Tân Nhạc VN – Ca Khúc Vượt Thời Gian – “Những Chiều Không Có Em”, “Tình Ca Người Đi Biển”

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn các ca khúc “Những Chiều Không Có Em”, “Tình Ca Người Đi Biển” của Nhạc sĩ Trường Hải.

Nhạc sĩ Trường Hải tên thật là Tạ Trường Hải, sinh năm 1938 tại Sóc Trăng. Năm 18 tuổi, ông cùng một người bạn là NS Thanh Sơn lên thủ đô Sài Gòn để dấn thân vào đường nghệ thuật. NS Thanh Sơn thi đậu hạng nhất giải hát của Đài Phát Thanh Sài Gòn năm 1960 và NS Trường Hải đoạt giải nhì vào năm 1961 với bản “Gặp Nhau” của NS Hoàng Thi Thơ. Continue reading Tân Nhạc VN – Ca Khúc Vượt Thời Gian – “Những Chiều Không Có Em”, “Tình Ca Người Đi Biển”

Chẳng có gì hiện hữu ?

Chào các bạn,

Câu truyện Thiền sau đây giải thích “có không, không có” của Bát Nhã Tâm Kinh.”

    Chẳng có gì hiện hữu

    Yamaoka Tesshu, lúc còn là một thiền sinh trẻ, thăm hết thiền sư này đến thiền sư nọ. Chàng đến thăm Dokuon ở chùa Shokoku.

    Muốn chứng tỏ là mình đã ngộ, Yamaoka nói: “Tâm, Phật, và mọi sinh linh, rốt cuộc, đều không hiện hữu. Bản chất thật của mọi hiện tượng là không. Không có đạt đạo, không có ảo ảnh, không có thánh nhân, không có phàm phu. Không có bố thí, không có nhận bố thí.” Continue reading Chẳng có gì hiện hữu ?

Chỉ thay đổi chỗ ở

Chào các bạn,

Sống giữa anh em Buôn Làng mình cảm nhận anh em Buôn Làng đón nhận sự ra đi về cõi vĩnh hằng của những người thân một cách thật bình an nhẹ nhàng. Mình nhớ khi mới về Buôn Làng đám tang đầu tiên mình tham dự là đám tang của bố Páo ở cạnh nhà mình.

Khi gia đình có người mới qua đời cách bài trí trong nhà rất đơn giản, người mới qua đời được đặt nằm trên một chiếc chiếu giữa nhà để cầu nguyện, cũng như cho anh em Buôn Làng gần xa đến viếng thăm lần cuối. Đến lúc di quan vào nhà thờ giáo xứ để dâng thánh lễ lần cuối cùng, quang cảnh trong nhà thờ cũng không khác gì những ngày có thánh lễ bình thường. Có khác chăng là tấm áo quan của người đã ra đi được đặt ở giữa lối đi chính giữa nhà thờ gần cung thánh, Continue reading Chỉ thay đổi chỗ ở

Áo chàm trẩy hội giữa Sài Gòn – Ảnh sinh hoạt hằng ngày – Nov. 12, 2015

Xem toàn bộ Gallery

“ Anh nhớ mãi ngày gặp em, cô gái Tày đẹp xinh với sắc áo Chàm đẹp xinh, mà giọng hát nghe sao thiết tha dịu êm…” giọng ca của hai nghệ sỹ Xuân Ái và Dương Liễu bất chợt vang lên từ quán cà phê ngay con hẻm nhỏ. Trời sắp đổ mưa, giao thông giờ cao điểm lại hỗn loạn hơn bao giờ hết. Luồn lách giữa đám đông tôi vội vã  ghé quán cà  phê “Cảm Xúc” trên đường Nguyễn Đình Chiểu – quận 3 để thưởng thức làn điệu Hát Then – Đàn Tính đặc trưng của dân tộc Tày Nùng mà hi hữu lắm mới được vang lên giữa Sài Gòn tấp nập.

Bên li cà phê, liên khúc hát Then – Đàn Tính ngọt ngào, du dương, vội mở laptop nhìn, ngắm và nhớ Hội trại Offline Tày Nùng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI mà tôi may mắn được tham gia. Dường như cơ duyên sắp đặt, quán  mang tên “ Cảm Xúc” và đưa tôi về cảm xúc vẫn còn vẹn nguyên cách đây một tuần. Continue reading Áo chàm trẩy hội giữa Sài Gòn – Ảnh sinh hoạt hằng ngày – Nov. 12, 2015

Religion and Human Rights: The challenges of universalism and cultural particularism

Eleanor Roosevelt, the first chairperson of the UN Human Rights Commission and a driving force behind the drafting of the Universal Declaration of Human Rights, holds the finished document. Courtesy of Wikimedia.

