu Tứ)
Ngập ngừng Duyên ý Lặng lẽ Lỡ đò Mùa thu năm ngoái Hà Nội sang thu Đợi thơ Chiều Rằm tháng giêng Trở lại Tưởng chuyện ngàn sau |
“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”! Ô hay, Hồ Dzếnh làm sao thế? Ai nấy đều cứ hễ yêu là muốn “em” đến ngay lập tức rồi mọi việc đến đâu thì đến, sao ông lại muốn ngược đời?Thi sĩ bảo thế cho ngày mai còn đẹp, cho tình khỏi mất vui. Sao ông không nghĩ ngày mai có thể sẽ đẹp hơn, tình có thể sẽ vui hơn, nay ta hẹn mai ta… hò?! Ông vốn bi quan, yếm thế chăng? Hay sở dĩ ông muốn “tình (…) hỏng câu thề”, muốn “đời (…) dang dở”, là cốt để được tha hồ nhớ? Nhớ để mà làm thơ!
Thơ quả có hay làm bằng nhớ. Nhưng tha thiết tạo vốn sáng tác đến mức nài nỉ “nếu trót đi, em hãy gắng quay về”, thì ngoài Hồ Dzếnh hình như chưa ai… Người nghệ sĩ tận tụy ấy hiền lành, khiêm tốn lắm: không “chọn nắng, cầu mưa”, mà “vui lòng sống trong im”, vui lòng yêu chỉ để “làm thơ, đủ rồi”! Hiền với khiêm với bi quan, chắc cơ bản tính người. Ngoài ra, chợt nghĩ rất mơ hồ: Hồ Dzếnh có đến hẳn một nửa máu Tàu, tức nhiều máu “ngoại” hơn bất cứ văn thi nhân nổi tiếng nào khác của ta, không biết liệu điều đó đã có làm cho ông tự nhiên hơi rụt rè một chút trong những sinh hoạt xã hội trên đất nước này chăng? Máu với huyết mà làm gì. Quan trọng, là con người có thuộc vào văn hóa Việt Nam hay không. Qua những vần thơ, những trang văn, Hồ Dzếnh đã chứng tỏ được điều ấy. Cho nên bây giờ đọc lại, thấy bâng khuâng nhớ tưởng một tâm hồn và một tài năng… Ngập ngừng Trước Hồ Dzếnh chừng trăm rưởi năm, ở phường Bích Câu “có Trần công tử tên là Tú Uyên” cũng đứng chờ “em” mà mãi chẳng thấy em đâu: “Trông mong đã trót giờ lâu, Công tử ấp cây sợ ấp nữa sẽ hóa… quê một cây, nên đành “thơ thẩn ra về”, chân bước mà óc “dở tỉnh dở mê”, nửa tin chắc có chuyện gì nửa ngờ đã bị em cho… leo cây! Ghét leo cây như Trần Tú Uyên là bình thường, còn cầu “được” leo như Hồ Dzếnh thì từ “nghìn xưa” đến năm 1942 không thấy ai mà từ dạo ấy đến “nghìn sau” chắc lúc nào cũng hiếm… ——– Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Duyên ýĐâu có phải hễ cứ thi sĩ thì “ngập ngừng” như Hồ Dzếnh nhỉ.[2] Trông Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương xem: ai nấy đều hoặc “giục giã”[3) “búp lên hoa” sơm sớm hoặc khóc tới khóc lui khóc đi khóc lại vì muốn quá mà búp không lên được hoa, chứ có ai đã thấy búp rồi mà lại cầu Trời “cho tôi thoáng cảm mùi nhang, hình dung xa vắng cung đàn rồi thôi” đâu! Ờ, nhưng dù vội vàng dù không, dù được thấy hoa dù không, rốt cục thi sĩ nào cũng ưa trầm trồ, ve vuốt nhất cái “buổi sơ đầu lưu luyến”, cái “thuở ân ái mong manh như nắng lụa”.[4) Dù bao nhiêu “buổi”, thường chỉ riêng buổi ấy rồi mới “lên thơ“. ——– Đừng buồn nhưng cũng đừng vui, Chập chờn bướm nửa, hoa đôi, Đừng buồn nhưng cũng đừng vui, Lặng lẽ“Tôi” yêu hiền lành, khiêm tốn, dễ thương quá. “Tôi” dễ thương, chứ không ngây thơ đâu nhé. Vì “… để tin tưởng mãi rằng đời dễ tin” nghĩa là tôi biết đời vốn… khó tin. Đời có sao cũng chẳng sao, vì tôi yêu chỉ để “làm thơ, đủ rồi”! ——— Tôi không chọn nắng, cầu mưa, Đời tình: hoa thắm thêu duyên, Em là “người ấy” hay cô, Tôi tin người để tin tôi, Tôi vui lòng sống trong im, – Yêu là khó nói cho xuôi, Bởi ai hiểu được sao trời lại xanh? Lỡ đò“Sông xuân thao thiết màu xanh”… Tra thử từ điển Hán Việt, thấy “thao thiết” có nghĩa “làm việc quá gắt gao, quá nóng nảy”. Thế thì cũng như bao nhiêu từ Hán Việt khác, thao thiết trong câu thơ Hồ Dzếnh là tiếng Tàu đã Việt hóa rồi: sông xuân