Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy

Chào các bạn,

“Một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp”. Câu này nhiều người thường hiểu là “lời nói chắc như đinh đóng cột”.

Nhưng, ý đúng của nó là “lời nói đã nói ra rồi thì đi theo gió thoảng mây bay, và người nói không thể rút lời mình lại được”. Ý của tiền nhân là cảnh báo chúng ta về sự cẩn thận với lời nói của mình. Một lời nói ra, dù tốt hay xấu, hiền hay dữ, đều cứ như vậy mà bay đi để làm đẹp cho người hay gây khổ sở cho người. Và ta không thể tránh được hậu quả đó.

Đó là luật nhân quả.

Cho nên các bạn, hãy nhớ đến luật nhân quả này trước khi ta thốt ra lời nào.

Chúc các bạn luôn cẩn trọng với lời nói.

Mến,

Hoành

© copyright 2015
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 8 thoughts on “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”

  1. Hi anh Hoành,
    Sự trải nghiệm của anh thật tuyệt vời, căn bản là anh đã hiểu khá rõ bản chất của “vũ trụ” với kinh nghiệm từ chúa – phật. Thật mừng là anh đã truyền đi cái hiểu biết ấy mà em nghĩ có lẽ đã thất truyền từ lâu (em hơi mê võ học 🙂 ). Dù là em chưa có được sự nhạy cảm như anh nhưng em vẫn phải gánh luật nhân quả của cuộc sống, và đôi khi dễ bị lạc đường. Em thật cảm ơn “ngọn đuốc” từ anh, mong là anh sẽ luôn khỏe mạnh và truyền đạt cho chúng em thật nhiều kinh nghiệm hay nữa!
    Chúc anh và gia đình thật nhiều sức khỏe ạ!

    Thích

  2. Chào anh Hoành,
    Nhân tiện vừa mới giảng cho con tôi về câu nói trên, nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, nên xin góp ý với Anh thế này: câu nói trên người Việt mình dùng theo ý nghĩa khác, mục đích là để cho người đối diện, người nghe, biết là mình, người đã nói một chuyện gì đó, sẽ giữ lời, không nói đi hay nói lại để thay đổi ý của họ đâu. Chỉ như vật thôi, tôi nghĩ không có gì hơn nữa, cũng không dính gì đến đạo Phật đâu. Xin chia sẻ với Anh, không có ý gì khác, nhất là không tranh, không cải. Thành thật.

    Thích

  3. Cám ơn anh Định,

    Mình cũng đồng ý điểm của anh là đã nói ra rồi thì “không nói đi nói lại”. Đó là điều mình nói “lời nói chắc như đinh đóng cột”.

    Các nghĩa khác, nếu anh không thích thì không dùng. Nhưng ý tưởng của chữ nghĩa thì thường là có nhiều hơn là chỉ một nghĩa.

    Mến,
    Hoành

    Đã thích bởi 1 người

  4. Hello anh Hoành ,
    Tôi xin có một góp ý nhỏ với Anh , là :” … tứ mã nan truy” không phải là 4 con ngựa đuổi không kịp , bởi lẽ một lời nói ra thì xe sport cở Ferrari , Lamborghini , công suất vài trăm ngựa (mã lực – horse power) , đuổi cũng không được luôn … kakaka …
    “tứ mã” ở đây là ngựa tứ , một giống ngựa của người Mông Cổ , rất khoẻ , dai sức và chạy nhanh , ngày xưa Thành Cát Tư Hản đã từng làm mưa làm gió trên chiến trường , thậm chí thôn tính tới Trung Đông , một phần cũng nhờ có giống ngựa nầy , ngày trước năm 75 , những con ngựa đua của trường đua Phú Thọ , Sài Gòn , là hậu duệ của giống ngựa tứ Mông Cổ …
    Ngựa tứ dáng nhỏ chứ không to lớn như ngựa của police Mỹ – Canada , hay những con ngựa kéo xe chở du khách ở những khu phố cổ , như Montreal , Quebec , Washington DC v.v.
    Một chút hiểu biết chia sẽ vớ Anh
    Có lẽ Tôi với Anh cũng đồng trang lứa , và Tôi sống cũng không xa Anh là mấy , chỉ độ chừng … 10 giờ lái xe suôi nam !?!
    Bởi vậy sống ở đây đã 30 năm mà Tôi chưa từng lại qua Washington xem hoa anh đào , mà thường chỉ ngắm hoa ở 2 cây trong vườn nhà tôi thôi …hihihi…

    Thích

  5. Chào bạn Phan Sỹ.

    Mình nghe câu đó từ hồi còn nhỏ xíu, và từ đó tới lớn luôn nghe câu đó thường xuyên. Nó có vẻ như là một câu nói thông dụng, một loại thành ngữ phổ thông từ xa xưa, có lẽ chẳng ai biêt xuất xứ từ đâu. Mình nhớ là trong các truyện kiếm hiệp, như truyện Kim Dung, thỉnh thoảng cũng thấy có dùng (Nhưng, chẳng biết đó có trong bản truyện nguyên thủy, hay là do người dịch tiếng Việt dùng).

    Nếu Sỹ tìm ta được gốc gác của nó thì cho mình biết với.

    Mến,

    Hoành

    Thích

  6. cảm ơn bác Hoành đã trả lời bình luận của em!
    câu nói “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” bây giờ được hiểu như là một câu thành ngữ, tuy nhiêu nếu xét về nguồn gốc, theo tìm hiểu của em thì nó xuất phát từ thời Xuân Thu, Trung Hoa. Khổng tử đã dạy cho các học trò của mình. Trong Tứ Thư, sách Luận Ngữ, chương 12 Nhan Uyên 8, có trình bày cuộc thạo luận của Cức Tử Thành và Tử Cống có chép câu có liên quan tới câu nói ta đang bàn tới. Tử Cống nói: “Tích hồ, Phu tử chi thuyết quân tử dã, tứ bất cập thiết! …” ý nói : Lập thuyết sai làm thì có hại cho học thuật đời sau. một lời sai đã nói ra thì xe tứ mã khó mà đuổi kịp. em thiết nghĩ, sẽ còn có những sách khác nói tới, kiến thức nông cạn em chỉ mới tìm tới đó, nêu bác biết xin khai sáng thêm cho em trong tinh thần mộ mến học thuật triết Đông phương. thân ái!
    Phan Sỹ

    Thích

  7. Cảm ơn Phan Sỹ. Vậy thì ta cứ tạm cho là câu đó có gốc trong Luận Ngữ. Mình chẳng có bản Luận NGữ đầy đủ nên cũng chưa thể đọc hết để mà kiểm chứng. Nhưng ít ra có chút nguồn gốc còn hơn không.

    Điều khác có liên hệ chút đỉnh là “tứ mã” ngày nay có nghĩa là gì?

    Nếu nói là xe tứ mã như thời Xuân Thu thì e rằng không hay mấy, vì xe tứ mã chẳng có nghia là chạy nhanh hơn một ngựa, mà thường là chậm hơn vì có xe cồng kềnh hơn là một người một ngựa, hay một ngựa không người.

    Mình có cảm tưởng ngày nay nên hiểu là một lời nói ra, đi khắp bốn phương trời, có bốn ngựa chạy bốn hướng đuổi theo lời (để lấy lại) thì cũng chẳng kịp.

    Đương nhiên đây là ý (sáng tạo) của mình. Nhưng mình nghĩ là ngôn ngữ nên đi theo thời thế thay vì chết cứng.

    Vài lời chia sẻ với bạn cho vui.

    Mến,

    Hoành

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s