Tuesday 10 December 2013 is World Human Rights Day, marking the 65th anniversary of the United Nations General Assembly vote to adopt the Universal Declaration of Human Rights. In recognition of this milestone, this week The Religion Factor features a series of reflections from scholars and practitioners on the relationship between religion and human rights, particularly in developing contexts. In today’s post, Erin Wilson reflects on the debate over whether human rights really are universal and the role that religions can play in relating values and rights from their particular cultural contexts to the universal and back again.

Continue Reading on CVD

Khoảng trống chữa trị rối loạn lo âu, trầm cảm

30/06/2015 20:48 GMT+7

TTO – Một tỉ lệ rất đáng lo: đến 20-25% người lớn được khảo sát ở Đà Nẵng, Khánh Hòa dương tính với các vấn đề sức khỏe tâm thần, 16-18% trong số đó liên quan đến rối loạn trầm cảm, lo âu.

Theo giới chuyên môn, nếu không điều trị sẽ nặng dần và biểu hiện tồi tệ nhất là lập kế hoạch tự tử hoặc tự tử thật. Tuy nhiên do quá thiếu bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần, người dân ngại đi “bệnh viện tâm thần” nên đang tồn tại một khoảng trống lớn trong chăm sóc chữa trị căn bệnh này ở VN.

Đọc tiếp trên CVD

Chợ nổi đang ‘chìm’

06/09/2015 08:00

TNLà “tài nguyên” du lịch lớn của ĐBSCL nhưng gần đây, nhiều du khách đến chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) đều có chung cảm nhận: sản phẩm nghèo nàn, bán buôn nhàm chán, môi trường mất vệ sinh.

Chợ nổi Cái Răng không còn sầm uất như xưa, chỉ còn thưa thớt những cây “bẹo” tiếp thị hàng
Chợ nổi Cái Răng không còn sầm uất như xưa, chỉ còn thưa thớt những cây “bẹo” tiếp thị hàng

“Mới có mấy năm mà chợ thay đổi nhiều quá. Hàng hóa giờ sao toàn thấy khoai, sắn, bắp cải”, ông Lê Văn Sơn, một du khách từ tỉnh Hải Dương đến Cần Thơ lần thứ 2, nói với vẻ thất vọng. Ông Sơn cho biết, lần đầu vào ĐBSCL cách đây 6 năm, ông đã “chết mê chết mệt” với không khí nhộn nhịp của chợ nổi và vẻ đẹp hút hồn của bình minh trên sông. Vì vậy trong lần trở lại này cùng gia đình, ông Sơn rất háo hức giới thiệu vẻ đẹp sông nước ấy với người thân. Ông chọn tour tham quan là chợ nổi Cái Răng và vườn trái cây Ba Cống (Q.Cái Răng, Cần Thơ). Nhưng trái với hình dung của ông Sơn, lần này, mọi thứ đã thay đổi, chợ nổi Cái Răng bây giờ không còn tấp nập như trước, tàu du lịch cũng thưa hẳn.

Đọc tiếp trên CVD

“Luật sư chân đất” của công nhân

() – Số 247 LÊ TUYẾT – 9:8 AM, 27/10/2015

Anh Trịnh Văn Lợi – “luật sư chân đất” của công nhân

Từng là công nhân, bị chủ doanh nghiệp buộc thôi việc trái pháp luật đến 2 lần, gần 10 năm đi kiện và nhận gần chục bản án, nhưng anh Trịnh Văn Lợi không thấy đó là bi kịch của đời mình. Trái lại, anh xem khoảng thời gian đó như một khóa đào tạo kiến thức pháp luật, kỹ năng đi kiện để anh giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ. Công nhân Đồng Nai, Bình Dương thân mật gọi anh là “luật sư chân đất” của họ.

Cách đây 20 năm, anh Trịnh Văn Lợi rời quê Nam Định vào Đồng Nai lập nghiệp. Trồng mía, làm ruộng, nuôi heo… đều trải qua, nhưng chẳng đủ sống. Vốn có nghề mộc, anh nộp hồ sơ xin làm công nhân cho Cty Xích K. (KCN Amata, Đồng Nai).

Đọc tiếp trên CVD

Tư duy tích cực mỗi ngày