Tân Nhạc Việt Nam – Nhạc Vàng

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Nhạc Vàng trong Tân Nhạc Việt Nam.

Nhạc Vàng là tên gọi dòng tân nhạc Việt Nam ra đời trong thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu nhẹ nhàng (bolero, rumba, ballade…). Đặc trưng của dòng nhạc này là lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của những cá nhân bình thường. Đọc tiếp Tân Nhạc Việt Nam – Nhạc Vàng

Đang có hứng

Chào các bạn,

Có lẽ nhiều bạn đã có kinh nghiệm này. Mỗi chúng ta đều có những cơn hứng làm gì đó – làm thơ, viết luận án, research – và khi có hứng như vậy chúng ta rất say mê và rất sáng tạo.

Khi cơn hứng đến như vậy thì nguồn sáng tạo của ta chảy rất mạnh, vậy thì cứ làm việc với cơn hứng, đừng bỏ ngang để làm việc khác chỉ vì mình đã lên lịch làm việc khác rồi. Trừ khi bạn bắt buộc phải làm việc khác, không bỏ ngang được, hoặc chỉ ngưng một chút để đi vào văn phòng hay rời văn phòng về nhà để làm tiếp và dòng sáng tạo của bạn không bị cắt, bỏ ngang thường cắt đứt dòng sáng tạo quý giá của mình. Đọc tiếp Đang có hứng

Anh em Buôn Làng buồn

Chào các bạn,

Sống giữa anh em Buôn Làng mình luôn cảm nhận rất rõ một điều: Anh em Buôn Làng trong mọi hoàn cảnh luôn lạc quan an bình, kể cả khi trong gia đình có người thân như chồng vợ, con cái hoặc bố mẹ đi về với ông bà, mình đến chia sẻ với gia đình và anh em Buôn Làng luôn nói với mình:

– “Nó không muốn ở với mình, nó muốn đi với ông bà, mình cầu mong cho nó đi vui vẻ.” Đọc tiếp Anh em Buôn Làng buồn

Nhớ Thời Học Trò Tập Tành Cà phê, Thuốc Lá

Tản Văn, Phạm Nga

Vậy đó, bỗng nhiên mà họ lớn… (Huy Cận)

1.
Vào cuối thập niên 60, khi học đến các lớp đệ Nhị rồi đệ Nhất, đám học sinh trường Pétrus Ký tụi tôi ít nhiều đã có vẻ người lớn hơn, chững chạc hơn. Trong sân trường, duy nhất kiểu đồng phục quần xanh/áo trắng không cá tính, mấy anh lớp lớn dù có nhỏ con đi nữa trông vẫn “người lớn” hơn bọn nhócđàn em học đệ nhất cấp.

Nói là “người lớn hơn” bởi về mặt ngoại hình, dễ thấy là đứa nào cũng lún phún ở mép miệng vài sợi có thể gọi là râu để tập làm quen với dao cạo. Còn về tâm tư, tình cảm, có nhiều đứa ban đầu kín bưng như mèo dấu kít, lâu sau cũng tiết lộ nửa vời với thiên hạ rằng mình đã mần được vài bài thơ kiểu chiều buồn thư viện, ghế đá công viên, thân phận tóc xanh … và trịnh trọng thông báo sắp đi họp với một thi văn đoàn, một nhóm thơ học trò liên trường nào đó. Đọc tiếp Nhớ Thời Học Trò Tập Tành Cà phê, Thuốc Lá

Vì sao nông dân ngóc đầu không nổi? – 4 kỳ

15/03/2015 23:35

NLDSau các bài đăng tuần qua trên Báo Người Lao Động về những bất cập trong thu mua lúa tạm trữ, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người trồng lúa, các chuyên gia nông nghiệp đã lên tiếng mổ xẻ căn nguyên dẫn đến sự khó nghèo lưu niên của nông dân
Người dân ĐBSCL nhiều năm trồng ồ ạt rau củ quả, sau đó bán không hết, phải nhổ bỏ. Nguyên nhân có phần do không được quy hoạch, hướng dẫn kỹ thuật bài bản Ảnh: NGỌC TRINH

Người dân ĐBSCL nhiều năm trồng ồ ạt rau củ quả, sau đó bán không hết, phải nhổ bỏ. Nguyên nhân có phần do không được quy hoạch, hướng dẫn kỹ thuật bài bản Ảnh: NGỌC TRINH

Nếu ví nền kinh tế quốc dân của Việt Nam là một con tàu thì nông nghiệp chính là cái thân tàu chịu tải trọng toàn bộ, các ngành khác được xem là máy, bánh lái, chân vịt, boong… Tất cả những cơ phận có tính năng chấp hành ấy chỉ vận hành hữu hiệu khi hải hành đúng hướng nhờ vào một vật cỏn con… đó là cái la bàn chuẩn hướng! Chuẩn hướng cho hải đồ của riêng con tàu của mình. Có ai ra khơi mà chỉ chăm chăm… đi theo những con tàu khác như kiểu “thuyền đua thì lái cũng đua, con cóc nó nhảy thì con cua cũng bò”! Đọc tiếp Vì sao nông dân ngóc đầu không nổi? – 4 kỳ

Sử dụng ODA tại Việt Nam còn nhiều góc khuất

VEDự án vừa làm xong đã lạc hậu, sản phẩm không thể cạnh tranh; vốn ưu đãi biến thành nợ xấu… là những góc khuất được các chuyên gia mổ xẻ sau hơn 20 năm Việt Nam nhận ODA.

Cùng với những tồn tại lớn vẫn được cơ quan quản lý nhắc tới, hàng loạt bất cập khác trong sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức được các chuyên gia nêu lên thẳng thắn tại Hội thảo “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam”, diễn ra ngày 7/8 tại Đà Nẵng.

oda-0.jpg

Việc quản lý, sử dụng ODA tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Đọc tiếp Sử dụng ODA tại Việt Nam còn nhiều góc khuất

Tusk thieves threaten Vietnam’s fast dwindling domesticated elephants

TNN – DAK LAK – Friday, July 31, 2015 12:11

Thoong Ngan had it right tusk cut by thieves on July 14. Photo credit: Tuoi Tre
Thoong Ngan had it right tusk cut by thieves on July 14. Photo credit: Tuoi Tre

Vietnam’s last elephants dying due to poaching, deforestation
Another domestic elephant dies in Central Highlands

Several mahouts have been taking turns to look after a 20-year-old male elephant around the clock since it had a tusk almost cut off by some thieves on July 14. Đọc tiếp Tusk thieves threaten Vietnam’s fast dwindling domesticated elephants