Offering betel – Vietnamese folk song

My dear friends,

This is the Vietnamese folk song – Quan ho – from the Kinh Bac region, in northern Viet Nam (provinces of Bac Ninh and Bac Giang). Quan ho is recognised as an Intangible Cultural Heritage by the UNESCO in 2009.

“Offering betel” is the Quan ho folk song that I love.

The betel play an important role in our culture. There is a saying that: “The betel begins the conversation” and so the song begins:

We meet here, let’s chew a betel leaf
If you don’t want chewing, take it still to please both you and me Đọc tiếp Offering betel – Vietnamese folk song

Tìm nhau trong cõi hồng trần

Chào các bạn,

Internet cho chúng ta một cơ hội truyền thông rộng rãi mà trước đó không hề có.

Thời trước, truyền thông đại chúng (mass communication) là do nhà nước nắm độc quyền tại các nước nghèo hay các nước có chế độ độc tài. Ở các quốc gia tư bản thì các đại công ty truyền thanh, truyền hình và báo chí nắm độc quyền. Các cá nhân trung bình chẳng có quyền gì cả.

Internet thay đổi mọi sự. Ngày nay người nào cũng có thể có một blog để viết cho cả thế giới đọc. Và nếu siêng thu âm và thu hình, thì có thể làm đài phát thanh và truyền hình cho cả thế giới. Đọc tiếp Tìm nhau trong cõi hồng trần

Nhớ mẹ

Chào các bạn,

Chiều thứ Bảy mình lên lớp sớm nên xuống nhà bếp chơi. Biết xuống nhà bếp của Boh giờ này mẹ Hel (người nấu bếp cho Boh) đang đi lễ, chỉ gặp em Jeli (cháu gái nội của mẹ Hel). Biết như vậy nhưng mình vẫn thích xuống gặp em Jeli để hỏi chuyện, vì em Jeli nói chuyện rất dễ thương và em Jeli năm nay đang học lớp Tám trường trong Buôn Làng.

Đến nhà bếp, nhìn vào chỗ mọi khi em Jeli thường đứng phụ bà nội nấu bếp thấy vắng tanh, mình cũng hơi ngạc nhiên, vì mình biết nhà này không bao giờ không có người. Đi đến cửa ngang (cửa này dẫn thông ra phía sau) và tận phía trong góc, em Jeli đang ngồi im lặng bên cạnh con chó mẹ đen nằm duỗi chân thoải mái cho bầy chó con bú và em Jeli vuốt ve, ôm từng con chó con lên nựng chơi. Đọc tiếp Nhớ mẹ

Tĩnh lặng để lắng nghe được mình

Chào các bạn,

Vài tháng trước, một người bạn của mình mới bắt đầu một công việc mới và rất nhiều khó khăn. Bạn mình đã chia sẻ rất nhiều với mình trong thời gian đầu về việc băn khoăn có tiếp tục công việc hay không vì mệt mỏi, vì vất vả quá. Rồi vì xa nhà, rồi bố mẹ đã nói ngay từ đầu là vất vả đừng có làm, rồi người này nói ra, người kia nói vào, rồi không có bạn bè, rồi lập gia đình muộn, rồi đủ thứ… Kể hết ra chắc muốn mệt nghỉ hết ngày!

Sau nhiều lần mình động viên bạn cố gắng khắc phục mọi khó khăn nếu cảm thấy vẫn muốn theo đuổi công việc. Và bạn mình hỏi mình cho bạn lời khuyên có nên tiếp tục làm hay không?

Mình nói mình không khuyên bạn được việc tiếp tục làm hay bỏ, mình cũng không muốn thêm ý kiến nào làm ảnh hưởng đến bạn lúc này. Bạn đang chưa có đủ tĩnh lặng, mình có nói gì, nói nữa bạn cũng không thấy được gì. Mình nói với bạn: Đọc tiếp Tĩnh lặng để lắng nghe được mình

Nông dân luôn ở ‘kèo dưới’

VnExpressBị ép giá khi bán lúa non, doanh nghiệp thu mua thì ở “kèo trên” khiến người nông dân luôn chịu thiệt thòi.

Từ nhiều năm nay, ông Trương Văn Tài ở xã An Hòa, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) vẫn không có sự lựa chọn nào hơn là bán lúa non tại ruộng cho các thương lái. Ông Tài chia sẻ với VnExpress, dù Nhà nước có chỉ đạo các công ty thu mua tạm trữ lúa nhưng không giúp gì đáng kể cho bà con nông dân tại An Giang cũng như Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Theo ông Tài, nông dân có ký kết với một số doanh nghiệp, nhưng đến vụ họ không thu mua vì nhiều lý do, trong đó, gần như các doanh nghiệp không đầu tư vốn đầu vào cho nông dân nên dễ dàng đánh tháo. Chưa kể, các doanh nghiệp còn yêu cầu nông dân tự vận chuyển ra tận kho chứa, trong khi không có phương tiện. Do đó, khi có thương lái đến tận ruộng thu mua, bà con bán luôn mặc dù biết giá thấp hơn nhiều so với giá ký kết với công ty. “Chúng tôi đành chấp nhận bán để cho nhanh lẹ”, ông Tài nói.

anh-Gia-bao-3396-1413959123.jpg

Vị thế mặc cả của nông dân Việt Nam đang quá yếu trên thị trường. Ảnh: Gia Bảo

Đọc tiếp Nông dân luôn ở ‘kèo dưới’

Người phụ nữ nối dài con chữ cho trẻ điếc

VnExpressCâu chuyện đẹp được cô Hòa viết lên giữa khuôn viên trường ĐH Đồng Nai hàng chục năm qua khi những học sinh khiếm thính đầu tiên cầm trên tay tấm bằng cao đẳng sư phạm ở Việt Nam.

Gắn bó với những đứa trẻ kém may mắn từ những ngày còn là sinh viên, 20 năm qua cô Nguyễn Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thúc đẩy văn hóa điếc (ĐH Đồng Nai) – vẫn cháy hết mình để nối dài ước mơ con chữ cho trẻ khiếm thính. Đây cũng là nơi duy nhất đào tạo bậc trung học cơ sở, phổ thông, trung cấp và cao đẳng của cả nước cho những em học sinh kém may mắn này.

Cô Nguyễn Thị Hòa hơn 15 năm gắn bó với các em học sinh điếc để giúp các em được học cao hơn. Ảnh: Hoàng Trường

Cô Hòa hơn 15 năm gắn bó với các học sinh khiếm thính để giúp các em được học cao hơn. Ảnh: Hoàng Trường.

Kể hành trình đến với các em và gắn bó cho đến giờ, cô Hòa cho nói mình vốn dĩ là giáo viên dạy Toán. Đọc tiếp Người phụ nữ nối dài con chữ cho trẻ điếc