vẫn “lo” chảy nhưng không căng không sốt ruột… “Chuyến đò thứ nhất” lỡ thì còn chuyến hai, chuyến ba…, sao đời mới lỡ có một chuyến mà “anh” đã bi quan thế, hả “anh”? ——— Nhà em ở cách hai sông, Không nắng không mưa, không nóng không lạnh, không nồm không bấc, chỉ êm êm, dìu dịu, hiu hiu suốt ngày (và suốt đêm), cái thời tiết như thế mà không “nhớ nhung” thì thật phí quá! Trời đã “sinh” thời tiết thích hợp; trời lại sinh “năm ngoái” với “chốn xa” cho “tình xa lăm lắm” về cả thời gian lẫn không gian, cho “tôi” tha hồ nhớ… Thi sĩ say nhớ, rồi tưởng tàu cũng nhớ say như mình mà chạy “chậm quên ga”! ——— Trời không nắng, cũng không mưa, Đâu hình tàu chậm quên ga, Tôi đi lại mãi chốn này, Dưới chân, mỏi lối thu vàng, Hà Nội sang thuHai câu đầu trong Hà Nội Sang Thu (1980) gần giống hệt hai câu đầu trong Mùa Thu Nãm Ngoái (1942). Thì thu Hà Nội có đổi mấy đâu, mà sao không dùng lại được đôi câu thơ thu Hà Nội? Chẳng những thu vẫn thế, mà người làm thơ chắc cũng vẫn thế, vẫn hay nhớ nhớ nhung nhung… “Em” về trong hồn Hồ Dzếnh lúc “Hà Nội giao mùa” nãm 1980, em ấy có phải một em “tiền chiến”? Bốn chục nãm trời, trong khoảnh khắc như mới hôm qua… ——— Trời không nắng cũng không mưa Nghĩ cũng lạ. Tên người tên đất ở đâu đâu, chữ nghĩa ở đâu đâu, thế mà lại “cảm”. Nghĩ cũng không lạ. Vì tuy ở đâu đâu tới, nhưng đã “hóa” lâu rồi. Chẳng hạn, thao thiết Tàu “gắt gao, nóng nẩy” đã hóa thành thao thiết Việt bớt gắt, bớt nóng… Thơ chỉ là từng cặp, từng cặp lục bát “rạc rời vó ngựa quá quan”, thế mà cứ lẩn quẩn trong hồn người đọc, chẳng “linh” mà được thế sao. ———- Phút linh cầu mãi không về, Tô Châu lớp lớp phù kiều, Rạc rời vó ngựa quá quan, Biển chiều vang tiếng nhân ngư, Nhớ thương bạc nửa mái đầu, Buồn Tư Mã, nhớ Chiêu Quân, Phút linh cầu mãi không về, ChiềuChiều, tất nhiên là… nhớ! Hồ Dzếnh có lần ghi cái “nhớ chiều” của mình thành một bài thơ đầy chất nhạc (theo Thạch Lam). Bài thơ rồi được Dương Thiệu Tước phổ thành ca khúc. Trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ, thơ thơ nhạc nhạc, tha hồ cho “sầu vạn cổ chất trong hồn” người đọc, người nghe! ——— Trên đường về nhớ đầy Tôi là người lữ khách Rằm tháng giêngHồ Dzếnh lại về “Chân trời cũ“. Cũ lắm, vì vào “ngày xưa còn nhỏ” ấy, “chị tôi vào lễ trong chùa” bị “trai trẻ” trêu, “vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi”! Thời gian chỉ một chiều, tất cả mọi người đều phải bước về phía tương lai. Đa số thường bước hướng mặt về phía trước, bước tới tương lai. Có một số ít lại thường bước hướng mặt về phía sau, tức bước lui về tương lai! ——— Ngày xưa còn nhỏ, ngày xưa Trở lạiHồ Dzếnh hình như đi chưa xa, thế mà trở lại “xứ bâng khuâng” cũng không tài nào được. Thực ra có ai về đó được đâu. Người tha hồ “lui hồn lại”, nhưng đời không có số de, lúc nào cũng hùng hục “lăn trầm” tới mà thôi…[5) ——— Trời trong đến nỗi không mây, Những người tôi vẽ chưa xong, Con người tôi gọi bằng Em, Tưởng chuyện ngàn sauĐáy huyệt trông lên Húp mấy thìa cháo lú cho quên, còn đi đầu thai mau mau, hồn hỡi hồn ơi! ——— Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau, (2) HD có bài Ngập Ngừng. (3) XD có bài Giục Giã. (4) Lời trong bài Ngập Ngừng. (5) Trịnh Công Sơn có ca khúc tên Vết Lăn Trầm. |
oOo
Ngập Ngừng (Hồ Dzếnh) – Nghệ sĩ Ngọc Sang diễn ngâm:
Em Cứ Hẹn – Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm:
Em Cứ Hẹn – Ca sĩ Hương Lan:
Em Cứ Hẹn – Ca sĩ Hoài Nam:
Mời các bạn vào link dưới đây để thưởng thức thi khúc “Em Cứ Hẹn” do ca sĩ Mạnh Quỳnh trình bày: